Người phụ nữ Đối tượng thẩm mĩ của các nhà văn nữ đương đạ

Một phần của tài liệu Nhân vật nữ trong truyện ngắn của các nhà văn nữ đương đại Việt Nam ( Qua sáng tác của Dạ Ngân, Y Ban, Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tư) (Trang 49 - 52)

Văn xuôi Việt Nam thời kì đổi mới đến nay tràn ngập nhân vật phụ nữ. Chƣa bao giờ nhân vật ngƣời phụ nữ lại dành đƣợc sự quan tâm lớn của đông đảo ngƣời cầm bút nhƣ hôm nay, và chƣa bao giờ lại có nhiều tác phẩm viết về “cô gái”, “ngƣời đẹp”, “ngƣời đàn bà”, “ngƣời thiếu phụ” nhƣ bây giờ. Hiện tƣợng nhân vật nữ trong văn xuôi đổi mới là một kết quả hợp lí, sự gặp gỡ và cộng hƣởng giữa nỗ lực đổi mới của nhà văn và hiện thực cuộc sống đất nƣớc sau chiến tranh, nhất là khi bƣớc vào một xã hội hiện đại. Bởi nếu nói chiến tranh không mang khuôn mặt đàn bà thì chốn của họ là nơi im tiếng súng. Để cổ vũ cho sức mạnh dân tộc trong mƣa bom, bão đạn, văn học cần đề cao đến hình tƣợng ngƣời chiến sĩ, còn để nói đến chuyện đời tƣ, thế sự của cuộc sống hòa bình thì có gì hơn là nói chuyện đàn bà. Nói cách khác, nếu ngƣời đàn ông là nhân vật chính của chiến trƣờng, họ dùng máu để viết nên bản hùng ca chiến trận thì nhân vật chính của thời bình là những ngƣời đàn bà lặng lẽ hát khúc ca về hạnh phúc chân chính của con ngƣời trong cuộc sống bình di. Tất nhiên, nhân vật nữ không phải là nơi duy nhất để thể hiện cảm hứng thế sự, đời tƣ trong văn xuôi từ thời kì đổi mới đến nay, nhƣng rõ ràng việc sử dụng kiểu nhân vật nữ có nhiều ƣu thế hơn trong việc dẫn dắt độc giả vào mảng hiện thực này. Quan sát quá trình tìm nơi hoá thân cho nguồn cảm hứng thế sự đời tƣ của nhà văn chúng tôi nhận thấy ngƣời phụ nữ có một vai trò quan trọng và trở thành đối tƣợng thẩm mĩ của các nhà văn đƣơng đại.

Khảo sát về sự xuất hiện của các nhân vật nữ trong Tạp chí Quân đội, tuyển tập truyện ngắn từ 2005 đến nay cho thấy số lƣợng nhân vật nữ chiếm tỉ lệ rất cao. Trên báo Văn nghệ Quân đội, (bao gồm 573 truyện ngắn, trong đó có 287 truyện ngắn của các tác giả nữ) số lƣợng nhân vật nữ chính xuất hiện là 443/ 573 truyện, trong đó nhân vật nữ chính trong truyện của các tác giả nam giới là 156/ 286 truyện (chiếm tỉ lệ trên 50%); các tác giả nữ là 206/ 287 truyện (chiếm tỉ lệ 80%). Trong các tuyển tập truyện ngắn nữ, sự xuất hiện của các nhân vật nữ chính đã chiếm đa số. Truyện ngắn nữ 2000 – 2006 có 21/ 29 truyện; Truyện ngắn nữ đầu thế kỉ XXI có 25/ 29 truyện; Truyện ngắn nữ 2000 – 2009 có 23/ 28 truyện … Tuy những thống kê trên chƣa thực sự đầy đủ nhƣng chúng cũng cho ta lí do để nói rằng ngƣời phụ nữ là hiện tƣợng nổi bật trong văn xuôi đƣơng đại.

Qua mỗi tác phẩm, nhà văn mang dáng dấp một triết gia khi họ đƣa ra những triết lí về nữ giới. Trong truyện Người đàn bà có ma lực, mƣợn lời của nhân vật, nhà văn Y Ban đã triết lí về ngƣời phụ nữ hiện đại: “Bây giờ là thời đại mới, thời đại của chúng ta. Chúng ta làm chủ tình thế chứ đâu phải thời phong kiến đàn bà chỉ biết e lệ một chỗ nhƣ những bông hoa trong luống hoa ấy, mặc cho ngƣời ta khen, ngƣời ta chê.”. Họ ý thức rất rõ quyền đƣợc yêu và cũng khắt khe hơn trong việc lựa chọn: “Phụ nữ phải kiếm chồng hơn mình một cái đầu” – Phan Thị Vàng Anh. Trong cuộc sống hiện đại, họ không còn chỉ đƣợc nhìn từ một chiều cao hi sinh, mà họ còn đƣợc hiểu trên nhiều khía cạnh hết sức đời thƣờng: “Đàn bà vừa vặt vãnh, vừa yếu đuối”, “đàn bà mà. Nó có lắm những cái nhu cầu, ham muốn lặt vặt” – Nguyễn Thị Thu Huệ, “Mà đàn bà thì vĩnh viễn mang trong mình khao khát hoà đồng, vĩnh viên đam mê, vĩnh viễn yếu ớt.”. Với những triết lí nhƣ vậy, có thể hiểu rằng, ngƣời phụ nữ thời hiện đại đã đem đến cho văn học những cảm xúc thẩm mĩ mới, những xúc cảm có đƣợc khi ngƣời phụ nữ đƣợc sống với con ngƣời thực của mình, hơn là làm theo những chuẩn mực đạo đức.

Bên cạnh đó, đời sống tâm hồn của ngƣời phụ nữ cũng đem đến cho văn học những trải nghiệm mới, những hiểu biết mới về con ngƣời. Đời sống nội tâm của ngƣời phụ nữ không chỉ đƣợc khai thác ở khía cạnh xã hội mà còn đƣợc chú ý nhiều ở đặc trƣng giới. Đi sâu vào đời sống tâm hồn của ngƣời phụ nữ, các tác giả nữ đã thể hiện sự tinh tế,

nhạy cảm và qua đó, phần nào bộc bạch tính chất phái của mình. Mỗi nhân vật phụ nữ là một cuộc hành trình kiếm tìm hạnh phúc, là sự đấu tranh quyết liệt để giành, giữ tình yêu, sự bình quyền trong tình cảm và sự khẳng định của giới mình. Những nhân vật nữ hiện lên đầy bản lĩnh, quyết đoán, khác hẳn với mẫu ngƣời đàn bà cam chịu, nhẫn nhục trƣớc đây. Họ chủ động trong đời sống và trong hạnh phúc. Nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ thƣờng có những chiêm nghiệm chát chúa từ những từng trải cuộc sống. My trong Thiếu phụ chưa chông đã quả quyết rằng: “Thời của tôi khác thời của chị rồi … Tôi muốn tự do và sung sƣớng. Tôi muốn là bà chủ.”. Cô phản đối nếp sống truyền thống theo quan niệm tam tòng tứ đức, chỉ có vâng lời và phục tùng. Kết cục phải trả giá đắt nhƣng cái đáng nói ở đây là cô đã dám làm, dám chịu theo suy nghĩ và chính kiến của mình. Nhân vật nữ trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tƣ, một khi đã khao khát trở thành cô đào hát nổi tiếng, cũng có nghĩa là họ sẽ quyết tâm thực hiện bằng đƣợc, kể cả nhiều khi họ phải đánh đổi cả gia đình của mình; những cô gái sớm phải bƣơn chải trong hoàn cảnh khốn khó lại luôn thách thức, kiêu ngạo với đời, tự chọn cho mình một cách sống… Thậm chí, ngƣời phụ nữ hiện đại sẵn sàng từ bỏ ngƣời đàn ông tầm thƣờng bên mình để đi tìm cho mình ngƣời đàn ông đích thực. Trong truyện ngắn của các nhà văn nữ, ta ít thấy những ngƣời đàn bà với thói quen nô lệ cố hữu, và đã xuất hiện những ngƣời đàn bà nổi loạn trong truyện ngắn của Y Ban, Đỗ Hoàng Diệu …

Phụ nữ thời nào cũng vậy: sự bất hạnh, vất vả, khó nhọc cùng với đức hi sinh và lòng vị tha luôn là những phẩm chất cao đẹp đƣợc văn học đề cập và ngợi ca. Nếu nhƣ trƣớc đây, văn xuôi viết về ngƣời phụ nữ thƣờng là theo hƣớng phê phán hay ngợi ca từ cái nhìn đạo đức, sử dụng nhân vật nữ để chuyển tải một ý niệm, tƣ tƣởng thì nay, văn xuôi đƣơng đại đã xem ngƣời phụ nữ nhƣ một chủ thể thẩm mĩ độc lập, nhƣ một thế giới riêng đầy bí ẩn và hấp dẫn cần đƣợc khám phá và lí giải. Hình tƣợng ngƣời phụ nữ ngày nay đã trở thành đối tƣợng thẩm mĩ của các nhà văn nói chung và đặc biệt là các nhà văn nữ nói riêng. Điều này lí giải vì sao số lƣợng nhân vật nữ chính ngày càng chiếm đa số trong các tác phẩm văn học và rất nhiều nhà văn viết rất hay về ngƣời phụ nữ và cũng chỉ thành công khi viết về đề tài này.

Một phần của tài liệu Nhân vật nữ trong truyện ngắn của các nhà văn nữ đương đại Việt Nam ( Qua sáng tác của Dạ Ngân, Y Ban, Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tư) (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)