Khó khăn và bất trắc của buổi giao thờ

Một phần của tài liệu Nhân vật nữ trong truyện ngắn của các nhà văn nữ đương đại Việt Nam ( Qua sáng tác của Dạ Ngân, Y Ban, Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tư) (Trang 73 - 80)

Chiến tranh kết thúc. Cuộc sống trở lại quy luật bình thƣờng của nó. Đây cũng là lúc con ngƣời phải đối mặt với những thay đổi, biến động xã hội trong một thời đại mới. Cơ chế xã hội mới đặt con ngƣời ta vào hoàn cảnh mới. Xã hội đang có sự thay đổi từng ngày, từng giờ và cái nhìn về thời cuộc cũng khác trƣớc. Chất thi vị nay dần nhƣờng chỗ cho chất hiện thực, tỉnh táo và quan niệm nghệ thuật về con ngƣời – một lần nữa lại là vấn đề trung tâm đƣợc đặt ra để lí giải, xem xét. Đất nƣớc bƣớc vào thời buổi kinh tế thị trƣờng kéo theo sự thay đổi của hàng loạt các mối quan hệ giữa con ngƣời với nhau. Con ngƣời giờ đây cũng đƣợc soi chiếu ở nhiều góc cạnh, trên các mối quan hệ khác nhau, đa diện, khách quan hơn. Cuộc sống xã hội hiện đại đã và đang có những thay đổi lớn lao và nhà văn cần phải có một cái nhìn đặc sắc, đầy xác thực về con ngƣời thì nhà văn mới mong có đƣợc những kiến giải có ý nghĩa về cuộc sống xã hội. Sự tài hoa, tinh tế của nhiều nhà văn, giờ đây “không bay bổng trên đôi cánh lãng mạn, hùng tráng chất sử thi của một thời mà thể hiện qua bút pháp trần thuật trầm tĩnh đề cập đến những góc cạnh xù xì, phức tạp của cuộc sống, vì thế mà nó hƣớng đến tính đa dạng, phổ quát” [16, 46]. Có thể nói, sau năm 1975, đặc biệt là những năm 90 của thế kỉ XX, một loạt các bình diện đƣợc quan tâm nhiều hơn trong văn học, đặc biệt đáng chú ý là bình diện đạo đức, đời tƣ – thế sự.

Bƣớc sang thế kỉ XXI, khi mà cuộc sống năng động hơn, hiện đại hơn thì con ngƣời trong giai đoạn văn học này cũng bản lĩnh hơn, quyết đoán hơn, dám làm dám chịu, có tri thức và đặc biệt là ngƣời phụ nữ đƣợc đánh giá cao ở nhiều lĩnh vực. Nhƣng cũng chính sự phát triển nhanh chóng của cơn lốc thị trƣờng cũng đã làm nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp. Quan sát các tác phẩm của các tác giả đƣơng đại, chúng ta thấy những khám phá về con ngƣời trở nên đa dạng và sâu sắc từ những góc nhìn mới. Con ngƣời trong văn học giờ đây đƣợc đặt vào các trạng huống phức tạp mới của cuộc đời nhƣ trong

đời sống hiện thực phồn tạp, trong đời sống bản năng và trong đời sống tâm linh. Nhiều vấn đề trƣớc đây ít có điều kiện để nói tới thì nay đƣợc công nhiên mổ xẻ, khơi sâu. Trong nhiều tác phẩm, yếu tố vô thức, nhục thể, dục tính của con ngƣời đƣợc đề cao hoặc trở thành tiêu điểm. Nhiều kiểu nhân vật mới nhƣ nhân vật dị biệt, bản năng, tha hoá, ngƣời điên hay kẻ lạc loài … xuất hiện ngày càng nhiều. Lí tƣởng và các giá trị đời sống một khi bị lộn ngƣợc, bị đổ vỡ cũng là lúc con ngƣời trở nên méo mó, bi kịch hơn, và cũng đáng thƣơng hơn.

Nhạy cảm với muôn mặt đời thƣờng, các cây bút nữ đã và đang nhanh chóng áp sát hiện thực hôm nay từ nhiều bình diện khác nhau. Gợi lên từ những trang viết của họ là một bức tranh hiện thực với nhiều màu sắc, dáng vẻ, trong đó cái tốt, cái xấu, cái cao cả, cái thấp hèn … chen vai sát cánh với nhau tạo thành một bức tranh sôi động. Nhƣng dƣờng nhƣ cái xấu, cái ác, mặt trái của cuộc sống trở thành vấn đề nổi cộm.

Truyện ngắn hôm nay cho thấy hiện trạng xuống cấp về đạo đức trong xã hội ngày càng nhiều mà nguyên nhân chính có lẽ bởi con ngƣời ngày càng có những dục vọng thấp hèn. Cũng giống nhƣ lời tuyên ngôn của nhà văn Đỗ Tuyết Mai trong truyện ngắn Qua

cầu chợt nghĩ thương mình chỉ ra rằng “Sống trong thời buổi mà ai cũng ý thức đƣợc rằng đồng tiền là chìa khóa vạn năng mở đƣợc mọi cánh cửa, suy cho cùng thì chơi hụi cũng có lợi lắm chớ! Nó là chất men kích thích góp phần thúc đẩy xã hội phát triển” [29]. Để khái quát về cuộc sống thực tại, sung sức và nhạy cảm, các cây bút nữ đã mở rộng hƣớng tiếp cận này qua rất nhiều truyện ngắn khác nhau.

Sự phát triển của nền kinh tế thị trƣờng đã làm cho nhiều ngƣời bị loá mắt bởi đồng tiền mà đánh mất lƣơng tâm. Vì tiền mà con ngƣời ta “xơ hoá” trong hành vi đạo đức, tình cảm. Đứa con trong truyện ngắn Đường về trần của Võ Thị Hảo trƣớc giờ lâm chung của ngƣời mẹ cũng không một chút thƣơng cảm mà còn tìm mọi cách để chiếm đoạt số tài sản bà tiết kiệm và dành dụm còn lại ở ngân hàng. Vì tiền mà chàng trai trẻ trong Điệu van địa ngục của Kiều Bích Hậu làm “trai bao” cho những ngƣời đàn bà lắm của nhiều tiền đáng tuổi mẹ mình. Không những thế hắn còn dựng lên một màn kịch vô

cùng hoàn hảo để chiếm đoạt tài sản của những ngƣời đàn bà say mê và yêu thƣơng hắn. Tiền cũng có thể khiến cô gái trong Em lấy chồng xa của Kim Loan dễ dàng từ bỏ tình

yêu đích thực để cặp bồ và làm vợ cho ngƣời đàn ông đáng tuổi bố mình. “Học vấn dạy cho con ngƣời lòng tự trọng, nhƣng cuộc đời lại thì thầm bên tai họ là phải có tiền”, “mà các cô vũ nữ thì luôn mơ ƣớc lấy đƣợc ngƣời chồng ngoại quốc sang giàu”. Đó là tuyên ngôn của cô gái trẻ trong Cây bồ kết nở hoa của Võ Thị Xuân Hà, vì mong đổi đời trong một sớm một chiều mà cô đã nhanh chóng lấy một ngƣời ngoại quốc và theo anh ta về nƣớc. Hạnh phúc không thể mỉm cƣời khi cái đích của tình yêu lại là những đồng tiền đang vẫy gọi. Những ngƣời ngoại quốc nọ lại lấy cô theo một mục đích khác, cô phải làm ôsin và không dễ dàng bỏ chốn từ nơi đất khách quê ngƣời. Lấy chồng, song cô “chƣa bao giờ đƣợc hƣởng một cuộc tình vợ chồng thực sự” vì anh ta “có bệnh”.

Sức mạnh của đồng tiền có thể làm cho nhân thế đảo điên, đạo đức của con ngƣời xuống cấp trầm trọng. Hành trình của tờ tiền giả trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Y Ban đã phơi bày tất thảy thói xấu, sự ích kỉ, tham lam của con ngƣời: chị ta – một ngƣời đàn bà năng đi chùa, không đủ sức mạnh để gây hấn với ai, ấy thế mà chỉ vì tiếc rẻ đồng tiền đã nhẫn tâm dùng nó để trả cho một đứa trẻ làm nghề sửa xe đang cần kiếm tiền đến bác sĩ khâu cái bụng rỉ máu. Cuộc hành trình của đồng tiền đƣợc tiếp diễn khi nó rơi vào tay của một anh bác sĩ, một tay cảnh sát giao thông và đến một nhà ông lớn nào đó … Mỗi lần chu du nhƣ thế sức mạnh của nó lại đƣợc tăng lên bởi kèm theo nó là ân huệ, nhờ vả, lừa lọc và lòng tham của con ngƣời. Kết thúc cuộc hành trình, đồng tiền vạn năng ấy kiêu hãnh cƣời lớn vào cái xã hội dung túng nó “A ha ha, bà chị ơi, thế là bà chị nhầm to rồi … Bà chị bảo tôi sẽ thành con số không ƣ? Không. Tôi sẽ gấp nhiều lần giá trị mà tôi đang đội lốt mà không phải là giả nữa đâu nhé. Tôi sẽ đƣợc phát hiện, đƣợc nghiên cứu, đƣợc điều tra, đƣợc rút kinh nghiệm, đƣợc đúc kết thành bài học … Ô ô a ha ha.”.

Bức tranh hiện thực ngày càng trở nên đáng buồn khi con ngƣời dần biến cuộc sống xung quanh mình trở nên tù túng, giả dối, tẻ nhạt, vô nghĩa. Guồng quay của một xã hội hiện đại khiến con ngƣời không còn thời gian nhận ra sự tồn tại của bản thân, cứ quẩn quanh lặp đi lặp lại cuộc sống một cách tẻ nhạt: Dạo bước 13 phút của Trƣơng Quế Chi,

Rỗng của Từ Nữ Triệu Vƣơng; Chiếc ấm nước đặt trên bếp ga của Di Li; Ở phố của Đỗ

Bích Thúy; Lời yêu trôi nổi trên bầu trời của Thuỵ Anh. Cả xã hội đƣợc ví nhƣ một trò chơi tò he, đẹp đẽ là vậy, thích thú ban đầu là vậy, song chơi chán rồi ngƣời ta vứt đi luôn, quên mất bản sắc văn hoá tồn tại trong trò chơi ấy. Truyện ngắn Tò he của Y Ban kể về một sự kiện văn hoá có thật của ngƣời dân thủ đô ngàn năm văn hiến: “Năm nay thành phố mở lễ hội hoa trên một đoạn phố quanh Bờ Hồ. Lễ hội khai mở ngƣời đến nhƣ lũ quét. Quét một trận bầm dập hết những cánh hoa. Trốc hết cả vẩy rồng. Ngƣời ta còn a lô xô nhƣ cái thời cƣớp kho thóc của Nhật. Hoa đẹp nhƣng không ăn đƣợc nên khi ra khỏi hội họ vứt ngay những bông hoa họ vừa hái trộm đƣợc … Sau lễ hội hoa ngƣời ta kinh hoàng vì nỗi lòng ngƣời hôm nay.”.

Ngay từ thời kì đổi mới, bằng sự nhạy cảm trƣớc những biến động của đời sống, các nhà văn nữ đã mạnh dạn khẳng định rằng “Con ngƣời không phải là thánh thần”. Dƣờng nhƣ trong cuộc sống hiện đại và thực dụng, mối quan hệ giữa con ngƣời với con ngƣời ngày càng lạnh nhạt, băng giá. Có những ngƣời đang cạn dần khả năng yêu thƣơng và dần đánh mất những giá trị cơ bản của mình với những thói hƣ tật xấu, những toan tính vụn vặt, nhỏ nhen, ích kỉ … Có những ngƣời chỉ biết chạy theo sự hƣởng thụ, dục vọng cá nhân mà tự biến mình thành nô lệ của quyền lực và đồng tiền: Lâu đài đi giữa

đại dương của Hải Miên, Vô ngôn , Dolly của Nguyễn Hƣơng. Hay loại ngƣời cơ hội, luôn lợi dụng những quan hệ bất chính để leo lên nấc thang của danh vọng và sẵn sàng bán rẻ lƣơng tâm trong truyện ngắn Gió mùa đi qua của Nguyễn Thị Phƣớc, Chuyện vớ

vẩn của Lƣơng Lan.

Trong cuộc sống hiện đại, sự lên ngôi của đồng tiền khiến con ngƣời trở nên vô cảm không chỉ với xã hội mà còn ngay trong chính gia đình mình. Tác giả Y Ban với truyện ngắn Mẹ không thể xin lỗi con lại vẽ lên chân dung của một ngƣời cha chỉ biết sống hƣởng thụ cá nhân mà ích kỉ, trơ trẽn và bất chấp đạo lí. Và ngay cả những ngƣời phụ nữ - những ngƣời mẹ Việt Nam, vốn đƣợc ca ngợi là những ngƣời hết lòng yêu thƣơng con, ấy thế mà trong cuộc sống hiện đại ngày nay, đây đó vẫn có những bà mẹ không dành cho con sự quan tâm đúng mực, để rồi khi nhận ra thì đã quá muộn. Hậu

thiên đường là một truyện ngắn xuất sắc của Nguyễn Thị Thu Huệ, kể về sự thức tỉnh

muộn màng của một ngƣời phụ nữ khi chứng kiến đứa con gái duy nhất là kết quả của sự nhẹ dạ thời con gái đang đi lại vết xe đổ của mình năm xƣa. Chị hối hận vì mình đã chạy theo những cuộc tình chớp nhoáng tạm bợ, đã lăn lóc ở vũ trƣờng trong vòng tay hào hoa giả tạo của những ngƣời đàn ông chỉ coi chị nhƣ một trạm nghỉ, một chỗ trú chân khi trời mƣa mà “để tuổi thơ của con gái trôi qua trong nỗi buồn của sự cô đơn, và hứng chịu nỗi cay đắng của ngƣời đàn bà bị phụ bạc”. Cả chị và con gái đều bị cuộc sống hiện đại, xô bồ cuốn vào vực xoáy mà lẽ ra họ đã có thể nƣơng tựa vào nhau để cùng vƣơn lên. Lỗi thuộc về chị, chị không coi cái sự đƣợc làm mẹ của mình là một thiên chức đáng quý, chị đã sinh con ra, không để con đói khổ về vật chất nhƣng lại không gần gũi nâng đỡ con bƣớc vào đời. Đứa con của chị không phải là kết quả của một tình yêu chân chính. Bởi vậy, chị hững hờ với nó, để cho nó phải tự loay hoay tìm lấy đƣờng mà đi trong xã hội đầy cạm bẫy. Đến hôm nay, khi chị tỉnh khỏi cơn mê thì mọi sự đã muộn. Con gái chị đã trở thành đàn bà ở tuổi mƣời sáu. Chị bất lực nhìn con gái mình đang sa chân xuống vực. Cả ngƣời mẹ và đứa con gái trong tác phẩm đều là những ngƣời phụ nữ của cuộc sống hiện đại. Giữa họ có cả một khoảng cách thế hệ, nhƣng lại rất giống nhau ở khát vọng kiếm tìm hạnh phúc và những bồng bột, nông nổi trong bƣớc chân hân hoan bƣớc vào tình yêu đầu đời. Cô thiếu nữ Hậu thiên đường không có một gia đình bình thƣờng, đã

không có cha lại có một ngƣời mẹ chỉ biết sống cho mình nên sự sa ngã của cô là khó tránh khỏi. Thế nhƣng có những cô thiếu nữ nhƣ trong truyện ngắn Bức thư gửi mẹ Âu Cơ của Y Ban, có cả một gia đình hòa thuận đủ đầy cha mẹ mà vẫn lỡ bƣớc sa chân. Với

hai truyện ngắn có thể nói xuất sắc nhất của mình, Thu Huệ và Y Ban đã xây dựng thành công những mối quan hệ giữa mẹ và con gái, trong đó ngƣời mẹ mải mê với cuộc sống của riêng mình, không có sự quan tâm đúng mức tới con dẫn đến hậu quả tai hại cho những cô gái trẻ.

Qua hai nhân vật ngƣời mẹ, chúng ta tƣởng nhƣ đã chạm đƣợc vào những nỗi đau thầm kín của ngƣời phụ nữ trong xã hội hiện đại: nỗi đau của ngƣời phụ nữ bị ruồng bỏ, nỗi đau của ngƣời mẹ biết mình có đứa con hƣ. Thế nhƣng điều đọng lại trong tâm trí

ngƣời đọc dƣờng nhƣ lại là hình ảnh những cô gái trẻ đang chập chững trƣớc ngƣỡng cửa cuộc đời. Họ chính là thế hệ phụ nữ của tƣơng lai. Chẳng cô gái nào có lỗi. Họ sống hồn nhiên, hành động theo sự mách bảo của trái tim nhƣng đã phải chịu đau khổ. Lỗi thuộc về những ngƣời mẹ đã không cho họ một hành trang đủ để vào đời. Quả thật, cuộc sống hiện đại đòi hỏi rất nhiều ở ngƣời phụ nữ.

Cũng viết về mối quan hệ với gia đình, có một số truyện ngắn khác khắc họa hình ảnh những ngƣời mẹ suốt đời sống vì con nhƣng không đƣợc đền đáp xứng đáng: Của để

dành của Nguyễn Thị Thu Huệ, Khoảng trời phía sau nhà của Nguyễn Thị Ngọc Tú. Câu

chuyện của bà Nội trong Khoảng trời phía sau nhà làm cho chúng ta nghĩ về những đòi hỏi mà xã hội hiện đại yêu cầu ở ngƣời phụ nữ. Hoàn thành tốt công việc xã hội, nuôi con khỏe và chung thủy với chồng thôi chƣa đủ, còn phải biết dạy con nên ngƣời. Ngƣời phụ nữ của xã hội ngày hôm nay không phải chỉ biết sống vì con, mà còn phải biết sống cho mình. Dung hòa đƣợc hai nhu cầu ấy, ngƣời phụ nữ mới có nhiều cơ may để trở thành ngƣời đàn bà thành đạt và hạnh phúc.

Đi sâu tìm hiểu những mối quan hệ giữa con ngƣời với gia đình, xã hội, các cây bút nữ hôm nay nhìn nhận con ngƣời một cách sinh động và chân thực trên mọi phƣơng diện. Có thể nói, chƣa bao giờ con ngƣời lại hiện lên trong văn học phong phú và sinh động đến vậy. Bên cạnh đó, từ góc độ con ngƣời cá nhân, truyện ngắn của các nhà văn nữ đã chứng minh rằng “con ngƣời lƣỡng tính nhƣ số phận của nó”. Mỗi cá nhân tồn tại trong xã hội là một tiểu vũ trụ đầy bí ẩn, mâu thuẫn, rất khó cắt nghĩa và lí giải. Tìm hiểu truyện ngắn nữ hôm nay thấy nhân vật không hẳn tốt, không hẳn xấu, không rõ trắng đen, nói cách khác họ là những thực thể vô cùng phức tạp: “Một con ngƣời với vẻ ngoài cƣơng nghị, nguyên tắc, lạnh lùng nhƣng ẩn sâu bên trong là một trái tim biết rung động, khao khát tình yêu: một con ngƣời không thể sống mà không có trái tim: vui buồn, ghét, giận, thƣơng, nhớ” – Trái tim dịu dàng của Lý Lan. Nhƣ vậy con ngƣời không trùng khít với chính mình. Thậm chí nhiều lúc họ cũng không thể nào hiểu hết về bản thân, không ý thức đƣợc hành động mình đang làm. Nhân vật trong truyện Người đàn bà đứng trước gương của Y Ban thú nhận: “nàng đã luôn nắm bắt đƣợc ý nghĩ của mình, còn những cái

Một phần của tài liệu Nhân vật nữ trong truyện ngắn của các nhà văn nữ đương đại Việt Nam ( Qua sáng tác của Dạ Ngân, Y Ban, Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tư) (Trang 73 - 80)