văn học
Nhân vật chính là yếu tố làm nên sự thành công của một tác phẩm văn học. Nhà văn Tô Hoài cho rằng “Nhân vật là nơi duy nhất tập trung hết thảy, giải quyết hết thảy trong một sáng tác” [15, 127]. Quả đúng nhƣ vậy, nhân vật không chỉ là nơi bộc lộ tƣ tƣởng, chủ đề tác phẩm mà còn là nơi tập trung các giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Thành bại của một đời văn, của một tác phẩm phụ thuộc rất nhiều vào việc xây dựng nhân vật.
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về nhân vật trong văn học. Trong cuốn 150 thuật ngữ văn hoc (NXB ĐH Quốc gia Hà Nội, 2004), nhân vật đƣợc định nghĩa là: “hình
tƣợng nghệ thuật về con ngƣời, một trong những dấu hiệu về sự tồn tại toàn vẹn của con ngƣời trong nghệ thuật ngôn từ. Bên cạnh con ngƣời, nhân vật văn học có khi là các con vật, các loài cây, các sinh thể hoang đƣờng đƣợc gán cho những đặc điểm giống với con ngƣời … Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật, nó mang tính ƣớc lệ, không thể bị đồng nhất với con ngƣời có thật, ngay cả khi tác giả xây dựng nhân vật với những nét rất gần với nguyên mẫu có thật.”
Từ định nghĩa trên ta có thể rút ra những đặc điểm chính của nhân vật văn học: Thứ nhất: nhân vật văn học là hình tƣợng nghệ thuật về con ngƣời, nhƣng trong nhiều trƣờng hợp nhân vật lại không phải là con ngƣời mà có khi chỉ là một “bông hoa”, một “con cóc … thậm chí có cả ma quỷ, thần tiên nữa. Những sự vật, đồ vật này trở thành nhân vật khi đƣợc “nhân hoá”, và cũng mang tâm hồn, tình cách nhƣ con ngƣời.
Thứ hai: nhân vật văn học thƣờng là có tên riêng nhƣ: Thạch Sanh, Lí Thông, Kiều Nguyệt Nga …, nhƣng cũng có khi chỉ hiện ra qua một đại từ nhân xƣng nhƣ “tôi, chàng, thiếp, mình, ta …
Thứ ba: nhân vật văn học cũng có những đặc điểm khác với nhân vật của các loại hình nghệ thuật khác. Trƣớc hết do hình tƣợng văn học là hình tƣợng “phi vật thể” cho nên nhân vật văn học là nhân vật của tƣởng tƣợng, liên tƣởng chứ không phải hữu hình, nhìn thấy đƣợc nhƣ trong điêu khắc, hội hoạ hay điện ảnh, sân khấu. Qua ngôn từ, ngƣời đọc tƣởng tƣợng và hình dung ra nhân vật theo khả năng liên tƣởng của mình, qua văn Nam Cao ngƣời đọc hình dung ra Lão Hạc, Chí Phèo, Thị Nở, Hộ, Điền, Thứ …; qua văn Nguyễn Tuân ngƣời đọc tƣởng tƣợng đƣợc vẻ đẹp đầy khí phách của Huấn Cao, vẻ đẹp cƣờng tráng của ngƣời lái đò Sông Đà … Khả năng và đặc điểm liên tƣởng của mỗi ngƣời không giống nhau nên nhân vật văn học đƣợc cảm nhận cũng không hoàn toàn giống nhau. Mỗi ngƣời sẽ có “một gƣơng mặt” nhân vật riêng của mình. Mặt khác, do hình tƣợng văn học là hình tƣợng “thời gian” cho nên nhân vật văn học là nhân vật “quá trình”. Muốn tiếp nhận đƣợc ngƣời đọc phải “hồi cố”, nhớ lại những gì đã xảy ra cho nhân vật trƣớc đó. Và không thể đánh giá, phán xét nhân vật nhƣ những con ngƣời thật ngoài đời, mà phải đánh giá ở những khái quát nghệ thuật mà nó thể hiện. Có nhƣ vậy mới xem xét nhân vật nhƣ một hiện tƣợng thẩm mĩ chứ không phải nhƣ một hiện tƣợng xã hội học.
Ý nghĩa của nhân vật thể hiện ở khả năng biểu đạt của nó trong tác phẩm. Sáng tạo ra nhân vật, nhà văn nhằm thể hiện những cá nhân xã hội nhất định và các quan niệm về con ngƣời trong các quan hệ xã hội. Mỗi nhân vật xuất hiện đều mang “tiếng nói” của nhà văn về con ngƣời, về cuộc đời. Đằng sau số phận của nàng Kiều là những khái quát về “tài – mệnh”, “tài – tình” trong xã hội lúc bấy giờ. Đằng sau “số đỏ” của Xuân Tóc Đỏ không chỉ là sự “may mắn” của một anh chàng nhặt banh sân quần mà còn là suy sét về sự “lên ngôi” của cái giả, những chuyện tƣởng nhƣ “biết rồi” mà vẫn phải “khổ lắm, nói mãi”.
Sự sống của một nhân vật ngoài tính sinh động của sự miêu tả còn chính là ý nghĩa điển hình mà nó khái quát. Những nhân vật đƣợc xây dựng thành công và có sức sống bền lâu là những nhân vật có giá trị điển hình sâu sắc. Đó là những nhân vật không chịu nằm yên trong trang sách mà đã bƣớc ra ngoài trang sách hòa nhập vào cuộc đời: Trong văn học Trung đại ta có nàng Kiều, ngƣời anh hùng Từ Hải …, đến văn học hiện đại ta bắt gặp Chị Dậu, Chí Phèo,Thị Nở ... Đó là những nhân vật đã làm cho tên tuổi các nhà văn trở thành bất tử.
Thế giới nhân vật do nhà văn sáng tạo ra thật phong phú. Trong lịch sử văn học đã có biết bao nhiêu nhân vật với những đƣờng nét, diện mạo, tính cách khác nhau. Chỉ riêng trong Chiến tranh và hòa bình thôi, L. Tolstoi đã sáng tạo trên sáu trăm nhân vật mà không nhân vật nào giống nhân vật nào. Và trong suốt một đời văn nhƣ Balzac, ông đã tạo nên trên hai nghìn nhân vật và ông nhớ không sót một chân dung tiểu sử nào của ngần ấy nhân vật. Có bao nhiêu nhân vật là có bấy nhiêu dáng vẻ, bấy nhiêu cuộc đời, bởi lẽ mỗi nhân vật là một sáng tạo độc đáo của nhà văn. Tuy nhiên, nếu xét ở một phƣơng diện nào đó thì các nhân vật trong tác phẩm của cùng một tác giả hoặc nhiều tác giả khác nhau có hiện tƣợng lặp lại tạo thành kiểu nhân vật. Thực tiễn sáng tạo, nghiên cứu văn học đã cho chúng ta thấy nhiều kiểu và loại nhân vật, tƣơng ứng với những dấu hiệu phân loại khác nhau.
Xét từ góc độ nội dung, tƣ tƣởng, căn cứ vào phẩm chất có thể chia ra nhân vật chính diện (còn gọi là nhân vật tích cực): là loại nhân vật mang trong mình những phẩm chất cao đẹp, đại diện cho cái tốt, cái thiện. Loại nhân vật này thƣờng là hiện thân cho những khát vọng cao cả của nhà văn và thời đại; nhân vật phản diện (còn gọi là nhân vật tiêu cực): nhân vật đại diện cho cái xấu, cái ác, mang những phẩm chất xấu xa, trái với đạo lí, tƣ tƣởng. Đấy là những nhân vật đại diện cho những thế lực phản động, lạc hậu ngăn cản cái tốt, cái đẹp. Ngoài ra còn có nhân vật trung gian, đứng giữa nhân vật chính diện và phản diện. Đây là loại nhân vật có thể tốt lên hoặc xấu đi tùy theo tác động của hoàn cảnh.
Từ góc độ kết cấu – cốt truyện có thể chia ra nhân vật chính, nhân vật trung tâm, nhân vật phụ. Trong đó nhân vật giữ vai trò then chốt, xuất hiện nhiều trong tác phẩm gọi là nhân vật chính, có liên can đến các sự kiện chính, hành động chính của tác phẩm. Việc lựa chọn nhân vật chính rất quan trọng vì nó sẽ góp phần bộc lộ nội dung tƣ tƣởng của tác phẩm, thể hiện tài năng của nhà văn. Trong tác phẩm có nhiều nhân vật chính thì nhân vật chính quan trọng nhất, có ý nghĩa xuyên suốt tác phẩm đƣợc gọi là nhân vật trung tâm. Còn nhân vật phụ là nhân vật giữ vai trò phụ chứ không phải không quan trọng, đây là loại nhân vật phụ trợ, có tính chất bổ sung, nhƣng không thể thiếu.
Ngoài ra xét từ góc độ thể loại có thể có nhân vật tự sự, nhân vật kịch, nhân vật trữ tình. Xét từ góc độ cấu trúc nhân vật có thể chia ra các loai: nhân vật chức năng, nhân vật tƣ tƣởng, nhân vật loại hình, nhân vật tính cách …
Việc phân chia các nhân vật ra các kiểu loại cho phép nắm bắt dễ dàng hơn, và từ đó tiến hành phân tích nhân vật thuật tiện hơn. Giúp ta thấy đƣợc ở các thể loại khác nhau, các phƣơng tiện sáng tác khác nhau thì đƣơng nhiên nhân vật cũng mang những đặc trƣng khác nhau. Tuy nhiên trong một số trƣờng hợp thì sự phân chia nhân vật cũng chỉ mang tính tƣơng đối, có khi nhân vật thuộc loại hình này lại cũng có thể bao hàm những yếu tố của loại hình kia, làm cho việc phân loại trở nên khó khăn. Vì vậy, khi phân chia các loại hình hay các kiểu nhân vật chúng ta cần phải linh hoạt và nên dựa vào mặt ƣu, trội của nó để xếp nhân vật vào kiểu loại nhân vật thích hợp.