Nhân vật trong truyện ngắn

Một phần của tài liệu Nhân vật nữ trong truyện ngắn của các nhà văn nữ đương đại Việt Nam ( Qua sáng tác của Dạ Ngân, Y Ban, Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tư) (Trang 47)

Để hiểu rõ về nhân vật trong truyện ngắn, trƣớc tiên, ta phải hiểu đƣợc khái niệm về truyện ngắn và những đặc trƣng cơ bản của nó. Nhà thơ Đức J. Gớt đã xác định truyện ngắn là: “một chuyện đang xảy ra có thể làm ta kinh ngạc”. Từ điển văn học nói: “Truyện

ngắn là hình thức tự sự loại nhỏ; truyện ngắn khác với truyện vừa ở dung lượng nhỏ hơn, tập trung mô tả một mảnh của cuộc sống: một biến cố hay một vài biến cố xảy ra trong một giai đoạn nào đó của đời sống nhân vật, thể hiện một khía cạnh nào đó của vấn đề xã hội” [35, 137]. Trong 150 thuật ngữ văn học thì truyện ngắn lại đƣợc định nghĩa là:

“thể tài tác phẩm tự sự cỡ nhỏ, thường được viết bằng văn xuôi, đề cập đến hầu hết các

phương diện đời sống con người và xã hội. Nét nổi bật của truyện ngắn là giới hạn về dung lượng; tác phẩm truyện ngắn thích hợp với người tiếp nhận (độc giả) đọc nó liền một mạch không nghỉ.”[1, 359-360]. Các định nghĩa trên bổ sung cho nhau làm nổi bật rõ

đặc trƣng cơ bản sau của truyện ngắn.

Trƣớc hết là về dung lƣợng tác phẩm, tức là nói đến số trang, và khuôn khổ cốt truyện. Đặt trong mối tƣơng quan với tiểu thuyết, trong một số tài liệu phƣơng Tây có quy định truyện ngắn chỉ nên kéo dài từ 3 đến 30 trang. Về nhân vật, trong tiểu thuyết có nhiều tuyến nhân vật với số lƣợng đồ sộ còn nhân vật truyện ngắn ít hơn. Tiểu thuyết có nhiều sự kiện, biến cố, nhƣng truyện ngắn thƣờng chỉ có một sự kiện hoặc biến cố quan trọng. Trong tiểu thuyết, tốc độ hành động thƣờng diễn ra chậm để tính cánh có điều kiện phát triển trọn vẹn nhất thì hành động trong truyện ngắn diễn ra mau lẹ hơn. Là tác phẩm có dung lƣợng lớn nên ở một tiểu thuyết đôi khi có nhiều cốt truyện còn trong truyện ngắn, thƣờng chỉ có một cốt truyện mà thôi. Tiểu thuyết là hình thức tự sự cỡ lớn, có khả năng khám phá hiện thực một cách sâu rộng và toàn vẹn, trong khi truyện ngắn chỉ là hình thức tự sự cỡ nhỏ, vì vậy mà nó chỉ dừng lại ở một khoảnh khắc tiêu biểu trong đời một nhân vật. Cũng bởi vậy mà tính cách của nhân vật thƣờng đƣợc biểu hiện rõ nét nhất trong những khoảnh khắc có ý nghĩa quyết định tới số phận nhân vật.

Nhân vật là yếu tố cũng vô cùng quan trọng của truyện ngắn bởi “Truyện ngắn sống bằng nhân vật” [39]. Nhân vật trong truyện ngắn hiện lên qua chân dung, ngoại hình, hành động, tâm trạng, quá trình diễn biến nội tâm … Nhân vật còn đƣợc miêu tả qua những xung đột, mâu thuẫn, sự kiện nhằm bộc lộ cái phần bản chất sâu kín nhất. Nếu nhƣ trong tiểu thuyết, tính cách nhân vật đƣợc phát triển từ đầu đến cuối theo một quá trình với chiều sâu tâm lí đậm nét, phức tạp, đa dạng thì trong truyện ngắn, nhà văn thƣờng chỉ tập trung viết về một khoảnh khắc chói sáng nhất của nhân vật. Mặc dù số lƣợng nhân vật truyện ngắn không nhiều, không đƣợc miêu tả trong sự thăng trầm của số phận nhƣng nhân vật trong truyện ngắn cũng muôn hình vạn trạng, cũng mang những xúc cảm, nặng nỗi ƣu tƣ giữa cuộc đời bởi nhân vật truyện ngắn thƣờng cô đặc, là hiện thân

trong một quan hệ xã hội, ý thức xã hội hoặc trạng thái tồn tại của con ngƣời mang đến cho ta nhiều cách hiểu về thế thái nhân tình một cách sâu sắc. Mỗi nhà văn thƣờng chọn cho mình một số loại nhân vật nhất định, và mỗi một thời đại văn học lại mang đến một kiểu nhân vật khác nhau. Vì vậy, tìm hiểu nhân vật và phƣơng thức xây dựng nhân vật trong truyện ngắn có một ý nghĩa quan trọng bởi nó góp phần nhận diện và khẳng định phong cách nghệ thuật của nhà văn trong từng giai đoạn văn học nhất định.

Một phần của tài liệu Nhân vật nữ trong truyện ngắn của các nhà văn nữ đương đại Việt Nam ( Qua sáng tác của Dạ Ngân, Y Ban, Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tư) (Trang 47)