Nhà văn Nguyễn Minh Châu cho rằng “Với một truyện ngắn và với một tác giả
có kinh nghiệm viết, tôi nghĩ rằng đôi khi người ta nghĩ ra được một cái tình thế xảy ra truyện, thế là coi như xong một nửa”[40, 31]. Quả thật, tình huống có vai trò quan trọng
trong việc xây dựng cốt truyện, thể hiện tính cách nhân vật và chuyển tải thông điệp thẩm mĩ. Hữu Thỉnh nhận xét tình huống là nơi: “nhân vật bộc lộ trọn vẹn tính cách và sau
cùng là phải biết giấu kín mình đi”[12, 63]. Mỗi nhà văn đều cố gắng tạo cho mình
những tình huống đặc biệt tạo dấu ấn cá nhân trong truyện ngắn của mình. Thật vật, truyện ngắn khái quát nghệ thuật đời sống, muốn miêu tả đƣợc bản chất đa dạng, phức tạp của đời sống phải hƣớng tới xây dựng những tình huống (còn gọi là tình thế) tiêu biểu và một truyện ngắn hay nhất thiết phải là một truyện có tình huống, bất kể đó là loại tình huống gì. Truyện ngắn thƣờng có một tình huống chính, mang tính chất quyết định và các tình huống phụ dẫn dắt sự phát triển của câu chuyện. Tình huống làm cho ý đồ nghệ thuật của tác giả đƣợc hiện thực hoá, hay nói cách khác tìm đƣợc tình huống tức là nhà văn đã tìm đƣợc “tứ” cho truyện.
Tình huống có tính chất xuất phát điểm, là bƣớc trung gian đƣa nhân vật từ trạng thái này sang trạng thái khác. Chính vì vậy mà tình huống còn đóng vai trò quan trọng trong nghệ thuật xây dựng nhân vật. Nó gắn kết các nhân vật vốn xa lạ cùng tham gia vào một sự kiện, từ đó nảy sinh các quan hệ và bộc lô tính cách, bản chất nhân vật. Tình huống còn là nơi hội tụ các mâu thuẫn, chính vì vậy mà nó là bối cảnh đặc biệt để nhân vật hành động và suy nghĩ. Thông thƣờng tình huống đƣợc tạo nên bằng một sự kiện hoặc biến cố gây tác động mạng mẽ đến đời sống nhân vật, quá trình diễn biến tâm lí, suy nghĩ, hành động của nhân vật ấy. Qua đó, nhân vật hiện lên với đúng bản chất con ngƣời mà trƣớc đó còn chƣa đƣợc bộc lộ.
Trong sáng tác của các tác giả nữ, tình huống thƣờng đƣợc tạo nên nhờ sự va chạm giữa các nhân vật, tuy nhiên cũng có những tình huống đƣợc tạo nên nhờ những mâu thuẫn, những dồn nén cảm xúc trong chính nhân vật tạo điểm nhấn cho tác phẩm. Nhân vật trong truyện ngắn của các chị thƣờng không phân tuyến thiện ác mà là nhân vật đƣợc đặt trong những va đập thƣờng ngày. Đó là những tình huống rất bình thƣờng, nhỏ nhặt nhƣng lại buộc ngƣời ta phải suy nghĩ, phải bộc lộ mình hoặc thay đổi mình. Cuộc sống rất phong phú nên tình huống mà các nhà văn lựa chọn cũng hết sức đa dạng và phong phú: có tình huống bi kịch, tình huống tƣợng trƣng, tình huống tâm trạng hay tình
huống nhận thức…Khảo sát truyện ngắn của các tác giả nữ chúng tôi thấy có mấy loại tình huống tiêu biểu sau:
3.2.2.1 Tình huống mang tính bi kịch
Đọc tryện của các nhà văn nữ, chúng ta thấy đa phần các chị sử dụng tình huống mang tính bi kịch để nhằm khắc họa số phận bất hạnh của nhân vật. Đó thƣờng là những bi kịch tình yêu, hạnh phúc, bi kịch của những mảnh đời tật nguyền, bi kịch chiến tranh…
Trong truyên ngắn Hậu thiên đường, Nguyễn Thị Thu Huệ đã đặt nhân vật ngƣời mẹ trong tình huống đầy bi kịch. Ngƣời mẹ vô tình đọc đƣợc cuốn nhật kí của cô con gái – nơi trút bầu tâm sự thầm kín của cô con gái từ lâu đã thiếu sự quan tâm chăm sóc của mẹ. Đó cũng đƣợc xem là một “sự kiện trọng đại” bởi nếu điều đó không xảy ra thì ngƣời mẹ chắc sẽ không bao giờ biết giật mình trƣớc sự vô tâm của mình. Việc đọc đƣợc nhật kí của con đã đánh thức trong chị những lo lắng trƣớc cạm bẫy cuộc đời đối với con gái mình. Nhƣng cái tình huống này cũng cùng lúc để chị nhận ra mọi chuyện đã quá muộn để can thiệp, hay nói cách khác chị không thể nào can thiệp vào cuộc sống của con đƣợc nữa mà chỉ bất lực nhìn con đi vào cái hố đen sâu thẳm của cuộc đời. Chị đau khổ, dằn vặt mình trong nỗi lo lắng tốt cùng: “Tôi phải làm gì bây giờ hả trời? Không phải con tôi đang chấp chừng ở miệng vực nữa mà đang ở trong lòng vực rồi. Bao giờ thì chìm xuống đáy? Giống nhƣ ngƣời điên. Lại giống nhƣ kẻ mất của … Cuồng điên, tiếc nuối và bất lực. Tôi lao ra đƣờng … [41, 225].
Trong truyện Tân cảng nhân vật ngƣời vợ lại rơi vào tình huống bi kịch khác, chị tƣởng nhƣ là ngƣời phụ nữ hạnh phúc nhất thế gian khi sống trong môt căn biệt thự đầy đủ tiện nghi, với 2 đứa con trai ngoan và đẹp nhƣ tranh, một ngƣời chồng biết kiếm tiền và hết lòng với gia đình. Nhƣng lúc nào chị cũng cảm thấy cô đơn, bởi chị luôn phải chờ đợi anh, chờ đợi sự “yêu chiều, vuốt ve” của anh nhƣng anh vô tâm không nhận ra điều đó. Để rồi cuối cùng chị đã đi theo tiếng gọi của con tim. Sự ra đi của chị là khởi đầu cho những bi kịch tinh thần: Bi kịch của ngƣời vợ khi phải chia cắt hạnh phúc của con trẻ, bi
kịch của những đứa trẻ sống trong gia đình không trọn vẹn, bi kịch của ngƣời chồng khi nhận ra chính mình đã từng bƣớc đánh mất hạnh phúc của gia đình ... Tân cảng đem đến cho ngƣời đọc một thông điệp, đó là con ngƣời ta không chỉ cần cơm ăn, áo mặc mà còn cần một đời sống tinh thần phong phú. Là ngƣời phụ nữ ai cũng muốn yêu và đƣợc yêu.
Những tình huống mang tính bi kịch trong truyện ngắn của các nhà văn nữ thƣờng có những mâu thuẫn gay gắt, cần đƣợc giải quyết ngay, triệt để nhƣng nhân vật lại không thể tìm cho mình một lối thoát thoả đáng, mà họ luôn phải dằn vặt, cân nhắc để đƣa ra quyết định nhƣng dù có quyết định rồi thì đôi khi họ vẫn cảm thấy hối hận, cảm thấy không hài lòng về cuộc sống sau này. Kiểu tình huống này thƣờng giúp tác giả phơi bày đời sống nội tâm của nhân vật, bộc lộ tính cách nhân vật một cách chân thực nhất.
3.2.2.2. Tình huống tâm trạng
Tình huống tâm trạng là dạng tình huống nảy sinh từ một trạng thái tâm lí, tình cảm của nhân vật, loại tình huống này thƣờng gắn liền với cốt truyện tâm trạng. Với các nhà văn nữ họ thƣờng dùng các tình huống này để xoáy sâu vào những trăn trở, những suy tƣ của con ngƣời để thể hiện những suy ngẫm và triết lý của mình. Tiêu biểu cho loại cốt truyện này là: Hậu thiên đường, Thành phố không mùa đông, Thiếu phụ chưa
chồng của Nguyễn Thị Thu Huệ; Bức thư gửi mẹ Âu Cơ, Thiếu phụ và những đôi cò, Người đàn bà có ma lực, Hoa muộn của Y Ban; Làm mẹ, Gió hiu hiu bấc, Duyên phận so le của Nguyễn Ngọc Tƣ …
Ngƣời con gái trong truyện ngắn Bức thư gửi mẹ Âu Cơ rơi vào trạng thái ngơ ngác, ngỡ ngàng khi lần đầu tiên chứng kiến nỗi đau của những ngƣời mẹ, những thủ thuật của bác sĩ dành cho những bệnh nhân cô – vắc, là nỗi “tủi hổ, bẽ bàng đến cùng cực” khi biết rằng mình cũng sẽ là một trong số những bệnh nhân bất đắc dĩ đó. Qua những xung đột trong tâm lí, những đặc điểm tính cách của các nhân vật đƣợc phác hoạ: một ngƣời mẹ cứng nhắc trong hành động và thiếu những quan tâm cần thiết với con gái từ thuở ấu thơ; một thiếu nữ với niềm khát khao khôn cùng có đƣợc hạnh phúc là một ngƣời phụ nữ bình thƣờng, đƣợc đón nhận tình yêu và đƣợc chứng tỏ khả năng làm mẹ.
Truyện ngắn của các cây bút nữ cũng có khi bắt đầu từ một trạng thái tâm lí, tâm trạng của nhân vật. Từ một sự khủng hoảng tinh thần có thể gợi cho nhân vật những suy ngẫm và phán xét về những gì xảy ra trong quá khứ. Truyện ngắn Nghỉ hè đƣợc khở đầu bằng việc nhân vật “tôi” bắt gặp bài thơ viết về tâm trạng của những sinh viên khi phải từ giã giảng đƣờng đại học và đó cũng là nguyên cớ cho những hoài niệm, những tƣởng tƣợng và suy tƣởng. Trong truyện Thiếu phụ chưa chồng, câu chuyện đƣợc bắt đầu từ tình huống nhân vật My đang cô đơn trong một buổi chiều vắng bóng Dƣơng – chồng mình. Biển ấm của Nguyễn Thị Thu Huệ .bắt đầu từ tình huống nhân vật “tôi” nhìn thấy hình ảnh bến phà – nơi ghi dấu những kỉ niệm khó quên trong cuộc đời, nhân vật đã trở về với những kỉ niệm của mối tình đầu. Trƣớc sự lung linh huyền ảo của bến phà về đêm “tôi bỗng rùng mình bé tí tẹo, lơ lửng giữa một khoảng không thăm thẳm cao và mù mịt mùng sóng. Mọi thứ chợt ùa về dù đó là những kỉ niệm xa tít tắp”. Trong Thiếu phụ và những đôi cò của Y Ban là tâm trạng, suy tƣ, tiếc nuối và bất lực trƣớc hiện tại của nhân
vật nữ. Hay trong Thành phố không mùa đông tình huống đƣợc xây dựng là nỗi đau và sự tiếc nuối về một hạnh phúc tƣơi đẹp đã qua của một cô gái trong suốt chặng đƣờng dài lại đƣợc bắt đầu từ tình huống cô nhận đƣợc thƣ của mẹ báo tin bố mẹ cô bỏ nhau khi cô vừa đi ra khỏi nhà. Mở đầu truyện ngắn Người đàn bà có ma lực là những phút giây trăn trở, trống trải của ngƣời đàn bà luống tuổi nhƣng chƣa hề có hạnh phúc đƣợc lo toan cho một gia đình riêng. Tình huống những cành mai chƣa đƣợc chặt lá – tình huống gắn với tâm trạng của nhân vật Hạc đƣợc đặt ở đầu câu chuyện ngắn Hoa muộn đã tạo ra một sự lắng đọng trong lòng ngƣời đọc.
Từ một khoảnh khắc trong đời sống tâm lí của nhân vật, các cây bút đã biết chọn ra “trong cái dòng đời xuôi chảy một khoảng khắc thời gian mà ở đó cuộc sống đậm đặc nhất, chứa đựng nhiều ý nghĩa nhất” một khoảnh khắc nhƣng bắt buộc con ngƣời ở vào tình thế “phải bộc lộ ra cái phần tâm can nhất, cái phần ẩn náu sâu kín nhất, thậm chí có khi đó là cái khoảnh khắc chứa cả một đời ngƣời” [4, 313]. Có thể nói, bằng việc tạo tựng những tình huống tâm lí, các cây bút đã đem đến cho ngƣời đọc những cảm nhận sâu sắc về đời sống tâm linh của con ngƣời và điều này còn chứng tỏ rằng “việc phát hiện các
tình huống tâm lí, thế giới nội tâm nhân vật với bút pháp trữ tình đã trở thành một nét đặc trƣng riêng trong sáng tác của các chị” [46].
3.2.2.3. Tình huống tự nhận thức
Tình huống này cho phép nhà văn đặt nhân vật của mình vào những cảnh ngộ khác nhau để từ đó tự ý thức và rút ra cho mình những bài học và kinh nghiệm sống đúng đắn. Đó cũng chính là chiều sâu triết lí trong sáng tác của các nhà văn nữ.
Trong truyện ngắn “Một nửa cuộc đời” của Nguyễn Thị Thu Huệ, cố gái tên Lan đã có gia đình, nhƣng lại ngoại tình với anh chàng tên Thắng, xuất phát từ việc chán ngƣời chồng “tròn trịa nhƣ hòn bi ve”. Sự việc cứ thế trôi đi, hai ngƣời sẽ đắm trong men say tình ái nếu không có ngày kia, sau chuyến công tác trở về, Lan bắt gặp cảnh “Một giọng đàn bà eo éo phát ra sau tiếng cƣời của Ly” (con gái cô). Những tƣởng khi mình đang vui bên ngƣời tình thì chồng mình cũng kịp có một ngƣời đàn bà khác thay thế, Lan thấy đắng cay, tiếc nuối những ngày đã qua. Nhƣng Lan lại nhầm một lần nữa, cô sững ngƣời khi mở cửa bƣớc vào, vì hoá ra, vắng mẹ nên bé Ly không chịu, ngƣời chồng đã đóng giả thành Lan đùa vui với con cho nó đỡ nhớ mẹ. Chính cái tình huống dở khóc dở cƣời này Lan đã bật khóc. Khóc vì ân hận, vì hạnh phúc. Tình huống ấy đã giúp Lan tỉnh ngộ, cho cô biết trân trọng những gì mình đã có đặc biệt là ngƣời chồng yêu thƣơng cô hết mực và đứa con gái ngây thơ đang cần sự yêu thƣơng, chăm sóc của cô.
Trong truyện của mình, Nguyễn Thị Thu Huệ thƣờng để nhân vật của mình tự nhận thức nhiều điều. Trong Người đi tìm giấc mơ, Thu Huệ đã nhận thấy ẩn sau mảnh đời tật nguyền, ngƣời điên là một số phận, một cuộc đời đầy ngang trái nhƣng trong sâu thẳm tâm hồn con ngƣời ấy vẫn tự nhận thức một điều “Tôi thích sống trong những cõi mê. Bởi lẽ những lúc ấy tôi không phải là một kẻ tật nguyền. Tôi có bố mẹ, có sắc đẹp và tình yêu, tôi có tất…Tôi sống ban ngày nhƣ một cái bóng. Ban đêm mới là cuộc sống thực. Trong mơ. Tôi đƣợc yêu”. Hay trong Biển ấm Thu Huệ cũng để các nhân vật tự
nhận thức về giá trị của tình yêu và cuộc sống: “Tôi yêu anh nhƣ nhƣ một tình yêu đầu tiên thánh thiện và trong sáng vô cùng”, “Anh là tất cả của cuộc đời tôi”, hay trong Còn
lại một vần trăng:“Ôi! Tôi yêu cuộc sống, yêu đêm nay và yêu anh quá”. Tình yêu đã làm
tâm hồn họ trong sáng, lãng mạn, say đắm và họ mạnh mẽ đi theo tiếng gọi của tình yêu, đến với tình yêu mặc dù bị bố mẹ ngăn cản: “Tôi quyết tâm đi bằng đƣợc. Tôi đã thắng”. Và đƣơng nhiên, họ đã chủ động giành lấy tình yêu cho mình: “Trong tình yêu phải giành lấy cái nhƣ chơi bạc ấy”.
Trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tƣ ta cũng bắt gặp nhiều tình huống nhận thức: Chuyện của Điệp, Cánh đồng bất tận, Làm má đấu có dễ … Trong truyện Chuyện
của Điệp của Nguyễn Ngọc Tƣ, má bỏ Điệp đi lấy chồng, Điệp đâm ra thờ ơ, ít tình cảm
với má và coi nhƣ đó là một cách hành hạ má. Cô đào Hồng Lý vì theo đuổi sự nghiệp ca hát mà bỏ bé Bơ cho Điệp nuôi, Điệp thƣơng yêu nó nhƣ con của mình. Nhƣng đến một ngày kia, khi Hồng Lý quay trở về xin bé Bơ, xa bé, Điệp mới cảm nhận hết tình thƣơng yêu của một ngƣời mẹ dành cho con. Đó cũng là lần đầu tiên Điệp đến nhà má vì tự dƣng nhớ má, thƣơng má. Vì lúc má bỏ Điệp lại cho ngoại chắc má cũng buồn, cũng nhƣ giờ Điệp trả lại bé Bơ cho ngƣời ta. “Điệp lặng lẽ ngồi nhìn thinh không, đêm giống nhƣ bà cụ còm chống gậy chậm rãi đi qua, nghĩ ngoại biết Điệp đến gặp má nhƣ vầy, ngoại vui biết bao nhiêu”. Không có tình huống ấy hẳn Điệp sẽ không bao giờ hiểu má và thông cảm cho má.
Có ngƣời đã nói, tình huống truyện giống nhƣ một lát cắt trên thân cây để từ đó ta thấy đƣợc cả một đời thảo mộc. Bằng những nỗ lực tìm tòi, các tác giả nữ đã tạo nên những tình huống truyện khác nhau làm nên những đặc trƣng cho riêng mình, thể hiện biết bao cảnh đời, bao số phận, tính cách và “làm sáng tỏ trƣớc mắt ngƣời đọc không biết bao nhiêu những điều thuộc về lƣơng tâm là đời sống tinh thần của con ngƣời”. [14, 194].