Giọng điệu “là một phạm trù thẩm mĩ của tác phẩm văn học có vai trò rất lớn trong việc tạo nên phong cách nhà văn” [57, 112]. Với bất kì một thể loại văn học nào, giọng điệu cũng luôn là một trong những đặc điểm tạo nên dấu ấn đặc trƣng của mỗi ngƣời, mỗi thời. “Nếu tác giả không có lối nói riêng của mình thì ngƣời đó không bao giờ là nhà văn cả” (Tsekhop). So với nền văn xuôi trƣớc đây, giọng điệu sử thi, giàu tính chiến đấu một thời từng chiếm vị trí độc tôn trên văn đàn thì nay đã nhƣờng chỗ cho sự phức điệu. Thậm chí, ngay trong một tác giả cũng có sự đa dạng trong giọng điệu, nó thể hiện cách nhìn cuộc sống và con ngƣời trên nhiều bình diện, chiều kích khác nhau. Qua khảo sát truyện ngắn các cây bút nữ đƣơng đại, chúng tôi nhận thấy có một số giọng điệu chủ yếu sau:
3.4.2.1. Giọng trữ tình đằm thắm
Khuynh hƣớng phong cách trữ tình là một dòng chảy của truyện ngắn Việt Nam từ những năm ba mƣơi của thế kỉ trƣớc, từ Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Nguyễn Thành Long, Anh Đức, Đỗ Chu và gần đây là Nguyễn Bàng, Nguyễn Quang Thiều, Từ Nguyên Tĩnh … Các cây bút truyện ngắn nữ đƣơng đại nhƣ: Võ Thị Xuân Hà, Y Ban, Nguyễn Ngọc Tƣ, Đỗ Bích Thuý … đã tiếp nối dòng mạch đó và làm nên chất giọng trữ tình đằm thắm. Trữ tình ở đây đƣợc hiểu là sự biểu lộ trực tiếp cảm xúc của mình về thế giới, nhân sinh và đó là những tình cảm nhân ái, mềm mại của nữ giới. Gắn với cái nhìn về cuộc đời, con ngƣời ở tầm sâu, đi sâu tìm hiểu về đời sống cá nhân của con ngƣời và cuộc sống, các tác giả nữ thƣờng biểu hiện một chất giọng trữ tình đằm thắm.
Trong số các nhà văn nữ, Y Ban là ngƣời sử dụng rất thành công trong việc tạo dựng một lối viết, một phong cách riêng, đó là chất giọng tâm tình, nhẹ nhàng. Truyện
của chị không đi theo hƣớng xây dựng những cốt truyện đặc sắc và những tình huống gay gắt song lại có khả năng lắng đọng bởi chiều sâu tâm lí của tính cách, bởi cái da diết của tình đời và tình ngƣời qua chất giọng trữ tình đằm thắm. Truyện ngắn Nàng thơ, Chợ rằm
dưới gốc dâu cổ thụ đƣợc viết bởi giọng văn ngọt ngào, trong đó, con ngƣời, tình yêu hiện lên trong sự đẹp đẽ, trong sáng đến lạ kì. Ở những truyện ngắn khác cũng không khó để nhận ra giọng điệu trữ tình đằm thắm, giàu tình thƣơng yêu: “Tôi cúi xuống dòng giấy trắng viết theo thầy chữ O. Rồi tôi nhìn lên bảng đen, tay thầy run run chữ O không còn tròn nữa, những tôi đã nhìn ra nơi tôi bắt đầu từ chỗ nào. Thầy ơi, con đã biết bắt đầu từ đâu rồi thầy ạ. Từ tim thầy nhân qua tim con, nhân qua bao thế hệ để có một chữ O tròn nhƣ quả trứng này” trong Thầy giáo lớp một. Trong truyện ngắn Sự sống kì diệu, nhà văn hoá thân vào những lời tha thiết của ngƣời mẹ với đứa con sắp lìa xa cõi đời: “mẹ sẽ mở tung cánh cửa sổ cho ban mai vào chơi với con lần cuối nhé, con trai ngoan của mẹ. Mẹ nghĩ ra rồi, dẫu con có ở đâu trong vũ trụ này thì con vẫn mãi là con của mẹ … Con có cảm thấy sự ấp áp của nắng sớm không? ừ mặt con rạng rỡ quá. Con rất ngoan của mẹ ơi. Trong cái nắng của buổi sớm kia, các cánh hoa đào đang nở đấy con ạ. Có một con chim chích đang hót trên cây nhãn kia… Con có cảm nhận đƣợc không con? Hôm qua mẹ đã kể câu chuyện đến đâu rồi con nhỉ? À đúng rồi …” Lời nói với đứa con yêu nhƣng thực chất là một lời độc thoại nội tâm của ngƣời mẹ. Nhƣng cũng chính những lời tha thiết ấy đã đánh thức đƣợc giấc ngủ tƣởng chừng nhƣ vĩnh hằng của đứa con nhỏ: “Đứa bé từ từ mở mắt trƣớc sự ngạc nhiên của mọi ngƣời. Đúng là sự sống kì diệu”.
Chất giọng trữ tình, đằm thắm trong truyện ngắn nữ một mặt đã cho phép khơi sâu vào cảm xúc chủ quan của nhân vật, mặt khác lại khơi gợi ngƣời đọc những khoảnh khắc rung động trong tâm hồn con ngƣời giữa dòng chảy hỗn độn của cuộc sống hiện tại. Lòng ngƣời trở nên nhẹ nhõm khi bắt gặp khung cảnh nên thơ đƣợc viết lên từ trái tim đa cảm của một tâm hồn lãng mạn: “mƣa êm đềm nhƣ giấc mơ trẻ nhỏ. Không có tiếng gió ồn ào, chớp giật hay sấm sét, mây mù, chỉ có những sợi nƣớc trong lành giăng thành tơ nối đất với trời với nhau” trong Chút lãng mạn trong mưa của Lý Lan. Cuộc sống lại trở nên ấm áp và thân thƣơng khi con ngƣời có những giây phút xao động: “Chiều muộn dần,
ngƣời đi làm về đã vãn … Đối với Thảo đây là giờ đẹp nhất trong một ngày. Nó không sáng cũng chƣa tối, nó bảng lảng, mơ màng nhƣ sƣơng khói. Chiều thứ bảy, trời không nắng. Gió thừa thãi rong ruổi trên những con đƣờng, hẻm phố, khô rang, nghe rõ tiếng lá rơi xào xạc dƣới chân ngƣời” trong Thời gian của mỗi người. Hà Nội đêm cuối đông trong con mắt một nhà văn nữ lại mang dáng dấp của một thiếu nữ: “Hà Nội đêm cuối đông, đêm xuống mù sƣơng. Tất cả nhƣ lấp ló sau tấm voan mỏng che khuôn mặt hồi hộp xinh đẹp đã hoá trang kĩ của cô dâu chuẩn bị về nhà chồng” trong Rượu cúc của Nguyễn Thị Thu Huệ.
Nói tới truyện ngắn nữ đƣơng đại, không thể không nói tới những đổi mới về nghệ thuật, thậm chí là những cách tân táo bạo nhằm phản ánh con ngƣời và xã hội trong thời kì sôi động, phức tạp hôm nay. Song ngay cả khi phản ánh guồng quay mạnh mẽ của hiện thực đời sống cũng nhƣ thế giới tâm linh con ngƣời, ngòi bút của phái nữ vẫn mềm mại, uyển chuyển với chất giọng trữ tình đằm thắm. Truyện ngắn nữ, do đó có màu sắc riêng so với các cây bút nam cùng thời.
3.4.2.2. Giọng xót xa khinh bạc
Nền tảng của giọng điệu là cảm hứng của nhà văn. Với sự chi phối của cảm hứng về cái bi, truyện ngắn nữ mang chất giọng xót ca khinh bạc, đặc biệt là khi nhìn nhận những mặt trái của cuộc sống. Giọng điệu xót ca có nhiều trong những truyện ngắn:
Người đàn bà ám khói, Hoàng hôn màu cỏ úa, Người đàn bà sinh ra trong bóng đêm, Người đàn bà và những giấc mơ, Hai mươi bảy bước chân là lên thiên đường, Nhân tình, Ai chọn giùm tôi của Y Ban; Tân cảng, Một chiều mưa của Nguyễn Thị Thu Huệ; Món
giả cầy, Chuyện vớ vẩn, Làn môi đồng trinh …
Với ý thức sâu sắc về bi kịch thân phận, qua việc xây dựng nhân vật nữ, các tác giả đã bộc lộ nỗi niềm chúa xót trƣớc những nỗi éo le khôn cùng của cuộc đời, trƣớc những “lỉnh kỉnh, dở dang” của đời ngƣời. Nhiều nhân vật trong truyện ngắn của Y Ban và Nguyễn Thị Thu Huệ nhận thức đƣợc cảnh ngang trái mà mình đang trải qua. Sau những cuộc tình, cái giá phải trả là sự cô đơn – Người đàn bà có ma lực, Nhân tình, Hai
mươi bảy bước chân là lên thiên đường …; là sự trống trải, hụt hẫng của những ngƣời đàn bà không thấy hạnh phúc, cảm thấy cô đơn trong chính ngôi nhà của mình – Người đàn bà và những giấc mơ, Tân cảng, Tụ … Nhìn chung, hầu hết những cô gái, những ngƣời đàn bà trong tuyện ngắn của các nhà văn nữ khi rơi vào tình cảnh cô đơn đều không khỏi xót xa cho số phận của mình. Nhiều ngƣời đàn bà biết rất rõ nỗi cô đơn đang ngày càng thắt lại: “ngẫm lại, cuộc đời mình đã chinh phục, đã kiếm niềm vui, kể cả tiền của những ngƣời đàn ông nhƣng mình không có một bông hồng nào, một cái vuốt ve dịu dàng nào của một tình yêu đích thực cả.” – Cuộc tình Silicon của Y Ban.
Nguyễn Thị Thu Huệ với giọng điệu xót xa đã diễn tả sâu sắc tâm trạng của ngƣời đàn bà lỡ bƣớc: “em nhầm đƣờng. Lúc ấy em nghĩ rằng cuộc đời dài lắm và luôn tin rằng rút kinh nghiệm mọi chuyện dễ không. Nhƣng rồi mọi thứ trôi đánh vèo. Em già lúc nào không biết” – Người đàn bà ám khói. Cảm giác xót xa, tiếc nuối và bất lực của nhân vật đƣợc tác giả biểu lộ qua giọng kể nhƣ một sự ngỡ ngàng: “Tôi cứ tƣởng cái gì tôi cũng biết, cũng qua, nhƣng có một cái mà tôi không biết là lòng ngƣời có nhiều kiểu thay lòng đổi dạ, nhiều kiểu bỏ ngƣời tình, ngon lành lắm”.
Giọng lạnh lùng, khinh bạc cũng là yếu tố góp phần làm nên tính đa giọng trong truyện ngắn nữ. Họ rất hay sử dụng giọng điệu này khi đề cập tới thế giới đàn ông. Những con ngƣời đƣợc xem là nguyên nhân trực tiếp gây đau khổ cho ngƣời phụ nữ. Tác giả Lý Lan đã từng nhận định: “Nhà văn nƣ miêu tả nhân vật nừ nhƣ những nạn nhân của những gã đàn ông khốn nạn hoặc của một tình yêu ngây thơ, khờ dại”. Trong cuộc sống, đôi khi để miêu tả những mặt trái trong đời sống, các nhà văn dũng sử dụng lối nói giễu cợt, khinh bạc. Trong truyện ngắn Cuộc du ngoạn ngắn ngủi, sự chăm sóc hết sức nhiệt tình, chu đáo của các anh chị phụ trách đối với ngƣời bị ốm đƣợc nhà văn miêu tả với giọng giễu cợt: “Rồi đám phụ nữ ấy, từ lớn chí bé lao vào chăm sóc cái kẻ thiêm thiếp kia bằng một vẻ chu đáo nhất, đầy nữ tính nhất, nhƣ một cuộc trình diễn nghiệp vụ mà ngƣời đứng ra chấm điểm không ai khác là anh Bí thƣ Đoàn phƣờng”. Rõ ràng trong con mắt của ngƣời kể chuyện, hành động đẹp đầy nữ tính, đầy trách nhiệm của các anh chị phụ trách lại là một sự vụ lợi nực cƣời.
Trần thuật bằng giọng khinh bạc, xót xa vừa thể hiện đƣợc không khí dân chủ, bình đẳng giữa các nhân vật và ngƣời kể chuyện, vừa cho phép bộc lộ mọi tâm trạng trong đời sống tâm lí con ngƣời. Nhân vật có thể biểu hiện thái đội, suy nghĩ của mình một cách chân thật nhất.
3.4.2.3. Giọng giãi bày, tâm sự
Giọng điệu này thƣờng thấy ở dạng truyện tự bạch. Hầu hết loại truyện ngắn này đƣợc viết dƣới hình thức ngƣời kể chuyện xƣng “tôi”, trong đó, ngƣời kể chuyện tham gia vào câu chuyện nhƣ một nhân chứng – cũng là một cách làm tăng độ tin cậy ở bạn đọc. Nhân vật xƣng “tôi” tự kể câu chuyện của mình, bộc bạch những nỗi niềm tâm sự, suy tƣ, cảm xúc. Đứng ở điểm nhìn trần thuật này, nhiều trƣờng hợp giọng tác giả hoà với giọng nhân vật làm một.
Với hình thức ngƣời kể chuyện ở ngôi thứ nhất, ở các chuyện ngắn này đã bộ lộ xu hƣớng viết “nhƣ một nhu cầu trình bày những trải nghiệm của bản thân”. Ngƣời kể chuyện lúc này xoá bỏ khoảng cách trần thuật để đối thoại với độc giả. Nhân vật tự kể về cuộc đời mình, tự bộc lộ nỗi lòng mình. Cũng đôi khi ngƣời đọc có cảm giác nhƣ nhà văn “tự đƣa mình vào tác phẩm” bộc lộ nhu cầu đƣợc giãi bày, tâm sự qua nhân vật. Truyện ngắn Mùa đông ấm áp đƣợc kể theo trình tự thời gian, với lối nói dung dị chân dung ngƣời kể chuyện dần hiện ra trƣớc mắt ngƣời đọc hết sức tự nhiên, chân thực: “Năm tôi hai mƣơi tuổi. Một buổi sáng tỉnh dậy. Tôi nhận đƣợc một phong thƣ …” Tất cả những cảm xúc của cô gái xƣng tôi trong truyện đều rất chân thật. Ngƣời đọc không còn cảm giác đấy là nhân vật của văn chƣơng mà nhƣ một con ngƣời chia sẻ với chúng ta những mất mát, vui buồn, hạnh phúc trong cuộc sống.
Nét nổi bật trong phƣơng thức trần thuật theo ngôi thứ nhất là các nhà văn nữ trần thuật rheo dòng diễn biến tâm lí nhân vật, để nhân vật giãi bày tâm trạng của bản thân:
Hai mươi bảy bước chan là lên thiên đường, Thu xếp cuối đời, Hậu thiên đường, Luynh, Rỗng của Nguyễn Thị Thu Huệ là những câu chuyện mà dƣờng nhƣ nhân vật và tác giả
Một số truyện dù ngƣời kể chuyện là ngôi thứ ba cũng đƣợc viết dƣới dạng tự bạch. Kiểu truyện này khá phổ biến, tiêu biểu cho hình thức kể chuyện này là truyện ngắn của Y Ban: Người đàn bà và những giấc mơ, Tụ, Gà ấp bóng, Sợi dây nói những cánh
diều … Nguyễn Thị Thu Huệ với Tân cảng, Một nửa cuộc đời …
Bằng ngôn ngữ độc thoại nội tâm, các tác giả đã diễn tả những dòng suy tƣ, giằng xé, những dằn vặt của nhân vật trƣớc những biến cố của cuộc đời, trƣớc những tình huống cụ thể tạo nên giọng điệu thâm trầm, sâu lắng trong tác phẩm … Độc thoại nội tâm nhƣ là sự giải toả tâm trạng, đôi khi nhân vật thƣờng đặt ra những câu hỏi cho chính mình: “Những ý nghĩ khốn khổ đã bủa vây lấy em và nhấn chìm em xuống. Em là ngƣời đàn bà nhƣ thế nào đây, trong suy nghĩ của anh? Em hám danh vọng, tiền bạc ƣ? … Bây giờ thì em biết chắc anh đã rất hiểu điều này khi chọn em phải không anh? …” Với giọng điệu giãi bày, nhiều truyện ngắn của các tác giả nữ đƣợc viết nên nhƣ những thông điệp với niềm mong ƣớc đƣợc cảm thông và thấu hiểu. Đọc truyện ngắn của các chị, ngƣời đọc nhƣ tham dự vào đời sống của nhân vật thông qua giọng kể thiên về xu hƣớng biểu đạt thế giới tâm hồn của con ngƣời bằng những quá trình suy tƣ và quá trình tự nghiệm.
Truyện ngắn nữ đƣơng đại đã vƣợt ra khỏi giọng điệu ca ngợi chủ đạo của những năm trƣớc đây để trở thành đa giọng điệu. Không khí dân chủ, đổi mới của thời đại cho phép các nhà văn sử dụng nhiều giọng điệu khác nhau để khám phá đời sống muôn màu cùng những cung bậc tình cảm của con ngƣời. Cũng chính ở điểm này, các tác giả nữ có dịp thể hiện mình trên trang viết theo phong cách riêng của tùng tác giả.
Từ những đặc điểm cơ bản về nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn nữ đƣơng đại nhƣ cốt truyện, tình huống truyện, tâm lí nhân vật, điểm nhìn, ngôn ngữ và giọng điệu, chúng tôi nhận thấy: tƣ duy hƣớng nội là một đặc điểm định tính phần nào đã chi phối đến các phƣơng thức biểu đạt. Nhiều hình thức nghệ thuật đã đƣợc các tác giả khéo léo đan cài và sử dụng phù hợp với việc biểu đạt tâm trạng – đi sâu vào thế giới nội tâm của nhân vật nhằm làm nổi bật cái bản chất bên trong của nhân vật, để nhận vật hiện lên phong phú, sống động, có chiều sâu, gây ấn tƣợng mạnh và đƣợc lƣu nhớ trong lòng
ngƣời đọc. Tùy theo các vấn đề và ở các góc nhìn, với cách diễn đạt khác nhau, các chị đã thể hiện phong cách riêng của các nhân trong thể loại, và điều đó góp phần vào sự vận động, phát triển của truyện ngắn Việt Nam đƣơng đại.
KẾT LUÂN
1. Sau năm 1986, văn xuôi Việt Nam đổi mới trên nhiều bình diện: từ phạm vi đề tài, chủ đề đến tƣ duy nghệ thuật, cảm hứng sáng tạo, cách diễn đạt, hiệu quả nghệ thuật nhƣ thời kì này, và dƣờng nhƣ lúc nào truyện ngắn cũng đáp ứng đƣợc tâm lí, thị hiếu của
độc giả không chỉ bởi sự nhỏ gọn trong hình thức mà còn truyền tải nhanh nhạy những vấn đề bức xúc trong đời sống xã hội hôm nay.
Cùng với sự phát triển của thể loại truyện ngắn là sự xuất hiện đông đảo của các cây bút nữ với một mảng văn chƣơng đầy nữ tính – mảng thế giới của những cái Tôi đàn bà vô cùng phong phú. Là những cây bút nữ, nên điều các nhà văn nữ quan tâm nhiều nhất trong sáng tác của mình là thân phận của những ngƣời cùng giới đƣợc đan cài trong