Cảm hứng nữ quyền nổi bật

Một phần của tài liệu Nhân vật nữ trong truyện ngắn của các nhà văn nữ đương đại Việt Nam ( Qua sáng tác của Dạ Ngân, Y Ban, Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tư) (Trang 85 - 91)

Có thể khẳng định rằng, giọng nữ quyền, chất nữ tính là đặc điểm dễ nhận thấy trong các tác phẩm của các tác giả nữ. Nằm trong mạch vận động và phát triển của văn học đƣơng đại Việt Nam nói chung, sáng tác của các tác giả nữ mang đậm màu sắc nữ quyền, đầy mới mẻ và hiện đại mặc dù chƣa bao giờ trong sáng tác cũng nhƣ trong thực tế các chị tuyên bố một cách trực tiếp về mục đích sáng tác là để khẳng định màu sắc nữ quyền. Thực tế chứng minh cho màu sắc nữ quyền trong truyện ngắn của các tác giả nữ là khi khảo sát nhân vật trong truyện ngắn của họ, điều chúng ta dễ dàng nhận thấy nhất chính là nhân vật ngƣời phụ nữ chiếm đa số với sự phong phú của những số phận, những cảnh đời. Các tác giả đã nhân danh phái mình viết về tình yêu, sự khao khát tình yêu, khao khát hạnh phúc – dù là hạnh phúc rất đỗi giản dị nhƣng không phải ngƣời phụ nữ nào cũng đƣợc đón nhận.

Nhân vật trong truyện ngắn của các cây bút nữ đƣợc khám phá sâu sắc và tinh tế trong các tình huống tình yêu. Trong cảm nhận và biểu hiện nghệ thuật của họ, tình yêu hiện ra khuôn mặt, có ngọt ngào lẫn đắng cay, cả hạnh phúc lẫn khổ đau. Xuất phát từ chính tâm sự của mình và sự giao cảm với tâm hồn ngƣời phụ nữ, các nhà văn đã đi sâu khám phá cuộc sống, thế giới của phái nữ ở khía cạnh băn khoăn, trăn trở, khắc khoải về

quá khứ và những điều không đạt đƣợc. Hay có thể nói, ngƣời phụ nữ trong truyện ngắn của các cây bút nữ luôn trên hành trình đi tìm hạnh phúc, trăn trở một tình yêu đích thực trong cuộc đời. Xuyên suốt trong truyện ngắn của họ là cảm nhận về nỗi buồn, nỗi đau vì những trớ trêu mà ngƣời phụ nữ vƣớng phải. Trái tim yếu đuối dễ khiến ngƣời phụ nữ bị tổn thƣơng trong tình cảm. Có những ngƣời phải nếm trải nỗi cô đơn cay đắng khi không tìm đƣợc điểm dừng chân, không tìm thấy hạnh phúc thực sự. Lại có những cô gái yêu say đắm, quên cả bản thân mình nhƣng bị thờ ơ, lợi dụng hay bội bạc, lừa dối. Và có những ngƣời tƣởng chừng đã trọn vẹn hạnh phúc với gia đình song nội tâm đầy mâu thuẫn, luôn phấp phỏng cho những khắc khoải và lựa chọn hạnh phúc. Cuộc đời của ngƣời phụ nữ vì thế mà phải gánh chịu không ít những gian nan.

Có thể nói, với vị trí ngƣời trong cuộc, hơn ai hết các nhà văn nữ đã đồng cảm và thấy hiểu những trăn trở, khắc khoải nội tâm thầm kín nhất của ngƣời phụ nữ. Bằng những trải nghiệm của bản thân, họ đã phô bày đời sống của ngƣời phụ nữ ở tầng sâu bản thể, đi vào khai thác thế giới tâm hồn phức tạp, đồng thời cũng đƣa ra lời lí giải cho những đau khổ mà ngƣời phụ nữ phải gánh chịu. Đó là do cái rãnh mòn tình cảm trong cuộc sống gia đình, sự vô tâm của những ngƣời đàn ông, hay chính là do bản tính bất ổn của ngƣời đàn bà đã khiến họ ảo tƣởng về một cảm giác mới, khao khát về điều gì đó mới mẻ có thể gọi tên thành “sự dịu ngọt” nhƣ trong cảm nhận của ngƣời phụ nữ trong truyện ngắn Sau chớp đông là giông bão. Bởi họ quá khát khao yêu thƣơng và hạnh phúc nên hoá ra cô độc, lẻ loi. Họ tha thiết hi sinh và càng hi sinh lại càng phải trả giá…. Sự tự ý thức này phần nào cho ta thấy màu sắc nữ quyền trong sáng tác của các nhà văn nữ, đồng thời thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc khi bày tỏ sự cảm thông với những kiếp ngƣời bất hạnh, vị tha với những lỗi lầm của con ngƣời. Họ đã thể hiện những nỗi đau trong tâm hồn ngƣời phụ nữ bằng tiếng nói đầy nữ tính.

Viết về con ngƣời với những số phận khác nhau, các tính cách và cảnh ngộ khác nhau, các nhà văn đã sống và trải nghiệm những vui buồn cùng họ, khao khát đồng cảm với họ trên hành trình kiếm tìm hạnh phúc đích thực. Trong đó, các nhà văn nữ đã thể hiện thế giới nhân vật nữ của mình bằng cách khắc hoạ thân phận của họ và gửi gắm ở đó

những mong muốn, khát khao những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với họ. Vì vậy, ngoài sự đau khổ, nỗi xót xa cho số phận, niềm trăn trở, khắc khoải khi kiếm tìm hạnh phúc, sự hoài nghi về một cuộc sống bình yên, các nhân vật nữ đã thể hiện một tâm hồn phong phú, ở đó chứa đựng sức sống tiềm tàng không bao giờ vơi cạn. Cùng với những phẩm chất truyền thống, ngƣời phụ nữ hiện đại tiếp tục khẳng định mình bằng một sức sống mới. Đó là sự bứt phá vƣơn lên những đau khổ bất hạnh, thậm chí là bi kịch của cuộc đời để giành lại cho mình tình yêu và hạnh phúc. Sự thiết tha giao cảm với cuộc đời cho dù cuộc đời còn nhiều dâu bể với một nội tâm trong sáng, hƣớng thiện. Đó là biểu hiện của cảm hứng nhân đạo mà các nhà văn nữ thể hiện trong truyện ngắn. Trong trang văn của các nhà văn nữ, ngƣời phụ nữ dù bất hạnh vẫn khát khao yêu thƣơng, dù lạc lối vẫn hi vọng quay trở về và trong bất kì hoàn cảnh nào vẫn ứng xử đầy vị tha và kiêu hãnh. Họ vừa khẳng định những phẩm chất truyền thống, vừa thể hiện là một con ngƣời hiện đại, tự chủ lựa chọn và bảo vệ hạnh phúc của bản thân.

Khi đề cập đến vấn đề nữ quyền trong truyện ngắn nữ, chúng ta không nhắc đến những “đề tài cấm kị” – đề cập đến vấn đề tính dục với những màu sắc, cƣờng độ khác nhau. Các cây bút nữ thậm chí đã gây xôn xao dƣ luận khi đề cập đến đề tài này nhƣ Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tƣ và đặc biệt là Đỗ Hoàng Diệu … Nếu Nguyễn Thị Thu Huệ nhẹ nhàng kín đáo, Nguyễn Ngọc Tƣ mạnh dạn nhƣng vẫn nhẹ nhàng, đằm thắm thì Đỗ Hoàng Diệu lại vô cùng mạnh bạo, quyết liệt. Hiện tƣợng Bóng đè có thể gây sốc cho một số độc giả vốn quen với những nếp nghĩ truyền thống. Nhƣng đề tài này không có gì mới lạ cả, vì nữ sĩ Hồ Xuân Hƣơng đã từng viết rất nhiều và rất hay về đề tài này. Suy cho cùng thì đó cũng chỉ là một khát khao rất đỗi bình thƣờng của con ngƣời, nó chân chính giống nhƣ nhiều những khát khao khác của bất kì một trái tim nào đang rạo rực yêu thƣơng. Thậm chí mọi ngƣời, mọi thời điểm đều có thể cháy lên khao khát ấy thì tại sao lại cứ lẩn tránh, ngại ngùng mỗi khi nhắc đến. Có thể nói các nhà văn nữ của chúng ta đã có những bứt phá ngoạn mục khi dám nói thẳng, nói thật, không giả dối, nói đúng lòng mình, cho thế hệ mình một cách có văn hóa, có nhân tính.

Tính nữ quyền trong truyện ngắn nữ thể hiện rất rõ trong sự quyết liệt đấu tranh giành giữ tình yêu, lên tiếng đòi sự bình quyền trong tình cảm và sự khẳng định giới mình. Đề làm đƣợc điều đó thì trƣớc tiên chính ngƣời phụ nữ phải ý thức đƣợc vai trò, trách nhiệm của mình đối với gia đình và xã hội từ đó họ mới có thể chủ động trên con đƣờng kiếm tìm hạnh phúc. Nhân vật nữ trong truyện ngắn hôm nay đƣợc khắc hoạ đầy bản lĩnh, quyết đoán, khác hẳn với mẫu ngƣời đàn bà cam chịu, nhẫn nhục trƣớc đây. Họ không cam chịu, họ chủ động trong hạnh phúc cũng nhƣ quyết đoán trong cuộc sống của mình. Và một khi đã quyết định thì họ không hối hận, không cho phép mình bi lụy. Là ngƣời phụ, ai cũng mong có một mái ấm gia đình, một ngƣời đàn ông sẽ mang lại hạnh phúc cho họ. Và một khi không tìm đƣợc tiếng nói chung trong cuộc sống gia đình thì ngƣời phụ nữ hiện đại cũng không ngần ngại khi phải đứng trƣớc sự lựa chọn. Họ sẵn sàng lựa chọn ra đi để đi tìm hạnh phúc đích thực. Hàng loạt phụ nữ ngoại tình trong truyện ngắn nữ dƣờng nhƣ là một sự báo động, một thông điệp gửi tới những ngƣời chồng, những ngƣời đàn ông hãy nhìn lại bản thân, hãy trân trọng ngƣời phụ nữ, hãy quan tâm đến những khát khao chính đáng của ngƣời phụ nữ thì họ sẽ hết lòng phụng sự cho thiên chức cao quý mà tạo hoá đã ban tặng cho mình. Xã hội ngày càng phát triển, vấn đề bình quyền đƣợc đề cao song ở đâu đó, ngƣời phụ nữ vẫn bị nhìn với con mắt hà khắc, bằng sự tinh tế, mẫn cảm, các nhà văn nữ đƣơng đại đã thay mặt ngƣời phụ nữ nói chung yêu cầu một cái nhìn đúng đắn về vị thế của ngƣời phụ nữ trong xã hội. Đó cũng chính là cái nhìn nhân bản đối với con ngƣời.

Màu sắc nữ quyền trong văn học đƣơng đại không chỉ dừng ở sự quyết liệt, mạnh bạo giành – giữ tình yêu, ở việc khai thác các đề tài nhạy cảm hay thể hiện sự quyết đoán, bản lĩnh, tự chủ của ngƣời phụ nữ hiện đại mà còn ở ngôn ngữ văn chƣơng góc cạnh, đầy cá tính. Bản thân nữ giới dám đứng lên đòi quyền sống, quyền dân chủ của mình bằng thứ ngôn ngữ quyết liệt, thậm chí có ý thức “gây hấn” với cách nhìn truyền thống. Họ dám công khai xem xét lại những chuẩn mực và của nghệ thuật bằng cái nhìn chủ quan, công khai chống lại sự lệ thuộc, sự áp đặt trong văn chƣơng …

Có lẽ chƣa bao giờ vấn đề giới lại đƣợc nói đến nhiều nhƣ ở giai đoạn này. Sự xuất hiện của ý thức nữ quyền có thể đƣợc xem là bƣớc phát triển thực sự dân chủ, hiện đại của nền văn học dân tộc. Ngƣời phụ nữ trong văn học hiện đại đƣợc sống đúng với bản chất vốn có của mình: buồn cái buồn của ngƣời con gái khi yêu, đau đớn khi tình cảm không đƣợc nhƣ ý muốn, trăn trở, khắc khoải khi tình cảm vƣợt ngoài thiên chức, hạnh phúc khi tìm đƣợc tình yêu đích thực … Từng mảnh đời riêng biệt âm thầm, lặng lẽ hay ồn ào, sôi động đƣợc nhìn nhận trong những môi trƣờng sống thực tại làm nên một thế giới nhân vật đa dạng và phức tạp. Trên trang viết của các chị vấn đề tình yêu, hạnh phúc luôn đƣợc khắc hoạ hết sức tinh tế, có lúc bùng nổ gắt gao, nhƣng cũng có lúc thật trữ tình, đằm thắm, lắng sâu. Đặc biệt trong văn nữ thƣờng có những dự cảm mong manh về cuộc đời vì thế cảm xúc họ mang lại cho ngƣời đọc là niềm thiết tha sống, thiết tha yêu. Vƣợt lên trên tất cả những bất trắc trong cuộc sống, họ vẫn mong mỏi cuộc sống ngày mai tốt đẹp hơn cho mình và cho ngƣời. Thành công của các nhà văn nữ đã và đang dần dần tạo những dấu ấn phái tính riêng, từng bƣớc xác lập vị thế của phái nữ, họ đƣợc công nhận và góp phần thạo nên cái nhìn đầy công bằng, thiện cảm đối với tài năng và sự đóng góp của phái mình cho nền văn học nƣớc nhà.

2.5. Tiểu kết

Nói đến văn chƣơng nữ giới, nhiều ngƣời hoài nghi về “tính xã hội”, giá trị nhận thức hiện thực của nó bởi diện sống của ngƣời phụ nữ không thật rộng, họ không viết đƣợc cái gì khác mình, trong khi đó “văn là đời, đời với những chiều kích bao la về không thời gian, với những xung đột xã hội phức tạp của nó” [28, 95]. Có thể ta không tìm thấy một hiện thực “vĩ mô” với những mối quan hệ xã hội phức tạp chằng chịt trong sáng tác của các nhà văn nữ. Nhƣng điều đó không có nghĩa là chúng ta không tìm thấy những vang hƣởng của thời đại trong truyện ngắn của các chị. Hiện thực cuộc sống không hiện lên ở chiều rộng, bề nổi mà là ở chiều sâu, ở những hiện tƣợng, những số phận, thân phận,...nhƣng qua đó ngƣời viết nói lên đƣợc rất nhiều điều về một xã hội mới hôm nay. Không thua kém các nhà văn nam, những cây bút nữ đã có một cái nhìn trực diện, thẳng thắn khi phơi bày mặt trái của xã hội đƣơng thời. Nhà văn Vƣơng Trí Nhàn

còn cho rằng: “phụ nữ bắt mạch thời đại nhanh hơn nam giới” [30]. Chỉ có điều, trên những trang văn nữ, “tiếng vọng của thời thế, có khi chỉ là những va chạm nhỏ, những xao động khẽ” của cuộc đời....

Trong xu hƣớng đi vào cảm hứng đời tƣ, thế sự của văn xuôi hôm nay, truyện ngắn nữ đã có một “đất diễn” rất rộng trong mảng đề tài tình yêu, hôn nhân và gia đình. Dƣờng nhƣ đƣợc trở về “đúng nghĩa trái tim em” (Xuân Quỳnh), các cây bút nữ đã “tung hoành” khai phá muôn mặt phức tạp của cái “tầng vỉa” hiện thực rất đa đoan, đa sự, đầy cái “lỉnh kỉnh dở dang” của đời sống thƣờng nhật này. Trong những trang đời đó dƣ âm niềm vui ít hơn nỗi buồn, bi kịch nhiều hơn là hạnh phúc. Nhƣng ngƣời đọc chúng ta thì không mất niềm tin bởi có lẽ chính “thiên tính nữ” đã lƣu giữ rất bền chặt tinh thần nhân văn trong mỗi một trang viết; ngƣời phụ nữ dù có những phút giây xao lòng, có những cách hành xử đi theo tiếng gọi của bản năng, khát khao trần thế nhƣng thƣờng cuối cùng họ vẫn tìm lại, đứng vững trong cái thiên chức làm vợ, làm mẹ của mình. Phải chăng, chính “thiên tính” ấy đã giúp phái nữ tự cân bằng, trong văn chƣơng và trong cuộc đời – một cuộc đời vốn nhiều cái thô nhám, xô lệch, cằn khô...

Cầm bút viết nhƣ một sự giải tỏa những cảm xúc, ẩn ức, các nhà văn nữ đã mang đến một “bức chân dung tinh thần tự họa” rất ấn tƣợng về giới mình. Có thể nói, chƣa bao giờ, mảng hiện thực của những “cái tôi đàn bà phong phú, phức tạp và sâu sắc” lại đƣợc khám phá một cách “tận cùng” nhƣ vậy. Cuộc sống hiện đại với sự đề cao tự do, dân chủ, ngƣời phụ nữ đã biết sống cho mình, vì mình nhiều hơn. Họ cũng nghĩ về mình nhiều hơn. Về những khát khao tình yêu, khát khao hạnh phúc, thậm chí là những khát khao mang tính chất nhu cầu bản năng rất chính đáng của con ngƣời. Chỉ những ngƣời cùng giới mới có thể “tự ăn mình” để phơi bày ra một “hệ lụy” rất riêng của phái nữ nhƣ thế. Nhƣ là sự “rút ruột”, các nhà văn nữ đã kể, đã nói rất thật, rất sâu sắc những góc khuất đầy bí ẩn trong tâm hồn của giới mình.

Mặc dù còn tồn tại những hạn chế thuộc về giới tính trong sáng tạo nghệ thuật, hạn chế ở sự đa dạng của đề tài, ở tầm khái quát hiện thực xã hội rộng lớn...; Nhƣng với một

Một phần của tài liệu Nhân vật nữ trong truyện ngắn của các nhà văn nữ đương đại Việt Nam ( Qua sáng tác của Dạ Ngân, Y Ban, Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tư) (Trang 85 - 91)