Xu hướng phát triển của ý thức nữ quyền

Một phần của tài liệu Nhân vật nữ trong truyện ngắn của các nhà văn nữ đương đại Việt Nam ( Qua sáng tác của Dạ Ngân, Y Ban, Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tư) (Trang 37 - 44)

Trong cái nhìn lịch sử, vai trò của nữ giới, mặc nhiên bị coi là vai trò lệ thuộc và bị chi phối bởi nam quyền. Và cuộc chiến giành lại vị thế đã mất của nữ giới – vốn âm ỉ rất lâu trong lịch sử đã dần phát triển mạnh mẽ với tên gọi là chủ nghĩa nữ quyền hay nữ quyền luận. Một cách khái quát nhất, “nữ quyền” là “quyền bình đẳng của phụ nữ trên mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội và giáo dục. Khái niệm “nữ quyền” ở cấp độ rộng là quyền lợi của ngƣời phụ nữ trong thế tƣơng quan với nam giới để đạt đến cái gọi là “nam nữ bình quyền”. Ở cấp độ hẹp thì “nữ quyền” có mối liên quan tới các quan niệm nhƣ “giới tính”, “phái tính” trong văn học. Nếu nhƣ “giới tính”,”phái tính’ là công cụ để khu biệt đặc tính giữa hai phái nam và nữ thì khái niệm nữ quyền không chỉ dừng lại ở đó mà mục đích của nó hƣớng tới là sự bình quyền của nam – nữ, đồng thời tạo ra hệ quy chuẩn riêng của nữ giới” [47]. Nhƣ vậy trong phê bình và nghiên cứu văn học, nữ tính phải trực tiếp đối diện với sáng tác văn học của cả nam và nữ nhà văn đồng thời suy nghĩ về quan hệ sáng tác của các tác giả nam đối với sự sinh tồn và giải phóng phụ nữ. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi chỉ xin đề cập đến “ý thức nữ quyền” ở khía cạnh bảo vệ, bênh vực quyền sống của ngƣời phụ nữ, giải phóng phụ nữ ở sáng tác văn học của các nhà văn nữ.

Nhìn lại lịch sử, chúng ta thấy rằng từ khi Nho giáo du nhập vào Việt Nam và trở thành quốc giáo thì ngƣời phụ nữ đã phải gánh chịu biết bao thiệt thòi với tam tòng tứ đức, ngƣời phụ nữ phải “tại gia tong phụ, xuất gía tòng phu, phu tử tòng tử” đã cho ta cái nhìn khái quát nhất về tƣ tƣởng trọng nam khinh nữ trong xã hội phong kiến Việt Nam. Nhƣng có lẽ bất công nhất, nghiệt ngã nhất và quan niệm giành cho những ngƣời quả phụ, bản thân họ đã phải chịu bất hạnh tột cùng vậy mà xã hội lại thêm một lần nữ đẩy họ vào vực thẳm khổ đau với việc đề cao và khuyến khích ngƣời phụ nữ tủ tiết và tuẫn tiết. Ví nhƣ nàng Vũ Thị Thiết – ngƣời phụ nữ đã lấy cái chết để chứng minh tiết hạnh với chồng, nàng đƣợc ca ngợi, đƣợc các nhà nho gọi là liệt nữ và bản thân nàng cũng đƣợc lập đền thờ. Sự bất công đối với ngƣời phụ nữ bao nhiêu thì sự ích kỉ của đạo đức nam quyền càng đƣợc thể hiện bấy

nhiêu. Trong văn học trung đại về cơ bản nữ giới không có tiếng nói, và nhƣng cuộc đàm đạo văn chƣơng chỉ diễn ra giữa những ngƣời đàn ông với nhau nên ý thức nam quyền đã rất phát triển và lấn át tất cả.

Trong văn học Việt Nam Trung đại, xét cho công bằng thì cũng đã có những tiếng nói nữ quyền, nhƣng phải đến XVIII – XIX mới xuất hiện. Trong vòng cƣơng tỏa của tƣ tƣởng nam quyền đã bắt đầu xuất hiện nhƣng nữ văn sĩ tài năng nhƣ Đoàn Thị Điểm, bà Huyện Thanh Quan và đặc biệt là Hồ Xuân Hƣơng. Là một nhà thơ có thân phận lẽ mọn, Hồ Xuân Hƣơng đã nhiều lần bộc bạch nỗi ngán ngẩm trƣớc sự “ban phát” tình yêu của ngƣời đàn ông giành cho vợ lẽ: “Năm thì mƣời họa hay chăng chớ/ Một tháng đôi lần có cũng không”, bà đã công khai lên tiếng bênh vực những ngƣời phụ nữ “không chồng mà chửa” – một tội tày đình trong xã hội bấy giờ “Không chồng mà chửa mới ngoan/ Có chồng mà chửa thế gian chuyện thƣờng”. Đồng thời bà luôn thể hiện khát khao tình yêu trọn vẹn, cả về thể xác lẫn tâm hồn. Mặc dù là tiếng nói phản kháng, nổi loạn nhƣng những khúc tự tình của Xuân Hƣơng vẫn chỉ là những tiếng than thân chứ chƣa đƣợc coi là một dòng văn học đại diện cho ngƣời phụ nữ để đòi quền bình đẳng. Sang đầu thế kỉ XX, cùng với phong trào đấu tranh cho nữ quyền trên toàn thế giới và sự cách tân đổi mới trong văn học ta bắt gặp những ngƣời phụ nữ vô cùng táo bạo trong các sáng tác của Tự lực văn đoàn, họ đã thực sự lên tiếng đòi sự bình quyền, đòi cho mình vị trí xứng đáng trong gia đình và xã hội, đến với tình yêu họ cũng thể hiện khao khát thân xác không dấu diếm, mong mỏi một tình yêu vẹn tròn, đầy đủ mọi cung bậc và họ sẵn sàng vƣợt thoát khỏi mọi lễ giáo phong kiến để sống với tình yêu của mình. Bên cạnh đó là sự xuất hiện khá thƣờng xuyên của các nƣ văn sĩ trên văn đàn nhƣ Đạm Phƣơng, Sƣơng Nguyệt Ánh …. Đã tạo nên một tiếng nói nữ và làm tiền đề phát triển cho dòng văn học mang màu sắc nữ quyền hôm nay.

Sau năm 1975 đặc biệt là khi đất nƣớc bƣớc vào thời kì đổi mới, sự khởi sắc của nền kinh tế cùng những nỗ lực tạo nên sự bình đẳng về giới đã thúc đẩy sự phát triển của văn học nữ quyền. Ngƣời phụ nữ Việt Nam tham gia nhiều hơn vào các hoạt động xã hội và ngày càng đƣợc đánh giá cao, nhƣng điều quan trọng hơn cả là “ý thức giới – một cách tự giác đã ăn sâu vào tâm thức của đội ngũ những ngƣời cầm bút, tạo nên âm hƣởng nữ quyền

trong văn học” [9]. Vốn đã xuất hiện từ lâu trong văn học, nhƣng những phẩm chất, giá trị cũng nhƣ đời sống tinh thần của ngƣời phụ nữ luôn đƣợc nhìn dƣới đôi mắt đàn ông, và chỉ khi xã hội đạt đến một trình độ dân chủ nhất định thì văn học nữ quyền mới thực sự phát triển.

Sự xuất hiện rầm rộ của các cây bút nữ cả về số lƣợng và phạm vi sáng tác đã mang đến cho văn học đƣơng đại một diện mạo lớn việc đó cũng đồng nghĩa với việc ý thức giới tính ngày càng đƣợc nâng cao. Nhà văn Bùi Việt Thắng đã khẳng định “văn học đang mang gƣơng mặt nữ - ngày càng trắc ẩn và khoan dung, ngày càng tinh tế mà đằm thắm”. Nhiều ngƣời cho rằng, văn học đƣơng đại Việt Nam đang “âm thịnh dƣơng suy”. Có thể khẳng định, chính các cây bút nữ đã góp công lớn cho nền văn học đƣơng đại đem đến cho văn đàn những tiếng nói mới mẻ, buộc các nhà văn nam và các nhà phê bình phải thừa nhận tài năng của họ. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Điệp cho rằng, sự xuất hiện và mở rộng âm hƣởng nữ quyền trong văn học đƣơng đại Việt Nam xuất phát từ ba nguyên nhân cơ bản: Thứ nhất, sự thay đổi tƣ duy và sự mở rộng của tinh thần dân chủ khiến cho nữ giới có điều kiện tự do cất cao tiếng nói của mình với tƣ cách là chủ thể độc lập; Thứ hai, bản thân nữ giới đã có những thay đổi lớn về mặt nhận thức, học vấn, tự chủ kinh tế và am hiểu pháp luật … tức là đã có đủ các yếu tố để trở thành một chủ thể độc lập; Thứ ba, cấu trúc sinh học cũng nhƣ sự nhạy cảm và mối quan tâm của nữ giới có nhiều điểm gặp gỡ với nhịp sống thời hiện đại.

Sự bình đẳng về chủ thể sáng tạo đƣợc thể hiện ở việc đội ngũ các nhà văn nữ ngày càng đông đảo và rầm rộ trên văn đàn. Và quan trọng hơn “chất nữ” – nội dung văn chƣơng đấu tranh cho sự bình đẳng giới của phụ nữ trên các lĩnh vực cũng đƣợc thể hiện rõ nét. Các nhà văn nữ có những đóng góp to lớn về nội dung phản ánh, hình thức biểu hiện, vừa kế thừa truyền thống lại vừa tạo đƣợc giọng điệu riêng, khẳng định dấu ấn của phái nữ và hƣớng đến tính dân chủ bình đẳng trong sáng tác. Truyện ngắn của họ, không chỉ áp sát hiện thực đời sống mà còn thể hiện rất rõ ý thức về vị trí, vai trò của ngƣời phụ nữ trong xã hội. Sự hiện diện của văn học nữ tính và âm hƣởng nữ quyền trong văn học Việt Nam có thể coi là một bƣớc phát triển thực sự của văn học theo hƣớng dân chủ hóa.

Văn học mang màu sắc nữ quyền trong văn học đƣơng đại trƣớc hết thể hiện ở chủ đề, đề tài mà các tác giả nữ hƣớng đến. Đó là tình yêu và hạnh phúc, khi viết về mảng đề tài này nhà văn có có hội khám phá mọi cung bậc của cảm xúc: từ những rung động nhẹ nhàng cho đến tình yêu say đắm, nhƣng dƣ vị ngọt ngào và cả những đắng cay … Trong sáng tác của các cây bút nữ đƣơng đại ta dễ nhận thấy thái độ chủ động, quyết liệt đấu tranh để giành, giữ tình yêu, dám sống thật với chính mình và dám đi đến tận cùng bản thể. Trên trang viết của họ, chúng ta thấy hiện lên “những ngƣời đàn bà khổ vì yêu, rút hết gan, hết ruột để yêu và hi sinh cho tình yêu bất cần những hệ lụy sau đó” [45, 16]. Vẫn biết “lời yêu mỏng manh nhƣ màu khói” những ngƣời phụ nữ vẫn không ngừng khao khát, kì vọng vào tình yêu bởi tình yêu chính là sự sống của ngƣời phụ nữ. Xua đi những thổn thức, chờ đợi, bất an, đau khổ, ngƣời phụ nữ vẫn dạt dào yêu đƣơng, điều đó tạo nên một sự mạng mẽ đáng thƣơng đối với ngƣời phụ nữ. Họ luôn ý thức rõ hạnh phúc là gì và luôn đấu tranh để có đƣợc, họ nâng niu, trân trọng vô vùng những khát vọng, những ƣớc ao của giới mình bởi họ ý thức đƣợc giá trị của bản thân. Cuộc hành trình đi tìm hạnh phúc của ngƣời phụ nữ trên trang viết của những ngƣời phụ nữ chủ động, hiện đại chính là cuộc “tuyên chiến” với những quan niệm cổ hủ, lạc hậu đối với ngƣời phụ nữ.

Không chỉ thẳng thắn nói về những khao khát tình yêu, hạnh phúc, ngƣời phụ nữ trong văn học đƣơng đại đã đứng lên đối diện với đàn ông, đi sâu tìm hiểu để “xét lại” bản chất của những ngƣời đàn ông mà xƣa kia họ chỉ có một mối quan tâm là phục tùng và dâng hiến. Hình ảnh ngƣời đàn ông bất toàn trong con mắt những ngƣời phụ nữ cũng là sự thể hiện một phần âm hƣởng nữ quyền trong văn xuôi Việt Nam đƣơng đại.

Trong tình yêu, hạnh phúc gia đình những ngƣời đàn ông hiện lên hầu hết là những kẻ phản bội, quên ơn nghĩa, ích kỉ, thờ ơ, vô trách nhiệm hoặc là nhạt nhẽo, vô vị. Rất nhiều lần các nhà văn nữ đã phải thốt lên “Đàn ông rặt một bọn đểu cả” (Nguyễn Thị Thu Huệ); Anh chàng trong truyện Một chiều mưa vui vẻ với một cô gái khác trong ngôi nhà ấm áp,

tràn ngập tiếng cƣời, bỏ mặc ngƣời yêu đứng dƣới mƣa chờ đợi với bao lo lắng. Hay nhân vật ngƣời đàn ông trong Biển và người đàn bà xấu xí, Đàn bà xấu không có quà đã nhận sự cƣu mang, nâng đỡ của những ngƣời phụ nữ khi ốm yếu, bệnh tật, nhƣng khi khỏe mạnh họ

lại lãng quên thậm trí bỏ rơi những ngƣời đã từng cƣu mang họ. Rồi những ngƣời đàn ông có đầy đủ địa vị và hạnh phúc trong Ma bò bay và những chuyện khó nói, Hai mươi bảy bước chân là lên thiên đường… nhƣng với lòng tham vô đáy, ham muốn hƣởng thụ, y đã hãm hại, lừa tình biết bao cô gái nhẹ dạ. Có một kiểu đàn ông tƣởng chừng không có lỗi lầm trong cuộc sống, không đem đến bất hạnh cho ngƣời phụ nữ, nhƣng thực chất họ lại có lỗi với hạnh phúc bở đó là những ngƣời tẻ nhạt, vô vị và đơn điệu. Với những ngƣời phụ nữ nhạy cảm, tinh tế, đặt biệt là họ sống trong xã hội hiện đại với rất nhiều nhu cầu thì tình yêu và hạnh phúc đòi hỏi phải có sự hòa hợp của cả tâm hồn và thể xác. Lan trong Một nửa cuộc

đời từng nhận xét về chồng “Hải đơn giản, tốt bụng đế phát ghét. Nhiều ngƣời phụ nữ cũng

thấy “Chồng nàng thuộc tuýp ngƣời chắc chắn không xê dịch” nên “nàng cứ làm những gì nàng muốn” – Người đàn bà đứng trước gương. Nàng đã ngoại tình mà chồng không hề hay biết. Đặc biệt đối với những mong ƣớc đƣợc thỏa mãn về thể xác thì những ngƣời đàn ông này lại càng không đủ tinh tế để hiểu đƣợc: “những tiếng thở dài tức tƣởi của ngƣời đàn bà chƣa đến tuổi bốn mƣơi, da thịt mát lạnh, thơm tho … đang cần sự yêu chiều, ve vuốt – Chỉ

còn một ngày. Điều đó tạo nên khoảng cách ngày càng xa giữa vợ chồng, ngƣời phụ nữ sẽ

tìm kiếm một chỗ dựa tình cảm khác nhƣ một giải pháp để khỏi rơi vào trạng thái tẻ nhạt, vô vị để đƣợc sống với con ngƣời thực của mình.

Rõ ràng những ngƣời đàn ông kể trên bằng cách này hay cách khác thực sự đã làm tổn thƣơng, mang đến khổ đau cho ngƣời phụ nữ. Các nhà văn nữ đã thay mặt ngƣời phụ nữ nói chung dùng ngòi bút sắc sảo lên án họ, đây hoàn toàn không phải là một sự “nổi loạn” mà là đối mặt để tự cứu mình. Sự thay đổi quan niệm về ngƣời đàn ông của các nữ nhà văn thể hiện tính dân chủ trong văn học cũng nhƣ trong ý thức xã hội hiện đại. Một xã hội phát triển khi và chỉ khi mỗi cá nhân đƣợc nói tiếng nói đích thực của bản thân mình.

Trong văn học Việt Nam trƣớc đây, vấn đề tình dục luôn là vấn đề cấm kị. Ngay cả nam giới cũng ít khi dám công khai viết về nó, nhiều nhà nghiên cứu lại cho rằng, nữ quyền có khuynh hƣớng đi với văn chƣơng dục tính. Điều đó hoàn toàn đúng khi tác giả thông qua việc miêu tả những khát khao nhục thể để khẳng định bản ngã chứ “không phải đồng nghĩa với việc coi giải phóng tình dục là con đƣờng duy nhất để giải phóng cá nhân” [9] để khẳng

định nữ quyền. Tình dục vừa là một hoạt động bản năng,, vừa là một hoạt động có ý nghĩa văn hóa nên trong văn học, yếu tố này hiện lên nhƣ một yếu tố văn hóa và nhà văn có thể thông qua nó để biểu đạt những vấn đề nhân sinh một cách nghệ thuật. Có thể nói trong sáng tác của các nữ văn sĩ đƣơng đại yếu tố nhục cảm đang tràn ngập. Nếu trong thơ ta bắt gặp sự nồng nàn, táo bạo, đầy nhục cảm trong vần thơ của Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thƣ … thì trong văn xuôi, mà đặc biệt là truyện ngắn vấn đề từng đƣợc coi là “vùng cấm” đã đƣợc đụng chạm đến. Vào năm 2005, Nguyễn Ngọc Tƣ gây bất ngờ cho ngƣời đọc trong

Cánh đồng bất tận bởi những đoạn diễn tả con ngƣời bản năng có phần dữ dội, bạo liệt. Đỗ

Hoàng Diệu lại càng gây tiếng vang qua những trang viết thấm đẫm mày sắc nhục dục trong tập truyện Bóng đè. Và một năm sau đó, tập truyện ngắn I am đàn bà của nhà văn nữ Y Ban khiến nhiều ngƣời từng yêu thích giọng văn của chị không khỏi ngỡ ngàng khi chị đã để nhân vật của mình thổ lộ, phô bày ham muốn tình dục một cách rất tự nhiên… Các nhà văn nữ Việt Nam đƣơng đại viết về tình dục với các cách thức khác nhau nhƣng phải khẳng định là chƣa bao giờ vấn đề này đƣợc khai thác mạnh mẽ, “khiêu khích” đến thế: “Nhẹ nhàng, kín đáo trong truyện Nguyễn Thị Thu Huệ. Trực diện, trần trụi trong truyện Y Ban. Mãnh liệt, nhẩn nha và đầy thâm thúy và ẩn ý trong truyện Đỗ Hoàng Diệu. “Quê mùa”, chất phác nhƣng đằm thắm trong truyện Nguyễn Ngọc Tƣ. “Cao tay”, khéo léo đụng chạm đến tình dục nhƣ trong sáng tác Phạm Thị Hoài, Mai Ninh. Còn Lê Thị Thấm Vân, Trần Sa … lại nhầy nhụa trong những đặc tả tỉ mẩn, chi tiết không chút ngần ngại. Dù ở mức độ nào thì họ cũng đã từng bƣớc khẳng định tiếng nói của nữ giới trong văn chƣơng” [47].

Một phần của tài liệu Nhân vật nữ trong truyện ngắn của các nhà văn nữ đương đại Việt Nam ( Qua sáng tác của Dạ Ngân, Y Ban, Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tư) (Trang 37 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)