Nghệ thuật xây dựng tâm lí nhân vật

Một phần của tài liệu Nhân vật nữ trong truyện ngắn của các nhà văn nữ đương đại Việt Nam ( Qua sáng tác của Dạ Ngân, Y Ban, Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tư) (Trang 92 - 97)

Trong một tác phẩm văn học, đặc biệt là tác phẩm văn học hiện đại thì việc xây dựng tính cách, tâm lí nhân vật là vô cùng quan trọng. Xây dựng đƣợc một nhân vật có cá tính, sắc nét chính là tạo ra con đƣờng ngắn nhất truyền tải đến ngƣời đọc những nội dung tƣ tƣởng mà tác giả gửi gắm. Để làm đƣợc điều đó thì nhà văn phải chú ý đến các chi tiết thể hiện con ngƣời bên trong của nhân vật, đó là các trạng thái cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng, những phản ứng tâm lí của bản thân nhân vật trƣớc các tình huống mà nhân vật chứng kiến hoặc đã từng trải qua trong cuộc đời mình. Trong tác phẩm văn học “nhân vật” mới chỉ là khái niệm chỉ hình ảnh con ngƣời ở bề nổi thông qua một số hoạt động sự kiện nhất định, nếu chỉ dừng lại ở đó thì nhân vật sẽ rất khô khan, tẻ nhạt và thiếu hẳn đi

cuộc sống nội tâm phong phú, đa dạng bên trong. Cái tài của nhà văn là thể hiện đƣợc quá trình diễn biến tâm lí phức tạp của nhân vật theo logic nội tại của nó.

Khắc họa tâm lí qua những biểu hiện bên ngoài cũng là một trong những thủ pháp quan tâm bởi chúng ta đều biết, mỗi nhân vật là một vũ trụ đầy bí ẩn. Vậy thì căn cứ vào đâu mà ta có thể đoán định hoặc nắm bắt đƣợc phần nào những suy tƣ thầm kín của nhân vât? Loại trừ những biểu hiện bên ngoài với mục đích đánh lừa ngƣời đọc của tác giả, những biểu hiện bên ngoài của đa số nhân vật trong truyện ngắn nữ nhƣ: Chiều vắng, Huệ lấy chồng, Bởi yêu thương của Nguyễn Ngọc Tƣ … đều là những dấu hiệu đáng tin

để chúng ta hiểu thêm về tâm lí, tính cách, có khi là mật mã để lí giải những hành động khó hiểu của nhân vật.

Ngoài những biểu hiện bên ngoài thì để lột tả đƣợc tâm lí nhân vật nhà văn có thể trực tiếp sử dụng ngôn ngữ của chính mình khi đóng vai là ngƣời kể chuyện, biện pháp này đƣợc các nhà văn nữ vận dụng chủ yếu trong các cốt truyện có khuynh hƣớng trữ tình hóa, tức là những truyện ngắn không nặng về sự kiện và hành động mà chủ yếu thiên về diễn biến tâm lí tinh tế và phức tạp của nhân vật. Biển người mênh mông của Nguyễn Ngọc Tƣ là truyện ngắn vận dụng triệt để biện pháp miêu tả trực tiếp tâm lí nhân vật. Chất liệu cơ bản xây dựng nên tâm lí của nhân vật Hậu là những sự kiện nội tâm đƣợc chuyển hoá vào lời ngƣời kể chuyện, bằng giọng văn thân mật, đầy cảm thông và những lời văn trực tiếp gần nhƣ có sự hoà nhập nguyên vẹn với cảm xúc nhân vật, những dòng tâm trạng của nhân vật Phi có điểm tựa để tuôn chảy một cách tự nhiên: “Phi chợt tỉnh, bàng hoàng, đó là lúc anh đang mơ màng nghe tiếng mƣa long tong trên mái nhà, Phi đang thèm ai đó kêu mình thức dậy”, hay những lúc “Phi vừa ngủ dậy, đứng lặng, lắng nghe tiếng bìm bịp buồn buồn xa vời vợi trong ánh nắng chiều, Phi nhớ triền dừa nƣớc xanh miết ở trƣớc nhà ngoại mình, nhớ đứt ruột.”. Những khoảnh khắc Phi “chợt tỉnh, bàng hoàng” khi “thấy” lòng mình, khi nhận ra mình khao khát điều gì, ấy chính là cầu nối dẫn chúng ta vào tâm hồn và tính cách nhân vật.

Ƣu điểm của biện pháp miêu tả trực tiếp tâm lí nhân vật là ngƣời đọc có thể tiếp cận trực tiếp và chân thực thế giới nội tâm phức tạp của nhân vật, có thể hồi hộp dõi theo thừng bƣớc ngoạt trong tâm lí nhân vật. Thế nhƣng, ngay trong những điểm mạnh ấy đã hàm chứa những điều đáng lo ngại vì nếu sử dụng “quá liều”, đôi khi nhân vật trở nên trần trụi trƣớc mắt của độc giả đến mức không còn khẳ năng gây hứng thú hay bất ngờ. Do đó, để đạt đƣợc thành công trong việc miêu tả tâm lí nhân vật, nhà văn phải linh hoạt vận dụng nhiều biện pháp khác nhau với lƣợng khác nhau cho từng kiểu nhân vật và ý đồ nghệ thuật khác nhau.

Bên cạnh hai phƣơng pháp trên thì trong quá trình xây dựng tâm lí nhân vật trong truyện ngắn đƣơng có lẽ phƣơng pháp đƣợc các nhà văn ƣa chuộng nhất thì là sử dụng biện pháp đối thoại và độc thoại nội tâm. Độc thoại nội tâm là hình thức tự sự xuất hiện từ kịch cổ đại, nhất là trong kịch của Shakespeare. Theo Từ điển thuật ngữ văn học” thì

độc thoại nội tâm là: “lời phát ngôn của nhân vật nói với mình, thể hiện trực tiếp quá trình tâm lí nội tâm, mô phỏng hoạt động cảm xúc, suy nghĩ của con ngƣời trong dòng chảy trực tiếp của nó” [54, 87-88]. Đây là một hình thức rất hiện quả để nhà văn thâm nhập vào thế giới nội tâm của nhân vật một cách tự nhiên, Những diễn biến trong tâm trạng nhân vật đƣợc thể hiện qua suy nghĩ, cảm xúc cụ thể do nhân vật ấy tự thể hiện, phơi bày. Hình thức độc thoại nội tâm của nhân vật thƣờng xuất hiện trong những tuyện ngắn có khuynh hƣớng trữ tình hoá. Các nhà văn nữ, bằng ngòi bút tinh tế và nhạy cảm của mình, sẵn sàng đi đến mọi ngóc ngách tính cách lẫn tâm sự sâu kín để làm sáng tỏ những gì thuộc về bản chất, lƣơng tâm con ngƣời. Và trong xây dựng nhân vật, họ cũng thƣờng đi sâu vào tâm lí, sử dụng các thủ pháp khác nhau nhằm phát hiên ra những điều sâu xa ẩn giấu dƣới cái vẻ ngoài bình thƣờng của nhân vật. Họ thao thức, suy nghĩ, vui buồn cùng nhân vật của mình trƣớc những biến cố, thăng trầm trong cuộc đời. Bởi độc thoại nội tâm phù hợp với những tác phẩm mang khuynh hƣớng trữ tình nên thủ pháp này xuất hiện nhiều trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tƣ. Truyện ngắn của chị không nhiều sự kiện, thay vào đó là những dòng tâm trạng cứ chảy tràn trên từng trang giấy, mang nặng suy tƣ, trăn trở giữa cuộc đời. Với tài năng, sự nhạy cảm vốn có và với tấm lòng chân

thành, Nguyễn Ngọc Tƣ đã “đột nhập”, khám phá thế giới nội tâm từng nhân vật, qua đó ngƣời đƣợc cũng hiểu hơn, thông cảm và trân trọng tất thảy những con ngƣời đó. Có khi chỉ bằng một ánh mắt, một nụ cƣời … nhƣng Nguyễn Ngọc Tƣ cho chúng ta thấy cả cõi lòng của nhân vật đang ngổn ngang, đầy ắp những giằng xé, những điều chất chứa trong lòng không thể nói thành lời trong truyện ngắn Lí con sáo sang sông. Có khi cả câu chuyện là một dòng suy tƣởng về quá khứ, những cao trào thăng hoa của cảm xúc và quá trình đấu tranh tâm lí dữ dội để vƣợt thoát khỏi những ngại ngùng của nhân vật, bày tỏ tình cảm chôn giấu của mình: Trong truyện ngắn Một mối tình, nhân vật “tôi” đã thể hiện những tình cảm vừa nhẹ nhàng, đằm thắm vừa dữ dội và đắm say dành cho ngƣời anh rể, và tất cả những nỗi niềm ấy chỉ diễn ra trong âm thầm, bao trùm cả không gian vẫn là sự im lặng đến ngột ngạt bởi yêu thƣơng bị đè nén, bị từ chối. Chỉ có nhân vật “tôi” tự đối thoại, đối chất với lòng mình. Hình thức độc thoại nội tâm trong trƣờng hợp này đã giúp chúng ta du hành vào thế giới cảm xúc của nhân vật, để sống thật với từng hơi thở, với từng nỗi khát khao, tủi hờn của cô.

Độc thoại nội tâm còn đƣợc các tác giả nữ sử dụng dƣới một hình thức khác, đó là nhân vật đối thoại với một đối tƣợng khác, có thể không phải mình, nhƣng cũng chỉ có mình nghe thấy. Đó chính là đối thoạt nội tâm. Đối thoại nội tâm là nhân vật đối thoại với con ngƣời khác của mình hoặc một đối tƣợng nào đó trong tâm tƣởng. Khi đó chúng ta thấy đƣợc nhiều con ngƣời trong một con ngƣời hay chính là nhân vật đang tự phân thân. Đối thoại nội tâm cũng là một thủ pháp đắc địa để miêu tả nội tâm nhân vật. Nó mở ra một thế giới tâm trạng đầy những nỗi niềm, mà vì một lí do nào đó, một mặt nhân vật nói ra để cho thoả nỗi lòng, muốn chia sẻ với ngƣời khác, nhƣng lại muốn giữ cho riêng mình. Chính vì cậy mà họ càng buồn, càng cô đơn, nỗi cô đơn chỉ đƣợc giải toả một nửa bởi họ tự thoả mãm, tự hỏi và cũng tự trả lời. Mâu thuẫn nội tâm này rất phổ biến trong các truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tƣ: Bởi yêu thương, Làm má đâu có dễ, Cái nhìn khắc

khoải, Cánh đồng bất tận …. Hay trong truyện ngắn Bức thư gửi mẹ Âu Cơ tác giả gửi đến ngƣời đọc một thông điệp, một bức thƣ chân thành từ thẳm sâu cõi lòng ngƣời con gái giãi bày nỗi lòng mình và nỗi lòng của những ngƣời thiếu nữ khác cũng có nỗi đau

nhƣ mình, nỗi đau mất con và đối thoại với mẹ (ngƣời vắng mặt) về vấn đề tình yêu, hôn nhân hạnh phúc, về những quan niệm tƣởng nhƣ đã định hình từ lâu trong xã hội. Bức thư

gửi mẹ Âu Cơ còn là sự đối thoại giữa hai thế hệ. Thế hệ trẻ nói lên tiếng nói của thế hệ

mình, tiếng nói của những ngƣời sống thực với mình bằng cả ý thức và vô thức, lí trí và bản năng, hiện thực và tâm linh. Kiểu đối thoại với ngƣời vắng mặt còn xuất hiện trong một số truyện ngắn khác nhƣ Con quỷ nhỏ trong tôi. Rất nhiều lần nhân vật đối thoại, hỏi, than thở với một đối tƣợng vắng mặt là “ngƣời đời” (Sự đối thoại trong truyện ngắn này cũng còn thể hiện sự giãi bày, tự bạch của nhân vật). Hay Vùng sáng kí ức là lời đối thoại giữa nhân vật – ngƣời con xa quê với ông cụ chùa. Hậu thiện đường cũng có nhiều câu văn nhƣ đối thoại với tất cả mọi ngƣời: “Thế mới hay, ai cũng nhem nhẻm nói rằng mọi thứ ở đời đều có giá của nó. Hoặc trồng cây gì thì ăn quả đấy, hay gieo gì thì gặt đấy. Nhƣng tôi. Tôi có gieo gì đâu mà sao đời tôi toàn cỏ dại? Chẳng lẽ, một phút sao lòng mà khốn khổ đến thế nào sao?”. Có thể nói sự đối thoại với một đối tƣợng nào đó (diễn ra ngầm trong ý nghĩ) là cách để nhân vật bộc lộ mình, nói với chính mình và thể hiện nội tâm dễ dàng và sâu sắc.

Nhiều truyện ngắn chọn kiểu viết nhật kí để khám phá tâm hồn con ngƣời với mọi ý nghĩ, cảm xúc chân thực nhất nhƣ Người đàn bà có ma lực, Hậu thiên đường. Trong

truyện Người đàn bà có ma lực những dòng tâm sƣ của nhân vật đƣợc gợi nên từ những trang nhật kí của thời tuổi trẻ. Với những ngƣời phụ nữ này thì nhật kí là “những chồng kỉ niệm của cả một quãng đời”. Trong Hậu thiên đường thì nhật kí chính là ngƣời bạn tri kỉ của cô gái non nớt gửi tất cả những ý nghĩ, xúc cảm từ những cái con con, vặt vãnh đến những quan niệm về tình yêu, cuộc đời: “Ngày. Hôm nay đang ngồi trong lớp học chợt thấy một chị che cái ô đỏ. Đẹp thế không biết”. “ Ngày. Sao mẹ hay về khuya thế không biết …”. Đó cũng chính là nơi để ngƣời mẹ có thể hiểu đúng và hiểu hết về con mình để ngƣời mẹ “thẫn ngƣời”, “lặng ngƣời”, “có cảm giác mình bỗng hoá thành đá”, rồi cả “cuồng điên, tiếc nuối và bất lực”, nghĩa là trải qua mọi chuyển biến của cảm xúc khi hiểu hết về con qua những trang nhật kí. Nhƣ vậy độc thoại nội tâm đƣợc thể hiện qua những trang nhật kí là cách thể hiện chân thực nhất nội tâm khi nhân vật chi còn đối diện

với chính mình. Đồng thời cách viết nhật kí cũng tạo khả năng biểu hiện con ngƣời trỏng nhiều khoảng thời gian của đời ngƣời.

Trong độc thoại nội tâm thì đối thoại trong độc thoại là một dạng đối thoại độc đáo, kiểu đối thoại ngầm vừa nhƣ một sự tự vấn, vừa nhƣ tự mổ xẻ bản thân mình giúp các nhà văn biểu hiện “con ngƣời trong con ngƣời” một cách sấu sắc. Trong truyện Hậu

thiên đường có nhiều đoạn nhân vật đối thoại với chính mình: “Tôi lặng ngƣời nhìn nó. Thôi, xong rồi. Con gái tôi thành đàn bà mất rồi”, “Đứa nào nhỉ, đứa nào mang khuôn mặt đợi chờ của con gái tôi đi mất và trả cho nó khuôn mặt đàn bà, vừa đằm thắm vừa non nớt của cô bé mƣời sáu tuổi”. Ta có thể cảm nhận đƣợc nỗi đau nhƣ đứt từng khúc ruột của ngƣời mẹ trƣớc bất hạnh của con qua dòng đối thoại ngầm nhƣ thế. Còn đây là đoạn diễn tả những khoảng khắc: “Một mình, mình lại thƣơng mình xót xa” (Truyện

Kiều), “Thế nào nhỉ? Bốn mƣơi tuổi tôi đã có cái gì cho mình. Tiền tài thì vớ vẩn, chỉ đủ

ăn và giữ đƣợc một cuộc sống đạm bạc. Một vài cái váy để đi dạ hội và nhảy đầm”. Những câu đối thoại ngầm xuất hiện hình nhƣ trong tất cả các truyện dòng tâm trạng: “Nàng đi tìm cái gì nhỉ. Ngƣời ta cái chuyện lấy chồng dễ thế, sao mày lại khó?” – Tình

yêu ơi ở đâu?....

Đối thoại, độc thoại nội tâm thực sự là một biểu hiện của con ngƣời luôn trăn trở, luôn tự lí giải, tự nhận thức, Trong văn học đây là phƣơng pháp đặc biệt giúp nhà văn khám phá và thể hiện “con ngƣời trong con ngƣời”. Và độc thoại trong độc thoại chính là việc con ngƣời đã nhìn vào chính nội tâm mình, biến tâm hồn thành “thao trƣờng tranh cãi” để nhận thức về mình và để hiểu mình. Điều đó cũng sẽ đem đến tính chất nhân văn cho văn học hôm nay.

Một phần của tài liệu Nhân vật nữ trong truyện ngắn của các nhà văn nữ đương đại Việt Nam ( Qua sáng tác của Dạ Ngân, Y Ban, Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tư) (Trang 92 - 97)