Những điều kiện mới để thực hiện thiên chức phụ nữ

Một phần của tài liệu Nhân vật nữ trong truyện ngắn của các nhà văn nữ đương đại Việt Nam ( Qua sáng tác của Dạ Ngân, Y Ban, Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tư) (Trang 64 - 68)

Đất nƣớc ta đã bƣớc ra khỏi cuộc chiến tranh giành độc lập đƣợc gần bốn mƣơi năm và đang từng bƣớc hội nhập với thế giới. Ngƣời phụ nữ của xã hội hiện đại hôm nay đã khác xƣa rất nhiều. Họ có thể nắm giữ các vị trí cao hơn trong bộ máy nhà nƣớc nhƣng cũng phải cố gắng nhiều để vừa hoàn thành công việc xã hội, vừa làm tròn thiên chức của mình.

Một điều không thể phủ nhận là xã hội Việt Nam đƣơng đại đã có cái nhìn cởi mở hơn đối với ngƣời phụ nữ. Trong xã hội cũ, những mong muốn, nhƣng khao khát rất đỗi bình thƣờng của một ngƣời phụ nữ là đƣợc làm vợ, làm mẹ trong một số trƣờng hợp họ phải dấu kín hoặc không dám thực hiện thì giờ đây ngƣời phụ nữ trong xã hội hiện đại đã dám lên tiếng đòi quyền cho mình, bởi đó là thiên chức thiêng liêng cũng đồng thời là quyền của bất kì ngƣời phụ nữ nào khi đƣợc sinh ra. Họ dám có những quyết định táo bạo nếu nhƣ quyết định đó thực sự cần thiết cho cuộc sống của họ. Ví nhƣ làm một ngƣời mẹ đơn thân trong xã hội trƣớc đây là điều cấm kị đối với một ngƣời phụ nữ, hoặc có cũng là những ngƣời lâm vào bƣớc đƣờng cùng, họ phải sống trong sự dè bỉu của làng xóm, của

dƣ luận, điều đó mang lại trăm nghìn khó khăn cho cuộc đời một ngƣời phụ nữ. Nhƣng ngƣời phụ nữ ngày nay không còn quá lệ thuộc vào búa rìu dƣ luận nữa, và xã hội cũng đã có cái nhìn nhân ái hơn với những đòi hỏi chính đáng của ngƣời phụ nữ. Thậm chí đối với một bộ phận phụ nữ (không phải là ít) làm mẹ đơn thân chính là chủ trƣơng của họ. Trƣớc hết ta phải thấy rằng đây là những ngƣời phụ nữ rất mạnh mẽ và độc lập, họ không chỉ độc lập về cuộc sống cá nhân mà còn cả về kinh tế. Đã xa rồi cái thời “Xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”, họ chứ không phải ai khác chọn cho mình một lối sống, một con đƣờng tạo nên số phận cho mình. Họ hoàn toàn có thể cho phép mình trở thành một bà mẹ đơn thân, suốt đời thiếu vắng đàn ông nhƣ Mại trong truyện ngắn cùng tên của Nguyễn Thị Thu Huệ, Trang trong Bàn tay lạnh, Thuận trong Goá phụ đen của Võ Thị

Hảo.

Trong xã hội ngày nay, ngƣời phụ nữ đã có chỗ đứng, có tiếng nói trong xã hội, họ cũng độc lập chẳng kém gì một đấng mày râu, thậm trí trong một số trƣờng hợp ngƣời phụ nữ đã phải đƣa vai ra gánh vác việc gia đình, và trở thành trụ cột. Bên ngoài xã hội họ cũng đã rất xuất sắc trong các vị trí mà trƣớc đây chỉ nam giới là có quyền đảm nhận nhƣ chính khách, nhà khoa học, tƣớng lĩnh và các cƣơng vị chuyên môn khác….Tuy vậy, các nhà văn nữ vẫn nhấn mạnh thiên chức làm vợ, làm mẹ của ngƣời phụ nữ. Các chị còn cho rằng chính tính nữ trong đời sống hôn nhân và trong tình mẫu tử sẽ làm cho ngƣời phụ nữ hiện đại thành đạt “một cách có hƣơng vị”. Vậy tại sao ngày nay lại có nhiều bà mẹ đơn thân đến vậy?

Quyết định đƣơng đầu với cuộc sống mà không cần đến một ngƣời đàn ông bên cạnh không phải là một trào lƣu, hoặc một quyết định bồng bột, thiếu suy nghĩ, cũng không bởi không phải những ngƣời phụ nữ này không cần tình yêu. Vì bản chất của phụ nữ là thích đƣợc che chở, “mong đƣợc là một “dây leo đẹp” bên một “cây đại thụ”. Ngƣời phụ nữ nào, dù giỏi đến đâu, nhiều lúc vẫn cần có cảm giác đƣợc dựa vào tình yêu lớn của một ngƣời đàn ông thực sự, nhƣng họ vẫn có những quyết định táo bạo, một mình đƣơng đầu với mọi khó khăn của cuộc sống. Theo chúng tôi có một vài nguyên nhân cơ bản sau: Thứ nhất nhƣ đã nói ở trên ngƣời phụ nữ trong xã hội ngày nay độc lập về kinh

tế, họ có thể tự định đoạt cuộc đời mình; Thứ hai cái ngƣời phụ nữ cần là “tình yêu lớn của một ngƣời đàn ông thực sự”. Nhƣng không phải ngƣời phụ nữ nào cũng may mắm có đƣợc một bờ vai rộng, vững chắc để dựa dẫm mà phần lớn họ đều có những vấp ngã trong tình yêu, có những thất vọng trong cuộc sống hôn nhân để cuối cùng rơi vào trạng thái “chim sợ cành cong”; Thứ ba ngƣời phụ nữ ngày nay mang trong mình tƣ tƣởng hƣớng ngoại, bên cạnh thiên chức họ đảm nhận những trọng trách xã hội mà cuộc sống gia đình lại chính là rào cản đối với họ.

Nói không với cuộc sống hôn nhân nhƣng làm mẹ lại luôn là một khao khát rất bản năng của ngƣời phụ nữ, và họ cũng không ngần ngại cho phép mình có đƣợc cái thiên chức ấy. Có những trang viết rất xúc độngvề ƣớc mơ làm mẹ của ngƣời phụ nữ. Đó là những xao động, những run rẩy trong tâm hồn của một phụ nữ khi biết mình sắp đƣợc làm mẹ: “Dấu hiệu có mang thì Thi biết rất rõ… Thi không e dè cho Khả nhìn thấy, cảm thấy những dấu hiệu cấn thai. Trƣớc tiên là hai bầu vú. Chúng đã bắt đầu căng lên nhƣ sẵn sàng tích sữa. Mỗi khi đôi tay Khả chạm vào bầu vú mân mê là mỗi lần Thi có cái cảm giác đau nhức sung sƣớng của một thân cây nhƣ mầm, một cơ thể đang khai hoa, một ngƣời đàn bà sắp đƣợc làm mẹ”. Chị day dứt, dằn vặt khi hoàn cảnh buộc phải bỏ đi giọt máu của tình yêu. Nhƣng không, với bản lĩnh của một ngƣời phụ nữ hiện đại cuối cùng chị đi đến quyết định giữ lại đứa trẻ cho riêng mình: “Thi đứng dậy, bƣớc ngƣợc ra cổng, thấy trào thƣơng cái sinh linh đang bám chặt máu thịt mình” –Bồng bềnh thiên sứ - Bích Ngân.

Đƣợc làm mẹ là thiên chức và có lẽ là mong ƣớc của mọi phụ nữ. Đối với những ngƣời phụ nữ bình thƣờng, việc lập gia đình rồi sinh con đẻ cái là việc làm hợp lẽ, và nếu mọi việc diễn ra dễ dàng và suôn sẻ thì cái việc đƣợc làm mẹ trẻ con thƣờng gắn với những trách nhiệm nặng nề mà nhiều khi còn làm cho ngƣời ta mệt mỏi. Những hạnh phúc bình thƣờng, ít sóng gió ấy thƣờng không tạo đƣợc cảm hứng cho các nhà văn, mà những chuyện tình éo le, dị biệt thì lại đƣợc chú ý khai thác. Trong các tác phẩm về đề tài này, khao khát đƣợc làm mẹ của ngƣời phụ nữ thƣờng đƣợc các nhà văn nữ đặc biệt quan tâm. Trong cuộc sống ngày nay con ngƣời có nhiều lí do để sống chung với nhau khi

chƣa là vợ chồng. Và khi đó, đứa con không đƣợc phép ra đời vì nó sẽ là vật cản cho sự tự do, cho lạc thú và trói buộc những ngƣời trong cuộc vào biết bao nhiêu trách nhiệm và nghĩa vụ. Thế nhƣng, phụ nữ muôn đời vẫn thế. Có thể một lúc nào đó họ mềm lòng thả trôi mình trong vào một mối quan hệ vợ chồng không chính thức, nhƣng nếu thực sự yêu, họ sẽ muốn có những đứa con mang gƣơng mặt tình yêu. Nhu cầu đƣợc chính danh trong họ sẽ hối thúc họ bày tỏ với ngƣời đàn ông họ yêu. Và thông thƣờng trong những hoàn cảnh éo le đó, nhu cầu đƣợc làm mẹ trỗi dậy rất mãnh liệt. Những cảm xúc rất đặc biệt này khi đƣợc viết lên từ chính những trải nghiệm của ngƣời phụ nữ, nó chân thật, tinh tế đến nghẹn ngào. Do có khả năng nhạy bén trong miêu tả tâm trạng nên các nhà văn nữ đƣa nhân vật của mình đến gần với độc giả hơn, với trái tim cảm thông và chia sẻ với những ngƣời thuộc giới mình, các chị luôn để cho nhân vật của mình một lối thoát, để nhân vật bản lĩnh, vững vàng trong lựa chọn của mình bởi “Hạnh phúc là do cách ngƣời ta quan niệm và lựa chọn” – Võ Thị Hảo... Đằng sau những chuyện không đâu vào đâu, đằng sau những "vùng lặng" lại là những nốt nhấn thấm đến tận tâm can ngƣời đọc. Chắc rằng nhiều độc giả nữ cũng tìm thấy hình bóng của mình trang viết của các nhà văn nữ. Mỗi ngƣời có một câu chuyện, mỗi ngƣời là một dòng sông, nó chảy từ nguồn ra tới biển. Có thể dòng sông này hiền hòa, êm ả, dòng sông kia nhiều ghềnh thác hoặc ngay trên môt dòng sông cũng có khúc dịu dàng, có khúc dữ dội nhƣng chính những nét khác biệt đó lại tạo nên sự cuốn hút mãnh liệt. Bên cạnh thiên chức làm mẹ, ngƣời phụ nữ còn mang trong mình thiên chức của một ngƣời vợ. Nhiệm vụ của ngƣời phụ nữ ngàn đời nay là “ngƣời xây tổ ấm”. Tuy nhiên, nếu trong xã hội cũ ngƣời vợ thực hiện thiên chức này với sự phục tùng tuyệt đối, tất cả đều nghĩ cho chồng con, hi sinh tất cả cho chồng con thì ngày nay ngƣời phụ nữ đã biết quan tâm đến những đòi hỏi của bản thân. Họ là những phụ nữ trí thức, nên có những mối quan hệ rộng rãi do công việc mang lại. Những nhu cầu tình cảm của ngƣời phụ nữ trí thức không đơn giản. Họ có đòi hỏi cao về cuộc sống tinh thần và thƣờng rất nhạy cảm. Đối với ngƣời chồng, cái ngƣời phụ nữ cần không chỉ là sự che chở, bao bọc mà còn là sự chia sẻ, hòa hợp trong đời sống vợ chồng. Nhƣ đã tìm hiểu trong mục “Nới giãn biên độ của tự do và tự chủ cá nhân”, ngƣời phụ nữ hiện đại luôn biết cân nhắc, suy xét rất kĩ càng và thƣờng không buông thả mình trôi theo cảm

xúc bồng bột mà biết dừng lại để bảo tồn những gì đang có trong tay. Tuy biết tự kiềm chế trong các mối quan hệ, nhƣng có lẽ bản tính lãng mạn và khao khát hạnh phúc làm cho những ngƣời phụ nữ không thôi mơ ƣớc đến sự hoàn hảo. Họ luôn sợ sự cũ kĩ trong cảm xúc, nhàm chán trong thói quen mà một cuộc hôn nhân lâu bền thƣờng ít khi tránh khỏi. “Nàng đã từng rất yêu chồng và chƣa từng ngủ với ai khác ngoài chồng. Trong cuộc hành trình chồng nàng cũng nhiều lần làm cho nàng thỏa mãn. Thực tế trong lòng không bao giờ nàng muốn ngủ với ngƣời đàn ông khác ngoài chồng. Nhƣng anh đã không còn làm nàng xốn xang đƣợc nữa. Khi anh động vào nàng, nàng không còn cảm giác rùng mình rồi tan biến đi. Trong khi đó những ngƣời đàn ông mà nàng đã ngoại tình lại mang đến cho nàng các cảm giác mới mẻ nhƣ thủa ban đầu. Trong cuộc sống, nàng càng không vừa lòng bao nhiêu thì nàng hay trốn vào các giấc ngủ bấy nhiêu. Giấc ngủ sẽ bao che cho nàng, mà trong đó nàng luôn đƣợc thỏa mãn, sự thỏa mãn không bao giờ có hình bóng”. – Người đàn bà và những giấc mơ của Y Ban. Với sự nhạy cảm giới, các nhà văn nữ đã cất lên tiếng nói vừa nhƣ bày tỏ, vừa nhƣ thanh minh cho ngƣời phụ nữ lại vừa nhƣ chỉ ra những ranh giới cho ngƣời phụ nữ biết để mà dừng lại. Và dƣờng nhƣ đây cũng là những trang viết đầy tâm huyết của các chị giành cho ngƣời đàn ông nhìn lại chính mình.

Trong xã hội phong kiến, trong chiến tranh, thế giới quan của ngƣời phụ nữ chỉ bó gọn trong một gia đình, một cái làng nhỏ, phải đối diện với những lề thói, hủ tục, sự soi mói của ngƣời đời nên rất khó để ngƣời phụ nữ thay đổi cuộc sống của mình. Nhƣng trong xã hội hiện đại đã khác đi nhiều. Ngƣời phụ nữ độc lập, tự chủ hơn. Họ có xu hƣớng sống cho bản thân mình, chiều chuộng cảm xúc của chính mình. Để thực hiện thiên chức của mình, họ cũng có nhiều cách hơn và họ đem đến cho văn học những trải nghiệm mới, những hiểu biết mới về ngƣời phụ nữ. Họ cho ta cảm nhận về ngƣời phụ nữ hiện đại, những con ngƣời thật đa sự.

Một phần của tài liệu Nhân vật nữ trong truyện ngắn của các nhà văn nữ đương đại Việt Nam ( Qua sáng tác của Dạ Ngân, Y Ban, Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tư) (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)