So với đối tƣợng thẩm mĩ là ngƣời phụ nữ luôn mang vẻ đẹp thầm lặng, đức hi sinh cao cả trong văn học Việt Nam trƣớc 1975, thì ngƣời phụ nữ trong văn chƣơng đƣơng đại đã có những sự khác biệt rõ rệt. Họ đã đƣợc khám phá sâu hơn ở nhiều phƣơng diện, đƣợc nhìn ở nhiều vị thế và trong tính đa chiều của các mối quan hệ: ngƣời phụ nữ
với xã hội, ngƣời phụ nữ với lịch sử, ngƣời phụ nữ của gia đình, ngƣời phụ nữ với bản thân … Thích hợp với môi trƣờng, hoàn cảnh của thời đại, ngƣời phụ nữ trong giai đoạn văn học này cũng năng động hơn, hiện đại hơn, bản lĩnh hơn và quyết đoán hơn, và đặc biệt là có tri thức đồng thời đƣợc đánh gia cao trong nhiều lĩnh vực.
2.2.1.1. Người phụ nữ trong quan hệ với xã hội
Con ngƣời chúng ta, không ai có thể sống mà tách khỏi môi trƣờng xã hội. Trƣớc kia, ngƣời phụ nữ chỉ quanh quẩn với chợ búa, bếp núc. Những con ngƣời mà họ thƣờng xuyên tiếp xúc chủ yếu là anh em họ hàng và những ngƣời hàng xóm. Ngày nay, ngƣời phụ nữ đã đƣợc đi học, đi làm và gánh vác những trọng trách. Các mối quan hệ xã hội của họ dần trở nên phức tạp hơn khiến cho đời sống tâm hồn cũng phong phú hơn. Các nhà văn nữ đƣơng thời bằng sự trải nghiệm, chiêm nghiệm của cá nhân đã chứng tỏ ƣu thế của mình trong việc mô tả những trăn trở, thao thức, dằn vặt nội tâm của ngƣời phụ nữ trong các mối quan hệ xã hội chồng chéo: Tai nạn của Lý Lan, Nghề giáo của Võ Thị Xuân Hà, Hồ đêm thăm thẳm của Trần Thùy Mai… Để thấy đƣợc chân dung của
ngƣời phụ nữ trong xã hội hiện đại, trƣớc hết phải kể đến những ngƣời phụ nữ biết thích ứng với cuộc sống. Họ có một điểm chung là sống mạnh mẽ, tự chủ, dám nghĩ dám làm, không lạc lõng trƣớc thời cuộc. Nhân vật Cẩm trong truyện ngắn Tai nạn của Lý Lan là
một ngƣời phụ nữ có tính cách mạnh mẽ và đầy tự chủ. Là một công chức bình thƣờng trong một thành phố lớn, Cẩm dễ bị lẫn vào đám đông bởi dáng vóc và nghề nghiệp không mấy đặc sắc. Cẩm sống thờ ơ, lãnh đạm với cuộc đời một phần bởi cha mẹ chị mất sớm, không còn ai thân thích. Chị có nghề nghiệp, có một căn nhà chung cƣ, và bằng lòng với những gì mình có… cho đến khi gặp Thanh và tai nạn xảy ra. Cẩm có thai. Sau bao cân nhắc, đắn đo, Cẩm quyết định làm một ngƣời mẹ đơn thân mặc dƣ luận xã hội. “Cẩm không cần công bố cũng không coi đó là bí mật. Đằng nào thì chỉ có chị là ngƣời sống cuộc đời của chị mà thôi”. Cẩm tƣởng nhƣ là một phụ nữ bình thƣờng, nhƣng thực ra vô cùng bản lĩnh. Ở chị có sự chín chắn của một phụ nữ có học, có phong thái bình thản ung dung của con ngƣời độc lập, tự do. Chị là ngƣời phụ nữ hiện đại theo đúng quan niệm của nhà văn Lý Lan.
Ngƣời phụ nữ trong xã hội hiện đại có thể đứng ở nhiều cƣơng vị xã hội khác nhau. Có thể là nhà văn, nhà báo, công chức văn phòng và cũng rất nhiều trong số họ làm nghề dạy học, một nghề mà ngƣời phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến không dám mơ tƣởng. Truyện ngắn Nghề giáo của Võ Thị Xuân Hà cho chúng ta cái nhìn về một
ngƣời phụ nữ hiện đại làm nghề giáo. Cô giáo Thùy có chồng là bộ đội, một mình dạy học và nuôi hai con nhỏ ở một thị xã ven biển. Giữa thời buổi nghề giáo lên ngôi bởi thu nhập cao từ dạy thêm, chị đã tỏ ra rất bản lĩnh khi dứt khoát không tham gia vào cái công việc dạy thêm đó. Không phải chị không cần tiền để nuôi con, mà vì chị cảm thấy “có cái gì đó vƣơng vƣớng, sạn sạn trong việc dạy thêm kiếm tiền. Cầm đồng tiền bát gạo do lũ trẻ nộp học, chị thấy mình không nên không phải thế nào”. Không giống phần lớn đồng nghiệp, chị dám gạt tự ái sang một bên để đẩy xe hàng tạp hoá ra phố bán rong. Chị bƣớng bỉnh một cách kiêu hãnh về cái cách làm thêm của mình, bởi cha chị, một ông đồ nho mực thƣớc đã dạy chị rằng: “Ở đời có hai nghề làm phúc cho đời là nghề y và nghề dạy học”. Những việc làm của chị chứng tỏ chị là một con ngƣời dịu dàng, nhân hậu nhƣng cũng đầy tự tin, bản lĩnh. Chị là một trong số vô vàn ngƣời tốt thầm lặng không thích nêu gƣơng trên báo đài nhƣng có ảnh hƣởng rất lớn tới những ngƣời xung quanh, làm cho họ phải tự nhìn lại mình và sống tốt hơn.
Qua sác tác của các chị chúng ta có thể thấy đƣợc hình mẫu khá tiêu biểu của ngƣời phụ nữ Việt Nam hiện đại, mỗi ngƣời có một số phận, một tính cách riêng tạo nên một thế giới phụ nữ muôn hình muôn vẻ. Điều đáng ghi nhận là qua những suy nghĩ, hành động của họ chúng ta hiểu rõ hơn về con ngƣời và thời đại mình đang sống. Nói cách khác, chúng ta có thể nghe thấy tiếng vọng của thời thế qua mỗi thân phận đàn bà.
2.2.1.2. Người phụ nữ trong quan hệ với gia đình
Nếu nhƣ trong văn học giai đoạn trƣớc đề tài ngƣời phụ nữ trong gia đình chƣa đƣợc quan tâm đúng mực, hoặc nếu quan tâm thì cũng chủ yếu để tạo ra một động lực lớn phục vụ cho tiền tuyến thì nay đã thực sự trở thành một đề tài lớn trong văn xuôi đƣơng
đại nói chung và truyện ngắn nói riêng. Vai trò của ngƣời phụ nữ trong gia đình ngày càng đƣợc khẳng định, nhất là trong thể loại truyện ngắn.
Nếu nhƣ vào những năm đầu thế kỉ XX do ảnh hƣởng của làn sóng tâm thƣ, một số các tác giả nữ nhƣ Đạm Phƣơng, Sƣơng Nguyệt Ánh … mới bắt đầu bàn đến vai trò của ngƣời phụ nữ trong gia đình; một số nhà văn nam có tƣ tƣởng phóng khoáng nhƣ Phan Khôi thì đòi sự bình quyền, kêu gọi phụ nữ phải có vị trí xứng đáng hơn trong gia đình cũng nhƣ xã hội thì ngày nay, chính ngƣời phụ nữ chứ không phải ai khác lên tiếng khẳng định vị trí của mình trong gia đình. Họ ý thức rõ hạnh phúc gia đình là gì và luôn đấu tranh để có đƣợc hạnh phúc ấy. Ngƣời phụ nữ hôm nay nâng niu, trận trọng vô cùng cuộc sống gia đình, nhƣng đồng thời họ cũng chú ý đến những khao khát chính đáng của giới mình và ý thức đƣợc giá trị của bản thân. Chính vì vậy mà ngƣời phụ nữ ngày nay luôn cố gắng tháo gỡ ràng buộc, tìm kiếm cho mình hạnh phúc đích thực.
Trƣớc hết, chúng ta cùng tìm hiểu hình ảnh ngƣời phụ nữ hiện đại trong quan hệ với ngƣời chồng của họ. Tình cảm vợ chồng là lĩnh vực các nhà văn dành nhiều tâm huyết để miêu tả, qua đó làm nổi bật tính cách nhân vật nữ. Các nhân vật nữ trong truyện ngắn đƣơng đại đều đã và đang trực tiếp nói lên khát khao của mình có đƣợc một ngƣời chồng lí tƣởng – ngƣời sẽ mang lại hạnh phúc cho họ, sẽ gây dựng cho họ một mái ấm gia đình, mà ở đó, sẽ không có sự bon chen, lừa lọc, ở đó, họ cảm thấy an toàn và hạnh phúc. Hƣớng tới một gia đình hạnh phúc, những cô gái trẻ tỉnh táo ngay từ tình yêu. Nhân vật nữ trong truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ thƣờng yêu một cách nhiệt tình, mạnh mẽ song cũng rất sáng suốt. Cô gái trong biển ấm vừa tròn hai mƣơi tuổi và đem lòng yêu một ngƣời đàn ông hơn cô mƣời hai tuổi. Đó là mối tình đầu của cô với những thoáng va chạm, run rẩy đầu đời. Thƣ tình anh gửi, cô đọc thuộc lòng từng chữ, từng chỗ xuống dòng hay ngắt đoạn. Tất cả cô gửi gắm nơi anh, dù anh đã một lần sang sông. Cũng vào lần sinh nhật thứ hai mƣơi ấy, cô gái mới lớn lên đƣờng đi thăm anh – một ngƣời đàn ông vừa bỏ vợ hiện đang công tác ở một miền rừng núi. Mặc cho bố mẹ van nài, ngắn cản, cô vẫn quyết tâm đi bằng đƣợc. Và cô đã thắng. Bởi cô yêu anh với một tình yêu thánh thiện, trong sáng nên cô phải đến với anh cho bằng đƣợc. Háo hức là vậy nhƣng khi đến
nơi, cô bắt đầu thấy thất vọng, bởi ngƣời đàn ông cô yêu bằng cả tấm chân tình thay vì ra đón cô với bao nỗi vui mừng thì lại đang say ở nhà. Một vài ngày bên ngƣời yêu không nhƣ cô mong muốn, cô đã thực sự hối hận và nhanh chóng quyết định từ bỏ tình yêu mù quáng này để trở về Hà Nội để tìm kiếm tình yêu đích thực: “Tôi về với cái căn nhà bé bé nhƣ tổ chim che chở cho tôi. Lúc ấy tôi mới hiểu gia đình quan trọng nhƣ thế nào” [18, 230]. Trong truyện ngắn của Đỗ Hoàng Diệu, là những cô gái luôn tỉnh táo, không thể chung sống với với những ngƣời đàn ông nhƣ “một bầy cánh cụt, con nào con nấy mũm mĩm, phì phạch”, cô sẵn sàng từ bỏ ngƣời đàn ông tầm thƣờng bên mình để đi tìm cho mình ngƣời đàn ông đích thực.
Ngƣời phụ nữ hiện đại không chấp nhận một tình yêu giả dối, tạm bợ và họ cũng không ngại đấu tranh để giành và giữ tình yêu, bên cạnh đó còn là sự bình quyền trong tình cảm. Khi cuộc sống vợ chồng có khúc mắc, ngƣời phụ nữ cũng không ngại nói lên những yêu cầu, mong muốn chân thành của mình đối với ngƣời bạn đời. Linh trong Hình
bóng cuộc đời của Nguyễn Thị Thu Huệ, bày tỏ hạnh phúc với mình là khi chồng bớt lãng mạn, văn vẻ mà thay vào đó là hãy chăm chút cho mái ấm gia đình, quan tâm và san sẻ với chị nhiều hơn nữa nỗi lo lắng thƣờng nhật của một ngƣời đàn bà để gia đình đƣợc tồn tại – về cái ăn, cái mặc về thuốc thang những khi con ốm. Nói đến những ngƣời phụ nữ thẳng thắn và cũng không kém phần quyết liệt trong tình yêu phải kể đến nhân vật trong truyện ngắn của Đỗ Hoàng Diệu. Nhân vật Vy trong Tình chuột đã dám tuyên
ngôn: hạnh phúc với chị là đƣợc thƣơng yêu, là không phải chung sống với những ngƣời đàn ông “tật nguyền về tâm hồn” – thân xác thì khoẻ mạng trong khi tâm hồn đang bị vi trùng, vi khuẩn ăn dần ăn mòn. Chị cần một tình yêu, một ngƣời đàn ông biết tin tƣởng chứ không phải lúc nào cũng săm soi “từng phân vuông trên cơ thể”. Nói chung, các nhân vật nữ hiện đại luôn là chính mình trên con đƣờng kiếm tìm hạnh phúc gia đình. Họ không lệ thuộc vào đàn ông và khao khát có đƣợc ngƣời đàn ông thực sự hiểu mình, đồng điệu với mình về tâm hồn chứ không phải chỉ là thể xác.
Ngƣời phụ nữ hiện đại đang ở đúng cái thiên chức cao cả của mình là một ngƣời vợ, ngƣời mẹ, nhƣng họ không còn mang tƣ tƣởng an phận nhƣ ngƣời phụ nữ thời trƣớc,
họ không cho là việc phụng sự chồng con, hi sinh bản thân là một nghĩa vụ cao cả của giới mình nữ. Vì vậy khi không tìm thấy tiếng nói chung, không cảm thấy thoả mãm với hạnh phúc gia đình, ngƣời phụ nữ cũng có thể “ngoại tình”, điều tuyệt nhiên không xuất hiện trong văn học cách mạng. Có thể là hơi quá, nhƣng đúng là: “ngoại tình trở thành một đặc điểm nổi bật về mặt tính cách xã hội của ngƣời phụ nữ trong văn xuôi đƣơng đại” [8]. Điển hình cho những ngƣời phụ nữ có cuộc sống gia đình đầy đủ về vật chất mà không thoả mãn về tinh thần là nhân vật nữ chính trong các truyện ngắn Một mối tình, Qua cầu nhớ người của Nguyễn Ngọc Tƣ, Dòng sông buổi chiều của Ngô Thị Kim Cúc
và Tân cảng của Nguyễn Thị Thu Huệ, Vu quy của Đỗ Hoàng Diệu. Mối quan hệ vợ chồng trong truyện ngắn Tân cảng lại đích thực là chuyện vợ chồng thời nay. Thu Huệ kể về cuộc ra đi của ngƣời phụ nữ “Ban đầu là thể xác. Rồi đến tinh thần”. Hai vợ chồng lấy nhau mƣời năm thì tám năm nghèo. Đến thời mở cửa, anh có việc làm hái ra tiền, xây một biệt thự đẹp nhƣ một cung điện. Anh có chị, có hai thằng bé với một căn nhà nhƣ thiên đƣờng trên mặt đất và tƣởng thế là đủ. Anh vẫn say mê kiếm tiền, đi sớm, về khuya. “Anh không nghe thấy tiếng thở dài tức ngực của ngƣời phụ nữ chƣa đến bốn mƣơi tuổi, da thịt mát lạnh, thơm tho của sự đầy đủ, nhàn hạ dần đang cần sự yêu chiều ve vuốt. Anh không kịp thấy chị đợi anh bằng chiếc váy sa tanh bóng mát lịm nhƣ miếng thạch mới mua. Và anh cũng chẳng kịp thấy một lọ hoa chị cắm góc phòng đang dịu dàng toả hƣơng. Tất cả. Tất cả đều đầy đủ và hoàn thiện. Chỉ đợi có anh.” [19, 10]. Cho đến khi chị đi, đi hẳn, anh mới bừng tỉnh. Một cuộc sống đầy đủ về vật chất, một ngƣời chồng thành đạt và hai đứa con ngoan không giữ nổi ngƣời phụ nữ. Chị còn có những đòi hỏi rất chính đáng về tinh thần và thể xác. Chị dễ dàng tìm thấy những gì chồng mình không có ở những ngƣời đàn ông khác trong các quan hệ công tác của mình. Câu nói của anh lúc chia tay là một lời cảnh tỉnh cho những ngƣời đàn ông khác: "Tôi mới là ngƣời có lỗi. Cái lỗi của tôi... là sống với cô mà không hiểu cô cần gì... Nên cô mới bỏ đi...”. Với câu chuyện của mình, dƣờng nhƣ nhà văn muốn nói với chúng ta rằng: Ngày nay, ngƣời phụ nữ đã khác xƣa rất nhiều, họ có thể cùng một lúc sống với nhiều mối quan hệ tình cảm khác nhau mà quan hệ nào cũng chân thành, cũng chính đáng cả. Họ đem lại cho chúng ta
một xúc cảm thẩm mĩ mới, xúc cảm có đƣợc khi con ngƣời tự khám phá ra bản thân mình, hơn là đem lại một ý niệm đạo đức.
Trong những truyện ngắn tiếp theo đây, chúng tôi sẽ tìm hiểu thêm về hình ảnh ngƣời phụ nữ hiện đại trong mối quan hệ mẹ – con, anh – chị – em trong đại gia đình của họ. Ngƣời phụ nữ hiện đại sống trong một môi trƣờng năng động, mang trong mình bản lĩnh, sự quyết đoán song đã là phụ nữ thì họ luôn mang trong mình trách nhiệm của ngƣời mẹ và họ luôn cảm nhận đƣợc tình mẫu tử thiêng liêng từ khi mang nặng đẻ đau. Và khi ý thức đƣợc thiên chức này cũng là tiếng nói khẳng định vị thế cao đẹp của phái mình trong gia đình và xã hội. Nguyễn Ngọc Tƣ là nhà văn nữ viết hay và viết sâu sắc nhất về tình mẫu tử, các nhân vật nữ trong truyện của chị đều ý thức rất rõ thiên chức thiêng liêng mà tạo hoá ban tặng cho ngƣời phụ nữ. Họ hồi hộp chờ đợi cái hình hài bé nhỏ của mình ra đời, và khi không làm tròn và không đƣợc làm tròn thiên chức vì bất kì lí do gì họ cũng vô cùng đau khổ dằn vặt. Và ngƣời mẹ bao giờ cũng là chốn bình yên, là nơi con cái đƣợc che chở, yêu thƣơng một cách an toàn nhất: Làm mẹ, Duyên phận so le, Làm má đâu có dễ, Cánh đồng bất tận …
Tình cảm chị em cũng là một mảng đề tài trong sáng tác của các nhà văn nữ. Qua mối quan hệ với những ngƣời thân trong gia đình, hình ảnh ngƣời phụ nữ hiện đại hiện lên một cách toàn diện hơn. Cùng sinh ra trong một gia đình, cùng đƣợc cha mẹ nuôi dạy trong một môi trƣờng nhƣng tính cách của mỗi ngƣời một khác. Có ngƣời phụ nữ hi sinh hạnh phúc của mình cho ngƣời thân, nhƣng ngƣợc lại cũng có ngƣời lại giành giật hạnh phúc từ chính ngƣời ruột thịt. Có những gia đình, chị em lấy tình thƣơng ra để đối đãi với