0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

Cốt truyện

Một phần của tài liệu NHÂN VẬT NỮ TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA CÁC NHÀ VĂN NỮ ĐƯƠNG ĐẠI VIỆT NAM ( QUA SÁNG TÁC CỦA DẠ NGÂN, Y BAN, NGUYỄN THỊ THU HUỆ, NGUYỄN NGỌC TƯ) (Trang 97 -97 )

Với thể loại tự sự thì cốt truyện là yếu tố cơ bản để cấu thành một tác phẩm. Cốt truyện đƣợc hiểu là “cái lõi của văn bản tự sự” là “một hệ thống các sự kiện phản ánh những diễn biến của cuộc sống và nhất là các xung đột xã hội một cách nghệ thuật, qua

đó các tính cách hình thành và phát triển trong những mối quan hệ qua lại của chúng nhằm làm sáng tỏ chủ đề và tƣ tƣởng tác phẩm” [7, 137]. Khác với văn học những giai đoạn trƣớc, cách xây dựng truyện ngắn ngày nay uyển chuyển và đa dạng hơn, cách viết linh hoạt hơn và không bị gò ép bởi thi pháp truyền thống. Mặt khác đặc trƣng cơ bản của truyện ngắn là dung lƣợng ngắn với yếu tố hàm xúc vì thế nó cũng có những đặc trƣng riêng trong việc xây dựng cốt truyện. Cốt truyện của truyện ngắn có nhiều biểu hiện đa dạng và phong phú, thể hiện chức năng, giá trị khác nhau trong từng gia đoạn phát triển cụ thể của thể lọai. Cốt truyện không chỉ là tổng số các chi tiết, biến cố mà đƣợc tổ chức một cách hệ thống những sự kiện, tình huống đa dạng, hàm chứa sự dồn nén, tích tụ nhiều trạng thái của đời sống. Vai trò cốt truyện của truyện ngắn không phải để tạo ra những cốt truyện rắc rối li kì một cách hình thức, vô ích mà “để tạo ra một sức chứa cho tính cách và tâm lí nhân vật, một sức chở cho tƣ tƣởng, chủ đề”.

Truyện ngắn của các nhà văn nữ đã mở ra một luồng sinh khí mới cho văn học đƣơng đại. Lối viết trẻ trung, đầy sáng tạo, cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh độc đáo của họ đã thu hút đƣợc sự quan tâm của độc giả. Nói nhƣ nhà văn Bùi Hiển: “Nét sinh sắc là ở chỗ các cây bút nữ trẻ đã không hề hồn nhiên một cách dễ dãi, trái lại văn phong mang vẻ trầm ngâm, để suy ngẫm về cuộc sống về những thân phận khác nhau” [26]. Các nhà văn nữ đã giành rất nhiều quan tâm tìm hiểu và thấu hiểu cuộc sống, tâm trạng của những ngƣời cùng giới. Khảo sát truyện ngắn viết về ngƣời phụ nữ của một số tác giả nữ chúng tôi thấy chủ yếu có 3 hình thức cốt truyện: Cốt truyện truyền thống, cốt truyện tâm trạng và cốt truyện kì ảo.

3.2.1.1. Cốt truyện truyền thống

Những truyện thuộc kiểu có cốt truyện chặt chẽ từ đầu đến cuối rõ ràng với những sự kiện, biến cố đƣợc kể lại theo trật tự thời gian tuyến tính và thƣờng có đủ các thành tố mở đầu, thắt nút, phát triển, cao trào, mở nút thuộc loại cốt truyện truyền thống. Cốt

truyện này trở thành khung chi phối hoàn toàn tính cách nhân vật. Sự hấp dẫn của loại tryện ngắn này là do sự phát triển của cốt truyện. Tuy nhiên trong truyện ngắn đƣơng đại các thành phần kể trên đƣợc vận dụng biến hoá linh hoạt hơn. Với các tác giả nữ đƣơng đại, họ thể hiện một “trò chơi” riêng theo cách của mình, họ đã chủ động để khuyết một hoặc hai thành phần cốt truyện, từ đó tập trung vào xây dựng các yếu tố khác đậm nét hơn. Cốt truyện đƣợc xây dựng bởi các biến cố, sự kiện chặt chẽ theo kiểu truyền thống nhƣng không có ý nhấn mạnh tình huống li kì hấp dẫn và nhằm tạo ra “sức chứa cho tâm lí nhân vật”.

Trong kết câu của cốt truyện truyền thống, thành phần thắt nút, mở nút giữ vai trò rất quan trọng. Các cây bút nữ lại chú ý nhiều hơn đến việc xây dựng cao trào của truyện, trung điểm của thắt nút và mở nút. Cao trào thƣờng là sự phát triển tới đỉnh điểm của quá trình đấu tranh tƣ tƣởng của nhân vật. Để xây dựng cao trào trong tác phẩm, cốt truyện truyền thống thƣờng lấy việc xây dựng những xung đột mạnh mẽ từ hai phía. Khi xung đột đƣợc giải quyết cũng là khi cao trào kết thúc và mở nút, tạo cho ngƣời đọc tâm lí thỏa mãm, hả hê (Truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan rất tiêu biểu cho kiểu cốt truyện này). Ra đời trong thời đại mới, trong một bầy không khí dân chủ và giao lƣu văn hoá mở rộng, các cây bút nữ đã có những cách tân, đổi mới khi xây dựng truyện ngắn của mình theo cốt truyện truyền thống. Cũng có xung đột trong tác phẩm, song xung đột giữa hai lực lƣợng đối nghịch thƣờng không xảy ra hoặc có xảy ra cũng không gây bất ngờ mà chuyển về xung đột nội tâm. Cao trào ở đây gần nhƣ một sự căng thẳng, đau khổ của đơn phƣơng hơn là sự và chạm lộ liễu giữa hai phía mà bên nào xũng muốn giành chiến thắng Tiêu biểu cho loại cốt truyện này là: Mỗi người đàn ông chỉ của riêng một người đàn bà, Phút

giành cho tình yêu, Câu chuyện tình yêu của Y Ban … Truyện không nhằm nhấn mạnh biến cố, sự kiện, mà dùng biến cố sự kiện chỉ là để nhấn mạnh cảm xúc, tâm trạng của nhân vật. Phải chăng, đặc trƣng của phái nữ vẫn là hƣớng tới đời sống tinh thần sâu kín bên trong mỗi con ngƣời, Cho nên dù truyện đƣợc xây dựng bởi cốt truyện truyền thống thì rồi vẫn bị dòng mạnh của ý thức, của tâm trạng lôi cuốn theo một hƣớng khác.

Nếu A. Tônxtôi cho rằng: “cốt truyện không hẳn là câu chuyện vắn tắt về xung đột giữa các sự kiện”, thì cao trào trong truyện ngắn nữ đƣơng đại cũng góp phần làm nên một loại cốt truyện mà xung đột từ hai phía chuyển vào xung đột nội tâm đơn phƣơng. Chuyển vào nội tâm, các cây bút nữ có điều kiện thể hiện sự đồng cảm sâu sắc với nỗi đau của nhân vật. Tuy xung đột không đƣợc giải quyết bằng hành động, song lại đƣợc giải quyết bằng sự an ủi, động viên bởi đã có sự chia xẻ rất lớn từ phía ngƣời sáng tác và ngƣời đọc. Giải quyết bằng sự đồng cảm trong tâm trạng là sự giải quyết có chiều sâu nhằm bộc lộ con ngƣời cá nhân, cá thể. Chia sẻ với nhân vât trong đời sống nội tâm, các cây bút nữ đã thể hiện một đời sống tâm hồn phong phú, đã cảm, hết sức nhân ái nhƣ một mẫm cảm bản năng riêng.

Nhìn chung, các nhà văn nữ đã vận dụng hợp lí kiểu cốt truyện truyền thống trong sáng tác. Mặt khác ở họ đã có những sáng tạo mới với những biến đổi linh hoạt để đạt đƣợc hiệu quả tối ra trong việc phản ánh hiện thực theo xu hƣớng tăng cƣờng đối thoại, mở rộng biên độ cảm nhận cho độc giả. Sự phá vỡ tính quy phạm trong cách thức xây dựng cốt truyện (hay còn gọi là sự phân rã cốt truyện) ở các cây bút nữ những năm gần đây không chỉ là biểu hiện về mặt cách thức mà còn cho thấy những quan điểm nghệ thuật của nhà văn về đời sống với cái nhìn mới mẻ và khách quan. Đây cũng là một trong những dấu hiệu đổi mới đáng ghi nhận của truyện ngắn đƣơng đại.

3.2.1.2. Cốt truyện tâm lí

Nổi bật trong truyện ngắn thời kì đổi mới là sự xuất hiện cốt truyện tâm lí (dòng ý thức). Đó là loại truyện tâm tình thiên về miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật, lấy quá trình tâm lí bên trong của nhân vật làm cơ sở để tổ chức tác phẩm. Truyện ít có những hành động bên ngoài, hiếm có những xung đột phức tạp, những tình huống kịch hoặc lối lể chuyện có trƣớc, có sau. Các yếu tố, sự kiện, tình tiết, nhân vật đƣợc triển khai theo mạch vận động của cảm xúc, suy nghĩ là chủ yếu. Truyện là sự trình bày thể giới nội tâm phong phú và đầy biến động của con ngƣời. Nhân vật trong truyện ít phản ứng, ít hành động mà tự chìm mình vào dòng suy nghĩ triền miên, vì vậy những truyện ngắn dòng tâm

trạng ít ngôn ngữ đối thoại mà chủ yếu là ngôn ngữ độc thoại. Ngay từ thời Thạch Lam, Nam Cao … cốt truyện theo dòng tâm trạng đã đƣợc quan tâm (Hai đứa trẻ, Tỏa nhị Kiều …). Dòng tâm trạng chính là trạng thái tâm lí diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định. Những trạng thái tâm lí, tình cảm của con ngƣời đƣợc khám phá, phân tích, mổ xẻ dƣới con mắt nhìn của phái nữ có một màu sắc riêng. Cốt truyện theo dòng tâm trạng gắn liền với nghệ thuật phân tích nhân vật trở nên phổ biến trong truyện ngắn nữ giai đoạn này: Nhân tình, Ai chọn giùm tôi, Người đàm bà có ma lực, Người đàn bà đứng trước gương, Gà ấp bóng … của Y Ban; Cầu thang, Mùa đông ấm áp, Tân Cảng, Một nửa cuộc đời … của Nguyễn Thị Thu Huệ …. Trong những truyện ngắn trên không có nhiều sự

kiện hành động và tình huống tiêu biểu cũng chỉ là tình huống tâm trạng, bƣớc đột biến trong dòng tâm lí của nhân vật. Những câu chuyện trên đƣợc triển khai theo dòng suy tƣ của nhân vật, những trăn trở, khát khao của nhân vật nhƣ làm mờ đi ranh giới của các chi tiết, sự kiện trong cốt truyện. Một cốt truyện tâm trạng không thể kể theo kiểu có đầu và có cuối nhƣng dấu ấn của truyện trong ngƣời đọc rất cụ thể. Trong cuộc sống, con ngƣời không khỏi có những phút xao lòng nhƣ thế, tình cảm đôi khi cũng thật khó lí giải, có lẽ trái tim có những quy luật riêng. Cốt truyện tâm trạng dƣờng nhƣ rất hợp với cách cảm thụ trực giác và tinh tế của các nữ văn sĩ.

Cốt truyện tâm trạng bắt đầu bằng một trạng thái tâm lí, tâm trạng của nhân vật. Trong đó, tác giả chú tâm vào cái bên trong, “vào cái mà nhân vật thu đƣợc ở bên trong tâm hồn họ, bằng những câu đối thoại, những phản ứng tâm lí hết sức tinh tế” [40, 231]. Các nhà văn nữ đã thành công khi tái hiện những quá trình tâm lí với những chấn động tình thần, số phận cá nhân cùng với khát khao hạnh phúc mãnh liệt, đặc biệt là ở nữ giới. Đó là những diễn biến tâm lí vốn rất mong manh, nhạy cảm, tinh tế trong tâm hồn ngƣời phụ nữ. Truyện ngắn Người xưa của Nguyễn Thị Thu Huệ là một tác phẩm viết theo cốt truyện tâm trạng và khắc họa tâm lí nhân vật một cách đặc sắc. Câu chuyện là những diễn biến tâm trạng của ngƣời đàn bà sau mƣời một năm xa cách gặp lại ngƣời yêu cũ. Những độc thoại, cảm xúc của ngƣời đàn bà cứ “lặn ngụp” trong sự buồn vui lẫn lộn. Đơn giản vẫn là câu chuyện tình buồn đến xót xa cho kiếp ngƣời cứ phải sống hai mặt,

một là tình yêu cá nhân, một là con ngƣời xã hội. Vẫn là cái tâm lí hồi hộp chờ đợi sau bao năm gặp lại, đƣợc ngồi bên nhau trong khoảnh khắc trái tim yêu thổn thức, rồi cảm nhận đƣợc tình yêu không thể là của hai mƣơi năm về trƣớc mà giờ đây “họ vô tƣ nói chuyện con cái, gia đình, tiền bạc, vẫn ngồi bên nhau xem một bộ phim tình yêu”. Cảm xúc vỡ òa sau bao nhiêu năm ấp ủ khi họ vẫn lặng lẽ theo dõi, để ý nhau xem ngƣời kia sống thế nào, nhƣng sự gặp lại đã mất hẳn đi vẻ thiêng liêng, đó chỉ là khái niệm đẹp khi con ngƣời ta biết lƣu giữ nơi đáy sâu tâm hồn. Ngƣời đàn bà cảm nhận đƣợc ngƣời đàn ông trƣớc đây và bây giờ khác xa nhau quá với “một khuôn mặt đàn ông chính hiệu pha sự no đủ vật chất”, một kẻ ăn chơi, đàng điếm và trải đời. Đây không phải là chàng trai thơ mộng, nghèo khổ năm nào. Ngƣời đàn bà hiểu ra một điều giản đơn nhƣng thực sự quý giá với mình lúc này: “Ai đó giống tôi, đã từng có một mảnh tình chạy qua đời, hãy để nó vào chỗ của nó. Đừng lôi nó ra mà soi ngắm làm gì, mọi thứ trên đời đã an bài. Đời ngƣời bạc bẽo …”.

Cốt truyện theo dòng ý thức chính là sự biến đổi tâm lí nhân vật trƣớc mỗi hành động diễn ra. Dòng cảm xúc bộc lộ theo tiến trình của sự hồi tƣởng lại quá khứ và so sánh với hiện tại để lí giải cho những tâm trạng khắc khoải trăn trở trƣớc thực tại. Một cốt truyện tâm trạng thì tình huống truyện cũng là tình huống tâm trạng, tức là một diễn biến của quá trình xung đột đều nằm trong tâm trạng, tính cách nhân vật. Đối với những truyện ngắn tâm trạng của một số nhà văn nữ thì tình huống truyện còn là sự hồi tƣởng. Hồi tƣởng là sự gợi lại dĩ vãng êm đềm tốt đẹp hay trắc trở bấp bênh.

Nhà văn Y Ban đã rất thành công trong quá trình tái hiện lại những hồi tƣởng về quá khứ của ngƣời đàn bà trong truyện ngắn Người đàn bà có ma lực. Cốt truyện chỉ xoay quanh những hồi tƣởng của một ngƣời đàn bà cùng với những diễn biến tâm lí hết sức phức tạp. Ngƣơi đàn bà ấy đang cảm nhận đƣợc sự cô đơn, trống trải và những trăn trở khắc khoải, dằn vặt trong bản thân: “Dạo này thần kinh đã rệu rã lắm quá rồi, chỉ xúc động những chuyện không đâu, ta cảm thấy trống trải ghê quá”. Và hồi tƣởng những ngày quá khứ của một thời trẻ trung, sôi động, những điều quý giá giờ đã tuột khỏi tay do bản tính “ma lực”, thích chinh phục đàn ông của mình, để giờ đây nàng thốt lên trong cô

đơn: “Thế nào? … thế vẫn chƣa đủ sao hỡi con quỷ nhỏ, mi hành hạ ta thế vẫn còn chƣa đủ hay sao”.

Nhiều những truyện ngắn hay của các cây bút nữ cũng sử dụng thủ pháp miêu tả tâm lí qua sự hồi tƣởng của nhân vật nhƣ: Gà ấp bóng, Ai chọn giùm tôi, Đôi gang tay da

màu nâu, Người đàn bà đứng trước gương, Tụ của Y Ban, Tân cảng, Một nửa cuộc đời

của Nguyễn Thị Thu Huệ, Ngoài trời mưa đã tạnh của Nguyễn Minh Huyền, Chuyện vớ

vẩn của Lƣơng Lan. Đó là tâm trạng của những ngƣời đàn bà sau khi đã tuột khỏi tay những gì tốt đẹp nhất mà chính họ xây dựng nên, giờ đây khi ở vào thể cô đơn họ quay về lục vấn chính mình, cảnh tỉnh và xót xa trƣớc những gì đã mất. Họ tự dằn vặt môt mình để tìm ra nguyên nhân dẫn đến kết cục nhƣ vậy. Tâm trạng giãi bày của nhân vật nhƣ một lời tỉ tê tâm sự cho văn các nhà văn nữ chinh phục ngƣời đọc và khơi gợi ở con ngƣời niềm cảm thông, sự chia sẻ với từng số phận nhân vật nữ của mình.

Việc xây dựng cốt truyện tâm lí với những lợi thế đặc thù của giới mình, các tác giả sẽ có điều kiện thuận lợi đi sâu vào khắc họa nội tâm nhân vật, trong đó độc thoại nội tâm, tình huống tâm lí sâu sắc đƣợc xem nhƣ một phƣơng tiện để đi sâu khám phá và biểu đạt thế giới tâm hồn con ngƣời. Lấy quá trình vận động bên trong của nhân vật làm sơ sở để tổ chức tác phẩm. Dẫu điều này làm tính chất truyện mờ nhạt, song không ít truyện ngắn của các cây bút nữ để lại cảm nhận sâu lắng trong lòng ngƣời đọc.

3.2.1.3. Cốt truyện kì ảo

Sự gia tăng của thủ pháp huyền ảo là nét mới trong truyện ngắn đƣơng đại. Yếu tố kì ảo là một hình thức đặc dụng giúp nhà văn đi sâu vào khá phá thế giới tinh thần hết sức trừu tƣợng khó nắm bắt của con ngƣời, để từ đó “thấu” con ngƣời từ phần nhân tính, mơ hồ và huyền diệu. Hoàng Minh Tƣờng khẳng định “chƣa bao giờ truyện ngắn lại tung phá và biến ảo nhƣ thời kì này”. Nếu theo dõi các cuộc thi truyện ngắn gần đây sẽ thấy xu hƣớng nổi rõ: đa số các cây bút trẻ đƣợc ngƣời đọc ái mộ thƣờng viết về hiện thực huyền ảo.

Có thể thấy rằng yếu tố kì ảo không phải là cái gì hƣ vô bên ngoài mà nó đƣợc bắt nguồn từ chính thế giới tƣởng tƣợng, tinh thần, thế giới nội tâm bí ẩn của con ngƣời. Với con ngƣời thời hiện đại, yếu tố kì ảo còn đƣợc sử dụng để phản ánh thái độ của con ngƣời về những ẩn ức, những điều kiêng kị trong xã hội không đƣợc phép nói đến, nói cách khác là để thỏa mãn cái ý tƣởng đạo đức đang đối lập với một môi trƣờng xã hội nhất

Một phần của tài liệu NHÂN VẬT NỮ TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA CÁC NHÀ VĂN NỮ ĐƯƠNG ĐẠI VIỆT NAM ( QUA SÁNG TÁC CỦA DẠ NGÂN, Y BAN, NGUYỄN THỊ THU HUỆ, NGUYỄN NGỌC TƯ) (Trang 97 -97 )

×