0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

Ngôn ngữ vào giọng điệu nghệ thuật

Một phần của tài liệu NHÂN VẬT NỮ TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA CÁC NHÀ VĂN NỮ ĐƯƠNG ĐẠI VIỆT NAM ( QUA SÁNG TÁC CỦA DẠ NGÂN, Y BAN, NGUYỄN THỊ THU HUỆ, NGUYỄN NGỌC TƯ) (Trang 117 -117 )

3.4.1. Ngôn ngữ

3.4.1.1. Ngôn ngữ hiện thực đời thường

Mỗi loại hình nghệ thuật đều mang một đặc trƣng riêng, hình ảnh là yếu tố cần thiết của hội hoạ, điện ảnh; ca từ, giai điệu là cái quyết định trong âm nhạc; còn ngôn ngữ đóng vai trò trung tâm của tác phẩm văn học. Vì thế M. Gorki cho rằng: “yếu tố đầu tiên của văn học là ngôn ngữ, công cụ chủ yếu của nó cùng với các sự kiện, các hiện tƣợng của cuộc sống là chất liệu của văn học.”.

Văn học là nghệ thuật ngôn từ, bởi ngôn ngữ là chất liệu chính, là phƣơng tiện biểu hiện đặc trƣng của văn học. Không có ngôn ngữ thì tác phẩm văn học cũng không thể tồn tại. Độc giả tiếp xúc với con chữ trƣớc tiên, sau đó mới đến nhân vật, tình huống,

cốt truyện …và cũng qua ngôn ngữ, nội dung tƣ tƣởng của nhà văn đƣợc truyền tải sâu sắc đến ngƣời đọc.

Ở giai đoạn trƣớc, ngôn ngữ truyện ngắn là ngôn ngữ đơn thanh, một giọng, cái nhìn đậm chất sử thi đã tìm tới một ngôn ngữ giàu chất thơ. Sau năm 1975, ngôn ngữ truyện ngắn là ngôn ngữ đối thoại nhiều giọng, có sự tác động, hoà trộn giữa ngôn ngữ ngƣời kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật.

Ngôn ngữ trong truyện ngắn hôm nay là ngôn ngữ đời thƣờng, nó bớt đi sự óng mƣợt, trau chuốt mà trần trụi, thô rám, thậm chí suồng sã, bỗ bã, lạ hoá, ngoại hoá; đôi khi còn có sự lạm dụng khẩu ngữ và ngôn ngữ “cấp 3”. Chƣa bao giờ ngôn ngữ văn chƣơng gần với ngôn ngữ sinh hoạt, thế sự đến thế. Con ngƣời trong văn chƣơng sống thật hơn và những nhân vật đẹp đẽ cũng không hiếm, chỉ có điều họ không đẹp theo kiểu “sạch sẽ vô trùng” nhƣ trƣớc đây. “Ngôn ngữ trở thành đối tƣợng miêu tả góp phần vào sự chân thật đó. Không còn lối văn đạo mạo của ngƣời rao giảng đạo đức, ngôn ngữ hiện nay quan tâm đến sự chính xác, đến nhu cầu gọi đúng tên nhân vật” [36, 157]. Có thể nói, ngôn ngữ thật sự là cuộc trình diễn của cá tính nghệ sĩ.

Bằng khả năng quan sát và trải nghiệm thực tế, các nhà văn nữ đã đƣa vào tác phẩm của mình những tiếng nói của đời ống thƣờng nhật với sự dung nạp khẩu ngữ làm cho ngƣời đọc không mấy khó khăn khi tiếp cận với tác phẩm. Nhân vật ngƣời kể chuyện trong truyện ngắn Một thằng nhỏ của Lý Lan mô tả cuôc sống một cách trần trụi mà xác thực với lối nói tƣng tửng, tỉnh khô và những câu văn ngắn gấp gáp mang hơi thở của cuộc sống hiện đại: “Chúng tôi sống đơn giản, ít nhu cầu, tự thấy mình nhàm, không buồn nhìn lên và cũng ít khi nhìn xuống”. Hoặc một nhân vật trong truyện ngắn Đêm dịu

dàng của Nguyễn Thị Thu Huệ đã cho rằng: “Cái gì tôi cũng trải qua, hạnh phúc, khổ đau, cô đơn và hờn giận, có tất. Mỗi chết là chƣa biết thôi”. Những câu văn ngắn tràn ngập trên các trang viết khiến ngƣời đọc cũng phải đọc theo nhịp nhanh, và gắt nhƣ chính hơi thở của cuộc sống hiện đại: “Em. Mắt to ấm ƣớt. Mũi tẹt da vàng. Yêu những cơn áp thấp nhiệt đới, những cơn bão to đổ gẫy cây đƣờng phố, yêu những cơn mƣa kì lạ”;

“Cong cớn, xinh Đẹp. Tóc Vàng. Viết kịch bản truyền hình nghiệp dƣ. Mải chơi. Yêu đƣơng toàn bọn nhóp nhép” trong truyện ngắn Rỗng của Từ Nữ Triệu Vƣơng; “Hân hoan, cuồng say, mê đắm. Cũng có lúc, cơn cao trào bị giập tắt nửa chừng” trong Tôi muốn về

nhà của Nguyễn Quỳnh Trang. Bên cạnh đó, việc sử dụng những câu văn đứt gẫy cũng

thể hiện cuộc sống rối ren của con ngƣời, mang đậm chất đời thƣờng: “lại tiếp tục, cơn đau lan từ ngón chân cái đến đỉnh đầu. Tê bắp chân. Buốt cẳng tay. Ngực tức. Bụng quặn lại. Choáng váng. Buồn nôn. Một cục đờm chặn phía cổ. Trồi lên, tụt xuống. Chỉ muốn khạc nhổ. Khát. Lúc nào cũng thấy khát. Khô môi. Miệng đắng” trong Tôi muốn về nhà của Nguyễn Quỳnh Trang. Trong đoạn văn ngắn trên, nhân vật chính đối thoại nhƣ độc thoại với chính mình. Trong lời độc thoại của nhân vật nữ, ngƣời đọc dễ nhận thấy không gian nghệ thuật bức bối, ngột ngạt, trống rỗng không cùng. Nhân vật nữ cô độc, tồn tại trong trạng thái hoảng loạn và về tinh thần và thể xác. Xét về mặt cú pháp và ngôn từ, đoạn văn trên là sự tiêu biểu cho văn phong 8x.

Cùng với việc đƣa chất liệu đời thƣờng vào tác phẩm văn học, ngôn ngữ của các nhà văn nữ nhiều khi thô ráp, đôi khi có cả sự suồng sã của khẩu ngữ: “Mặt mũi của những thằng đàn ông nhƣ suốt đời mất trộm” – Nguyễn Thị Thu Huệ; “Chừng cách đây mấy năm thấy chạy xe vèo vèo ngoài ngã ba, chở đứa con gái bé nhƣ cái kẹo, không ôm iếc gì cả, nhƣng biết ngay là bồ bịch trong Hoa muộn của Phan Thị Vàng Anh. Hoặc những câu nói bắt nguồn từ thành ngữ, tục ngữ “con cá trƣợt là con cá to”, “nó ăn ốc, mình đổ vỏ, chuyện ấy thƣờng lắm” – Nguyễn Thị Thu Huệ; “chơi dao có ngày đứt tay”, “gieo gì gặt nấy” – Gà ấp bong của Y Ban; “Lọt sàng xuống đất rồi chôn luôn, không có nia nào cả”.

Đặc biệt trong văn trẻ, thế hệ 8x trở lại đây, xuất hiện hiện tƣợng phá cách ngôn từ thể hiện ở những mặt sau: lối lạm dụng khẩu ngữ, ngôn ngữ đƣờng phố, ngôn ngữ “cấp 3” lạm dụng “số hoá”, ngoại hóa tiếng Việt. Không khó để tìm những khẩu ngữ đang thông dụng nhất trong bộ phận giới trẻ: “Nhiều thằng con trai, em mình là con gái, hai đánh một không chột thì què, đây những nhiều thằng định xông vào đánh em vì em chắc có thằng đi Văn Điển”; “Em nhớ lắm, em thèm anh lắm, thịt anh còn ngon không?”,

“nghe chuối bỏ mẹ” trong Em xinh không của Từ Nữ Triệu Vƣơng; hay “Đồ thần kinh dẫm phải đinh. Nhạc số có gì mà ghê gớm, cứ làm nhƣ là ông tƣớng. Hoa lầm bầm” trong Trông trải và rộng quá chừng của Lê Nguyệt Minh.

Tiếng lóng, chửi thề cũng là một hiện tƣợng xuất hiện khá thƣờng xuyên trong văn trẻ. Và các nhà văn trẻ sử dụng ngôn ngữ này một cách có dụ ý. Ví dụ: “Của tao, của chúng tao thiu hay sao mà phải “ấy” con điên’; “Thằng khốn nạn nào ăn vụng mà không biết chùi mép thế”; “có cái của mà đút cũng không đúng chỗ. Tiên sƣ đời”; “Mẹ kiếp nó nhanh hơn ông” trong Cát hoang của Phan Ngọc Lƣơng. Câu chuyện bắt đầu từ tình huống cô điên có chửa tại bãi nổi. Sự ghen tị, tức tối của những ngƣời vợ, những cái liếc mắt nghi hoặc của cánh đàn ông thì việc sử dụng ngôn ngữ nhƣ vậy là sự lựa chọn rất phù hợp. Trong những trƣờng hợp nhƣ vậy, đƣơng nhiên, nhà văn phải suy xét trƣớc khi lựa chọn ngôn từ thích hợp để tạo đƣợc hiệu quả nghệ thuật cao. Qua khảo sát một số trƣờng hợp nhƣ vậy, chúng tôi thấy rằng, việc sử dung ngôn từ của những cây bút trẻ hƣớng tới hai mục đích: Thứ nhất, họ muốn dựng lên cuộc sống chân thực xung quanh mình. Cuộc sống hàng ngày đầy rẫy những va vấp, bất ổn. Chính những ngôn ngữ họ lƣợm nhặt ngoài đƣờng phố đã tạo đƣợc tính chân thực cho câu chuyện; Thứ hai, những ngƣời trẻ tuổi có nhu cầu bộc lộ thái độ, tình cảm của mình trƣớc cuộc sống, chững kiến cuộc sống trần trụi, họ không thể sử dụng ngôn ngữ chuẩn, có tính quy phạm để biểu lộ đƣợc. Vì thế họ dùng chính ngôn ngữ đời sống trần trụi để nói về cuộc sống và con ngƣời hôm nay.

Nhiều khi ngôn ngữ đƣờng phố xuất hiện trong tác phẩm hết sức tự nhiên nhƣ ngôn ngữ của chính nhân vật nhƣ ngấm vào máu của họ: “Mày cứ là cơn giông khan qua sa mạc mà không thấy chán sao? Mày cứ đốt cháy mình nhƣ thứ diêm rẻ tiền ấy, rồi đến ngày mày chẳng con que diêm nào đốt cháy cho mày nữa đâu. Bỏ qua đi, mấy anh bên truyền hình giục kịch bản đấy, viết đi, sống đi, mẹ kiếp, mày định chết thế này à?” trong

Rỗng của Từ Nữ Triệu Vƣơng; hay “ăn thua mẹ gì mà mày rộn lên, có việc gì thì nói nhanh rồi biến, ở đây phức tạp lắm”, “ có tiền cho tao vài tê đi, dạo này móm quá. Ông bà già tao từ tao rồi, vậy mà mày tự nhiên lại tìm tao. Trừ giết ngƣời còn việc gì tao cũng cân tất” trong Lửa hoang của Phạm Vân Anh. Với những tình huống nhƣ vậy, dƣờng nhƣ

ngôn ngữ đƣờng phố ngấm vào nhân vật, là ngôn ngữ của nhân vật. Họ nói chúng ra một cách tự nhiên, không gò bó gƣợng ép, không có tính toán trƣớc sau. Lời nói tuôn ra cùng cao trào tình cảm.

Với sự xuất hiện của một hệ thống ngôn ngữ đƣờng phố dù có sự tính toán hay không cũng là những điều bất thƣờng, mới lạ. Những ngƣời viết văn không còn bị chi phối bởi ngôn ngữ quy phạm, và đôi khi chỉ sự biến đổi của xã hội khiến cho những ngƣời trẻ tuổi không hứng thú với sự quy phạm, bởi cứ bám giữ và sử dụng nó họ sẽ không con là mình, không có độc giả tiếp nhận. Tuy nhiên nếu sử dụng kiểu ngôn ngữ đƣờng phố này có liều lƣợng nhất định sẽ giúp tác phẩm mang hơi thở của cuộc sống, gần gũi với cuộc sống, thể hiện cái nhìn chân thật về con ngƣời. Nhƣng cũng thật không tốt nếu những ngƣời viết văn trẻ quá lạm dụng nó trong tác phẩm. Ví Dụ: “Tôi thức dậy vào một buổi chiều, chƣa mở mắt rõ ràng tôi biết rõ là chiều. Tự nhiên tôi cảm thấy khỏe khoắn “vãi hàng”. Bình thƣờng, tôi không thích từ “vãi hàng” đâu. Tôi hơi có ác cảm với nó. Tôi chỉ hay dùng từ “Vãi lúa”. Nhƣng tự nhiên tôi thích dùng nó “vãi hàng”. Phải. Bỗng dƣng tôi thoải mái “vãi hàng”. Vƣợt quá giới hạn cho phép của ngôn ngữ đƣờng phố nhƣ vậy sẽ tạo ra sự phản cảm, tạo ra cảm giác khó chịu vì thứ ngôn ngữ bụi bặm đó chỉ phù hợp với một bộ phận ngƣời đọc, và ảnh hƣờng đến sự trong sáng của ngôn ngữ tiếng Việt và văn chƣơng.

Trong cuộc sống, đặc biệt là cuộc sống của ngƣời phụ nữ, tình dục là một yếu tố cơ bản để duy trì hạnh phúc gia đình cũng nhƣ thể hiện con ngƣời với bản năng khát khao yêu đƣơng trong tâm hồn. Sự miêu tả những ham muốn thể xác không còn xa lạ trong văn học và đặc biệt trong sự khám phá tầng sâu bản thể của ngƣời phụ nữ. Lớp đàn chị đi trƣớc nhƣ Nguyễn Thị Thu Huệ, Y Ban, Lý Lan … khi đề cập đến vấn đề này, ngôn ngữ đƣợc các chị sử dụng rất nhẹ nhàng: “Tôi mặc chiếc áo ngủ bằng lụa mỏng vừa mới mua. Chiếc áo rất vừa. Tôi tháo hết đồ lót bên trong. Tôi đứng trƣớc gƣơng. Tôi ngắm mình và xem sự chuyển động của cơ thể. Thoạt đầu hai núm vú tôi co lại, chọc dựng lớp vải ngực. Tôi nhìn xuống phía dƣới. Một lớp đe sẫm giữa hai đùi nổi lên trên nền lụa in vào trong gƣơng.”, “chồng tôi ôm tôi rồi hôn tôi. Tôi đê mê trong vòng tay anh. Đột nhiên anh sốc

tôi đến bên một gốc cây to. Anh ấn tôi vào gốc cây, cởi bỏ quần tôi. Anh cuồng nhiệt làm tình với tôi dƣới gốc cây” … Đến những ngƣời viết trẻ, vấn dề tình dục đƣợc đề cập thƣờng xuyên hơn, đôi khi lại trở thành một trào lƣu ngôn ngữ cấp 3 trong văn học. Vấn đề sử dụng hay lạm dụng ngôn ngữ cấp 3 nhƣ vậy rất đƣợc tranh cãi trong văn học, tiêu biểu là trƣờng hợp của Đỗ Hoàng Diệu. Mặt tích cực của hiện tƣợng này là sự phá cách trong ngôn ngữ sáng tác. Tuy nhiên khi sử dụng cách viết này tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ, dễ khiến ngƣời đọc có những hiểu nhầm không đáng có về văn chƣơng hiện đại. Ngƣời đọc dễ đánh đồng thủ thuật dùng sex là miếng mồi nhử cùng với việc vô ý hay cố ý làm trỗi dậy ở con ngƣời những ham muốn bản năng. Hãy xét môt ví dụ: “Gã chủ nhà khuỳnh chân đứng nhƣ trung tấn, ép sát vào song sắt nhà Remediot ngƣời đẹp. Lại gần hơn, cô nhìn thấy một đống giẻ xanh xám bùng nhùng dƣới chân gã. Hai tay ôm sát vào phía trong, toàn thân gã chuyển động. Con bé oằn oại, kêu rinh rich nhƣ chim, mắt nó khép hờ tê mê. Đột nhiên gã đàn ông gục đầu vào ngực con bé, vƣớng chấn song sắt, gã điên cuồng lắc cánh cửa sắt, vai rung lên từng chập.” trong Cô mình của Phạm Hƣơng Giang. Trong truyện Cô gái điếm và năm người đàn ông, đôi khi ngƣời đọc cảm thấy ngƣợng ngùng với những hành động của nhân vật: “Mạnh hò hét khản đặc trong phòng karaoke ray rờ rẫm bộ ngực cong xuống của cô tiếp tân nhão nhoét, bạo lực và thô lỗ: Đồ gái điếm hƣ hỏng, chiều tao đi, nhanh lên, lột ra, mút đi, mạnh vào, sao ngu thế”. Với những đoạn văn sex trần trụi nhƣ thế này, ngƣời đọc chỉ còn biết chờ vào những thông điệp nào đó của ngƣời viết gửi gắm, nếu không thấy sẽ bị hẫng. Tuy nhiên xu hƣớng này càng nhiều trong văn trẻ, đây lầ một tình trạng cần quan tâm bởi nếu đi sâu vào sex, các cây bút trẻ có thể đi ngƣợc lại với yêu cầu của sáng tác văn chƣơng, hƣớng ngòi bút quay trở lại phục vụ chính mình hơn là hƣớng ra ngoài cuộc sống xã hội. Văn học mang trong mình sứ mệnh phản ánh cuộc sống và con ngƣời, khi ấy nó mới có giá trị đích thực.

Thời đại bùng nổ thông tin và giao lƣu văn hóa quốc tế hiện nay cũng nảy sinh ra hiện tƣợng sử dụng số hoá, ngoại hoá tiếng Việt. Thật dễ để tìm thấy những câu văn nhƣ thế này: “Tƣởng Trƣờng với Minh vẫn thắm thiết lắm? 10,20 … Một giờ sau vẫn không trả lời” trong Cô mình của Phạm Hƣơng Giang, “Bà hơn tôi 60 tuổi mà lƣng không còng,

mái tóc không bạc phơ” trong Lơ lửng trên cao của Phạm Ngọc Lƣơng. Con số 13 lại đƣợc sử dụng dày đặc trong truyện ngắn Dạo bước 13 phút của Trƣơng Quế Chi (56 lần): “13 giờ Dƣơng bảo tôi”, “13 phút không tôi”, “13 giờ, tôi không hiểu sao”, “Tôi không đáng bận tâm. 13 giờ 13 giây …”. Việc sử dụng những con số một mặt nhằm mục đích tác động trực tiếp đến ngƣời đọc tạo một ấn tƣợng mạnh mẽ, bổ trợ cho ý tƣởng của tác giả, mặt khác, con số sử dụng một cách tràn lan đã trở thành thói quen phá vỡ quy ƣớc của ngôn ngữ.

Song song với việc sử dụng số hoá là cách sử dụng ngoại hoá tiếng Việt, các từ ngữ nhƣ polime, rƣợu Votka, email, Delete, net … là những từ mà đại bộ phận ngƣời dân hiểu đƣợc ý nghĩa. Nhƣng nhiều khi có nhà văn trẻ sử dụng ngoại hoá tiếng Việt nhƣ sự chơi trội về ngôn ngữ: “Cô nàng Esstee Laudre dịu dàng không biết nghe nhạc … Tôi cƣời khẩy, mắt mải mê theo dõi những thông tin sản phẩm mới, đầu cô lại cứ văng vẳng những Ravenheart hay Everybody Fool” trong Dạ khúc trò chơi điên khùng giữa khu vườn bí mật của Khƣơng Hà. Đoạn văn trên ngƣời đọc có cảm giác chắp vá, đó là chƣa

kể nhiều ngƣời không hiểu nổi nghĩa của từ trên là gì thì cũng không hiểu nổi ý nghĩa của đoạn văn. Hay “Nếu tôi lại làm tiếp Post Doctor, sẽ kiếm thêm một khoản rồi về làm Post Doctor, lƣơng ít cũng nhận đƣợc một ngìn hai Euro” trong Phục sinh của Ngọc Cầm Dƣơng. Sẽ rất khó cho ngƣời đọc khi không hiểu đƣợc nghĩa của những từ nhƣ thế. Đáng buồn hơn, tất cả những từ đó trong tiếng Việt đều có, vậy tại sao họ lại sử dụng tiếng nƣớc ngoài. Đây là những câu hỏi dành cho tất cả giới trẻ, đặc biệt là những cây bút trẻ thuộc thế hệ 8x. Phải chăng họ muốn khẳng định cái tôi hay muốn “lạ hoá”? Nhƣng càng

Một phần của tài liệu NHÂN VẬT NỮ TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA CÁC NHÀ VĂN NỮ ĐƯƠNG ĐẠI VIỆT NAM ( QUA SÁNG TÁC CỦA DẠ NGÂN, Y BAN, NGUYỄN THỊ THU HUỆ, NGUYỄN NGỌC TƯ) (Trang 117 -117 )

×