Chiến tranh đã lùi xa, khi mà cuộc sống trở nên năng động, nhiều cuộc va chạm, giao thoa về văn hóa diễn ra, ảnh hƣởng đến lối sống, lối tƣ duy của cả ngƣời sáng tác và tƣ duy tiếp nhận của độc giả. Con ngƣời trong văn học đƣơng đại đƣợc nhìn ở nhiều vị thế trong tính đa chiều của mọi mối quan hệ: Con ngƣời với xã hội, con ngƣời với lịch sử, con ngƣời của gia đình, gia tộc, con ngƣời với phong tục … Điều đó cũng có nghĩa là văn chƣơng Việt Nam đang hƣớng tới một quỹ đạo mới với những thay đổi rõ rệt. Những năm sau chiến tranh, đặc biệt là sau thời kì đổi mới, văn đàn chứng kiến một thời kì “truyện ngắn nữ khởi sắc”. Phải chăng, môi trƣờng sáng tác thuận lợi, vả lại truyện ngắn phù hợp với sức “rƣớn” của phụ nữ và cảm xúc sáng tạo truyện ngắn có cùng tần số với cảm xúc nữ tính: sự lóe sáng, sự thất thƣờng, sự khởi sắc, sự dẫn dắt tuyệt diệu của mẫn cảm bản năng nên truyện ngắn nữ Việt nam những năm gần đây nhƣ là “Một ngày hội lặng lẽ của các cây bút nữ” [34].
Trong hoàn cảnh mới, các nhà văn nữ thể hiện đƣợc trách nhiệm của mình qua từng trang viết. Ngƣời phụ nữ viết văn có đƣợc những thuận lợi, những thiên bẩm về nghề mà những cây bút nam viết về ngƣời phụ nữ khó có đƣợc. Họ có thể viết sâu về những vấn đề của giới mình, đi sâu vào thế giới nội tâm đầy bí ẩn của ngƣời phụ nữ. Không ít những trang viết, ngƣời đọc bắt gặp những kiến giải sâu sắc về tình yêu, về những vấn đề của cuộc sống. Tuy nhiên sẽ có những khó khăn mà họ gặp phải khi dấn thân vào nghiệp văn bởi sáng tác văn học là cả một cuộc hành trình không mấy dễ dàng, nhất là khi ngƣời viết lại là phụ nữ. Điều này đƣợc các nhà văn ý thức rất rõ: “Văn chƣơng không phải là nghề nhƣ mọi nghề mà đó là con đƣờng khổ ải cho những ngƣời đàn bà cầm bút” [55, 60]. Ngƣời phụ nữ làm
văn chƣơng có nhiều khó khăn vì “bên cạnh ngƣời phụ nữ là một gia đình mà văn chƣơng thƣờng đỏng đảnh nhƣ một ông chồng khó tính … Nó đòi hỏi sự dâng hiến hết mình” [56]. Mặc dầu vậy, viết văn là một công việc yêu thích của họ bởi khi viết văn họ đƣợc sống đời mình trong cuộc đời khác “gánh nặng thiên chức và khát vọng nghề nghiệp kéo họ xuống, đồng thời cũng tạo một sức bật ghê gớm. Thế giới nhìn qua con mắt ngƣời phụ nữ đôi khi phát hiện ra những điều kì thú mà những ngƣời đồng nghiệp nam cũng không nhìn thấu đƣợc. Sự đa cảm của ngƣời phụ nữ cũng chính là mảnh đất nảy mầm tài năng của họ. Sự giằng xé giữa cam phận và bứt phá, bình yên và dông bão, hạnh phúc và bất hạnh cũng đã là một quá trình biến thái đầy đau đớn đòi hỏi sự dũng cảm và nghị lực.
1.2.1.1. Lực lượng sáng tác
Đến những năm đầu thế kỉ XX và phong trào Thơ mới 1932-1945, đã nhiều nữ văn sĩ xuất hiện, cả về thơ và văn xuôi. Thế nhƣng phải từ năm 1975 cho tới nay thì những cây bút nữ mới thực sự nổi trội trên văn đàn. Sau khi chiến tranh kết thúc, các cây bút thuộc lớp nhà văn trƣởng thành trong chiến tranh chống Mĩ nhƣ: Thanh Hƣơng, Nguyễn Thị Ngọc Tú, Lê Minh, Nguyễn Thị Nhƣ Trang, Nguyễn Thị Cẩm Thạch, Vũ Thị Thƣờng, Lê Minh Khuê vẫn tiếp tục sáng tác. Trải qua những thời điểm khắc nghiệt trong chiến tranh, trở về với cuộc sống đời thƣờng, họ càng có cơ hội bộc lộ khả năng sáng tạo và sự sung sức của ngòi bút. Trong chiến tranh, các chị đã có những trang viết đẹp về hiện thực chiến tranh, thành công trong việc miêu tả những sinh hoạt của làng quê hậu phƣơng chiến đấu, về tấm gƣơng của những ngƣời phụ nữ làm trọn việc nƣớc lẫn việc nhà, về những chiến sĩ quả cảm trên mặt trận chống quân thù. Hòa bình lập lại, nhiều nhà văn nữ đã nhanh chóng nhập cuộc với cuộc sống hiện đại để cho ra đời những tác phẩm ngay lập tức nhận đƣợc sự chú ý của độc giả nhƣ hai tập truyện Đoàn Kết và tập truyện Cao điểm mùa hạ của Lê Minh Khuê, Bi kịch
đời thường, Chuyện về Hạ, Buổi chiều tỏa hương của Nguyễn Thị Ngọc Tú, Truyện thời con gái của Nguyễn Thị Nhƣ Trang … Các chị là những cây bút già dặn về cả tuổi đời lẫn
tuổi nghề, hiện thực đƣợc tái hiện trong tác phẩm mang những sắc thái riêng, đặc biệt là so với các cây bút nữ khác thế hệ. Họ đã có một quãng lùi khá xa để nhìn nhận và đánh giá lại
những gì đã diễn ra trong quá khứ. Họ kín đáo và dè dặt hơn khi bộc lộ những khát khao bản năng cũng nhƣ khi tiếp cận với hiện thực đang diễn ra, đang biến đổi.
Bên cạnh những cây bút sáng tác từ trƣớc năm 1975, các gƣơng mặt nữ nhƣ Y Ban, Nguyễn Thị Thu Huệ, Ngô Thị Kim Cúc, Trần Thanh Hà, Lí Lan, Phan Thị Vàng Anh, Phạm Sông Hồng, Nguyễn Thị Ấm, Võ Thị Xuân Hà, Nguyễn Thị Châu Giang … và gần đây là Đỗ Bích Thúy, Nguyễn Ngọc Tƣ, Phong Điệp, Di Li, Nguyễn Quỳnh Trang, Nguyễn Thị Cẩm, Từ Nữ Triệu Vƣơng, Cấn Vân Khánh, Nguyễn Thanh Mai… đã trở nên quen thuộc với bạn đọc. Nhiều tác phẩm của họ vừa ra đời đã gây đƣợc sự chú ý của dƣ luận, tạo đƣợc dấu ấn trong đời sống văn học nhƣ Hậu thiên đường, Mi nu xinh đẹp của Nguyễn Thị Thu Huệ, Bức thư gửi mẹ Âu Cơ của Y Ban, Kịch câm, Hoa muộn của Phan Thị Vàng Anh,
Ngựa ô của Lí Lan, Có một đêm như thế của Phạm Thị Minh Thƣ … Và nhiều tác giả đoạt
giải cao trong các cuộc thi truyện ngắn. Nhận diện về sự xuất hiện của những cây bút văn xuôi nữ thời kỳ đổi mới, lời giới thiệu tuyển tập Truyện ngắn của 50 tác giả nữ đã cho rằng “Sự tăng lên đến mức đột biến của các cây bút văn xuôi nữ đã làm cho những ai quan tâm đến văn chƣơng Việt Nam đƣơng đại không khỏi ngạc nhiên và thích thú”. Sự xuất hiện đông đảo của các cây bút nữ không chỉ đem lại cho văn chƣơng cái Mới lẫn cái lạ mà còn là sự khẳng định ý thức nữ quyền khi ngƣời đàn bà không còn mang thân phận hèn mọn mà đã và đang hƣớng đến những khung trời rộng lớn. Hành trình viết văn của họ cũng là hành trình thể hiện bản lĩnh của ngƣời cầm bút khi dám chấp nhận sự sáng tạo đơn độc và trả giá cho những niềm tin riêng của mình về cái đẹp. Có thể nói, sự bổ sung về đội ngũ, sự kế tục qua các thế hệ đã tạo nên một diện mạo mới cho truyện ngắn nữ thời kì đổi mới, trƣớc hết là sự đa dạng và phong phú về mặt dấu ấn cũng nhƣ phong cách.
1.2.1.2. Chủ đề, đề tài
Văn xuôi nữ những năm sau 1975 cho đến nay các cây bút nữ chủ yếu sáng tác ở thể loại truyện ngắn, tuy nhiên, không phải vì thế mà chủ đề, đề tài hƣớng đến bị thu hẹp mà ngƣợc lại trong từng trang viết các chị lại thể hiện sự đa dạng về chủ đề, đề tài cũng nhƣ phong cách và bút pháp nghệ thuật. Truyện ngắn của các nhà văn nữ thực sự đã tạo đƣợc dấu ấn và những bƣớc đột khởi, chiếm vị trí quan trọng trên văn đàn. Hiện thực cuộc sống
với mọi biểu hiện sinh động và phức tạp của nó là nguồn nuôi dƣỡng vô tận cho sáng tạo văn học, trong đó con ngƣời luôn là đối tƣợng chính để miêu tả và biểu hiện. Đối diện với thực tế của đời sống, các nhà văn nói chung và các nhà văn nữ nói riêng đã thể hiện một cái nhìn trực diện và thẳng thắn trƣớc mặt trái của hiện thực. Có thể nhận thấy sự sắc sảo và sâu sắc của các cây bút nữ khi khái quát và tiếp cận đề tài thế sự đời tƣ, với nỗi đau nhân tình thế thái bằng lối viết “dịu dàng và bén ngọt, róng riết và đồng cảm, sẻ chia với những thân phận, những ngƣời sống quanh mình”.
Nối tiếp cảm hứng của nền văn học chiến đấu trƣớc 1975, truyện ngắn nữ đƣơng đại tiếp tục khám phá những âm vang của cuộc chiến đấu còn vọng về trong thực tại, đặc biệt là những khổ đau, mất mát của con ngƣời trong và sau cuộc chiến khốc liệt ấy. Các nhà văn nữ đã nhìn thẳng vào sự thật với con mắt quan sát tinh tế để phát hiện ra cuộc chiến không chỉ có bộ mặt anh hùng với những chiến công vang dội, chiến tranh còn là sự khốc liệt kinh hoàng, là những nỗi đau, những mất mát hi sinh. Tuy viết về một đề tài truyền thống song hƣớng tiếp cận đa dạng đã giúp những cây bút truyện ngắn nữ có những phát hiện mới mẻ, phong phú về những vấn đề phức tạp, nhiều chiều của hiện thực chiến tranh để thế hệ sau có sự thấu hiểu, cảm thông, chia sẻ với những ngƣời đã chiến đấu vì nhân dân, vì đất nƣớc suốt một thời kì dài nhƣ thế! Đồng thời cho thấy một cảm nhận thấu đáo, những ám ảnh, dƣ âm và vết thƣơng mà chiến tranh để lại trong mỗi ngƣời, mỗi gia đình sau hòa bình. Điều này chứng tỏ năng lực quan sát tinh tế cùng cái nhìn nhân bản và tiếng nói đồng cảm của nhiều cây bút truyện ngắn nữ thời đại mới.
Ngoài mảng đề tài chiến tranh, truyện ngắn nữ còn đặc biệt quan tâm đến đề tài tình yêu, hạnh phúc với những khát vọng tình yêu luôn luôn bỏng cháy nhƣng dƣờng nhƣ chẳng bao giờ có thể thực hiện đƣợc, chẳng bao giờ có thể vẹn tròn. Vẫn còn bàng bạc những mất mát trong tình yêu và hôn nhân, nhấn chìm ngƣời phụ nữ vào sự cô đơn, đau khổ. Thử làm một cuộc khảo sát ta sẽ thấy ngày nay truyện ngắn tình yêu của các cây bút nữ phát triển vô cùng mạnh mẽ. Nhiều tập truyện ngắn tình yêu của nữ ra đời: Tuyển chọn truyện ngắn tình yêu của các tác giả Phan Thị Vàng Anh, Y Ban, Nguyễn Thị Thu Huệ … , Truyện ngắn tình yêu của các nhà văn nữ (Trong đó chuyện ngắn của các cây bút trẻ chiếm đa số). Truyện ngắn tình yêu ra đời hàng năm trong đó số lƣợng tác giả là nữ đƣợc tuyển chọn rất đông
đảo. Có thể nói viết về tình yêu là đặc thù của nữ giới bởi “Ái tình là lĩnh vực tình cảm mãnh liệt nhất của con ngƣời, lại gắn với cảnh sống của gia đình với một diện sống không quá bao la, rồi tình yêu lại mang vị đắng mà phụ nữ phải nếm chịu nhiều nhất” (Phƣơng Lựu). Điều này lí giải vì sao các nhà văn nữ thƣờng viết về tình yêu, lại tác giả nữ chỉ viết hay khi viết về tình yêu.
Trong sáng tác của các chị muôn vàn cung bậc của tình yêu đƣợc tái hiện, lí giải với những sắc thái riêng, có tình yêu làm cho con ngƣời trở lên cao thƣợng, thánh thiện trong
Chờ nhật thực của Lê Hoài Anh, Sợi tóc của Thụy Anh, Bảy ngày trong đời của Nguyễn Thị
Thu Huệ, có thứ tình yêu đầy dục vọng thấp hèn trong Vai kép của Lê Hoài Anh, và cũng có tình yêu bồng bột trong Hai mười bảy bước chân là lên thiên đường của Nguyễn Thị Thu Huệ, và cả những tình yêu ngọt ngào, nồng nàn trong Mùa đông ấm áp, tình yêu mang đến đau khổ, cay đắng trong Ngoại tình, Còn gì đâu mùa đông của Nguyễn Quỳnh Trang, có tình yêu mơ hồ nhƣ ảo giác trong Truyện tình Thụy Anh, Chuyện kinh dị của Lý Lan, Chợ
rằm dưới gốc dâu cổ thụ của Y Ban, lại có tình yêu đầu đời của những ngƣời trẻ tuổi với bao nhiêu xúc cảm, đắm say, ghen tuông, giận hờn trong Váy ướt quần vào bắp chân của Đỗ Bích Thúy, Chuyện yêu của Đƣờng Hải Yến, Vào đời của Hoàng Lan Anh … Nhƣ vậy có
thể thấy tình yêu là một mảng màu khá quen thuộc và sinh động trong truyện ngắn của các nhà văn nữ. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng: Chƣa bao giờ trong văn học của nƣớc nhà khuôn mặt của hạnh phúc và các sắc thái của tình yêu đƣợc biểu hiện phong phú đến thế.
Trong những tác phẩm viết về đề tài này, các cây bút nữ đặc biệt mạnh dạn cất lên tiếng nói cá nhân, nêu lên ƣớc nguyện của mình, dám đòi hỏi và kêu gọi ngƣời đời hãy quan tâm đến số phận những ngƣời phụ nữ. Nhân vật nữ của Y Ban mạnh bạo nói: “Đất nƣớc anh hùng ngoại xâm thiên tai liên miên nên mẹ quan tâm đến những ngƣời anh hùng, thi sĩ. Mẹ đã không chú ý đến những cô gái vốn dịu dàng, nhu mì không mấy đòi hỏi của mẹ. Nhƣng bây giờ con đòi hỏi. Mẹ ơi, mẹ hãy quan tâm đến chúng con, đến nỗi đau của những cô gái” (Bức thƣ gửi mẹ Âu Cơ).
Bên cạnh mảng đề tài tình yêu, gia đình cũng là phạm vi hiện thực khá sinh động đƣợc các nhà văn nữ giành nhiều quan tâm. Có lẽ cuộc sống hiện đại với những thay đổi chóng mặt về kinh tế và văn hóa đã góp phần vô cùng to lớn vào sự biến chuyển tƣ duy, nếp
sống, nếp nghĩ và làm thay đổi trên nhiều bình diện các vấn đề của đời sống gia đình. Từ nhiều góc nhìn khác nhau, các cây bút nữ đã đề cập đến rất nhiều nguy cơ ran nứt, đổ vỡ trong đời sống gia đình trƣớc những biến đổi của thời đại, đến mối quan hệ giữa cá nhân với gia đình và cá nhân với xã hội cũng nhƣ những ràng buộc và thách thức. Tình mẫu tử thiêng liêng đã bị những đòi hỏi vật chất đánh đổi trong truyện ngắn Của Để dành, Một chiều mưa của Nguyễn Thị Thu Huệ, Một trái tim khô của Nguyễn Ngọc Tƣ, Người của mỗi người của Dạ Ngân…
Bên cạnh những cảnh báo về nguy cơ rạn nứt bởi lối sống vật chất thời hiện đại còn có những cảnh báo về nguy cơ đổ vỡ từ mối quan hệ tự thân bên trong nó. Sự lệch pha giữu hai tâm hồn đàn ông và đàn bà là một bi kịch hôn nhân của gia đình hiện đại. Ngoại tình và li hôn là hệ quả tất cho những cuộc hôn nhân nhƣ vậy. Không ít bi kịch đã xảy ra khi ngƣời phụ nữ không dung hòa đƣợc mối quan hệ giữa gia đình và công việc xã hội. Có một thực tế là không ít những phụ nữ thành đạt trên bƣớc đƣờng công danh lại gặp những trắc trở trong cuộc sống gia đình, trong mối quan hệ vợ chồng. Các nhân vật nữ trong Thượng đế bảo mỗi
người đàn ông chỉ của riêng một người đàn bà, Người đàn bà đứng trước gương đều có kết
cục là một cuộc sống li thân khi không dung hòa đƣợc cuộc sống và nhận đƣợc sự cảm thông, chia sẻ từ ngƣời chồng của mình.
Với hƣớng tiếp cận cuộc sống đa chiều, các tác giả nữ đã tái hiện bức tranh cuộc sống với nhiều dáng vẻ với các vấn đề thế sự, đời tƣ, các vấn đề tình yêu, gia đình hết sức gần gũi, đời thƣờng. Cuộc sống chứa đựng trong nó cả những nguy cơ, hiểm họa, nỗi đau, hoài nghi, những điều bất ổn, những suy sụp về nhân cách, đạo đức … Tất cả tạo nên “âm vang của một cuộc khủng hoảng” (Đặng Anh Đào). Vì thế, dƣới con mắt nhìn nhạy cảm, tinh tế của phái nữ, hiện thực cuộc sống đƣợc miêu tả bộn bề và phức tạp, một hiện thực chứa nhiều khả năng, chứa nhiều mối lo ngại, hoài nghi … Khám phá cuộc sống ở những mặt đời thƣờng nhất, truyện ngắn nữ hôm nay đã tái hiện những vấn đề của hiện thực hàng ngày diễn ra trƣớc mắt, những khoảng khắc và lát cắt cuộc sống. Nhƣng cũng chính từ góc nhìn ấy, các cây bút nữ đã đặt ra đƣợc vấn đề của đời sống nhân sinh mang tính khái quát lẽ đời.
1.2.1.3. Nhân vật
Văn học nói chung và truyện ngắn nói tiêng ngày càng cố gắng đi sâu và nhìn nhận