Các thông số đánh giá nhiễu loạ iA 1) Nhiễu loại A1 (Nhiễu A1)

Một phần của tài liệu Giải pháp phối hợp hoạt động để cùng tồn tại giữa các hệ thống FBWA.doc (Trang 25 - 26)

1) Nhiễu loại A1 (Nhiễu A1)

Thông số đơn giản nhưng rất quan trọng là phương trình khoảng cách nhỏ nhất giữa

TS có ích và CRS gây nhiễu, trong điều kiện truyền sóng xấu nhất. Khoảng cách này

càng nhỏ thì độ phối hợp hoạt động càng tốt. Một thông số đánh giá khác là độ lệch tỷ số giữa sóng mang và nhiễu,∆[C I/ ], theo công thức (1.16) và (C/I)min của hệ thống bị hại. Độ lệch này càng lớn thì hệ thống phối hợp càng tốt (nhưng chỉ đúng cho tần số dưới 10 GHz).

Bảng 1.3.6 thể hiện mức độ phối hợp cho các độ lệch C/I khác nhau.

Các thông số đánh giá tiếp theo là phần trăm diện tích Ô phục vụ (% KO) trong đó có tỷ số C/I nhỏ hơn giá trị cho phép tối thiểu. Cá biệt, khi đã cho 2 hệ thống, chúng ta nên xác định giá trị % KO lớn nhất, theo khoảng cách của CRS (d) mở rộng từ 0 đến 200 % bán kính Ô. Theo cách này, ta có phần trăm lớn nhất của vùng (kéo theo là số người dùng) có thể bị nhiễu. Khi giá trị này càng nhỏ thì độ phối hợp càng tốt. Thông số đánh giá % KO rất quan trọng, vì nó cho phép đánh giá nhiễu trên thực tế.

Bảng 1.3.6 Mức độ phối hợp theo ∆[C/I]

∆[C/I] (dB) Phối hợp

< 0 Không thể phối hợp trong cùng một vùng (cần có phân cách không gian )

[0, 5] Có thế, nhưng bị tới hạn, nếu CRS cùng chỗ

[5, 10] Có thể, nếu CRS cùng chỗ. Có thể, tới hạn, với khoảng cách d giữa các CRS nhỏ hơn bán kính Ô và , d<<R

[10, 20] Có thể, nhưng tới hạn, cho khoảng cách d giữa các CRS tới bán kính Ô, nói cách khác CRS có thể đặt mọi nơi

[20, 30] Có thế cho khoảng cách d giữa CRS tới bán kính Ô, nói cách khác CRS có thể đặt mọi nơi

> 30 Đầy đủ, không có nhiễu đặc biệt nào

Một phần của tài liệu Giải pháp phối hợp hoạt động để cùng tồn tại giữa các hệ thống FBWA.doc (Trang 25 - 26)