Hai hệ thống 26 GHz công nghệ TDMA VÀ FDMA

Một phần của tài liệu Giải pháp phối hợp hoạt động để cùng tồn tại giữa các hệ thống FBWA.doc (Trang 140 - 144)

- Trạm gốc (BS): quản lý các CPE trong vùng phủ sóng Trạm gốc (hay còn gọi là HUB vô tuyến) bao gồm nhiều điểm truy nhập, mỗi điểm

C.1.3Hai hệ thống 26 GHz công nghệ TDMA VÀ FDMA

VÍ DỤ ÁP DỤNG BÀI TOÁN PHÂN TÍCH NHIỄU CHO FBWA C.1 Hệ thống PMP

C.1.3Hai hệ thống 26 GHz công nghệ TDMA VÀ FDMA

Mục trước đã xem xét 2 hệ thống giống nhau dùng kỹ thuật TDMA, mục này phân tích sự phối hợp hoạt động của 2 hệ thống, một dùng kỹ thuật TDM, một dùng kỹ thuật FDM và cùng hoạt độg trong băng tần 26 GHz.

Các thông số chính của hệ thống được cho trong bảng C.1.8

Độ dự phòng công suất 20 dB cho độ nhạy thu là độ dự phòng yêu cầu để bù đắp suy hao trong mưa cho vùng khí hậu K (ITU-R P.837-2) với bán kính Ô khoảng 3 km.

Mô tả tóm tắt hệ thống FDMA như sau: Trong kênh độ rộng 28 MHz có 16 sóng mang phụ, mỗi sóng mang truyền tải luồng 2 Mbit/s đến đối tượng sử dụng. Công suất gắn với mỗi sóng mang là 5 dBm, tổng công suất của CRS là 18 dBm khi truyền toàn bộ 16 sóng mang con. Tốc độ ký tự trên một song mang được xét cho điều chế QPSK với tốc độ mã hoá 3/4

Hình C.1.9 là mẫu bức xạ anten TS theo góc phương vị (Az) cho hệ thống FDM

Để tính các giá trị NFD cần sử dụng mặt nạ phổ phát do nhà sản suất công bố như hình C.1.10. Đối với hệ thống FDMA mạt nạ phổ bức xạ cho đủ 16 sóng mang phụ và cho hệ thống TDMA có tốc độ 18,7 Mbit/s và roll-off 0,4 đã cho ở các mục trước Các số liệu này phục vụ cho việc tính các giá trị NFD của TDM, khi FDM là hệ thống gây nhiễu. Bảng 14 là các giá trị NFD tính theo băng tần bảo vệ (GB) độ rộng 28 MHz. Cần có nhận xét là khi nhiễu từ hệ thống TDM sang hệ thống FDM, cần tính 16 giá trị NFD cho mỗi song mang con. Tất cả các giá trị này được cho trong bảng C.1.9. Các giá trị này rất khác nhau khi GB=0;ở đây, sóng mang phụ (1) gần kênh nhiễu TDM hơn bị nhiễu mạnh nhất và nó có NFD nhỏ. Ngược lại, khi có GB=28 MHz tất cả các giá trị NFD gắn với các sóng mang phụ là như nhau, do các kênh này đều được đặt trên mức nền (-45 dB) của mặt nạ phổ phát TDM (hình C.1.10)

Bảng C.1.8 Các thông số hệ thống FDMA

Phương thức truy nhập FDMA

Kỹ thuật song công FDD

Khoảng cách kênh (MHz) 28

Số song mang 2 Mb/s 16

Phổ phát RF Hình C.1.10

Tổng công suất phát CRS (dBm) 18

Công suất phát một song mang (dBm) 5

Điều khiển công suất tuyến lên Có

Độ nhạy thu với mức BER=10−6 -95 Dự phòng công suất cho độ nhạy (dB) 20

Tốc độ ký tự (Mbaud) 1,34

Roll-off 0,3

Độ lợi anten CRS (rẻ quạt 90 độ) 15

Độ lợi anten TS 34,5

Mẫu bức xạ anten TS Hình C.1.9

Giới hạn C/I với BER=10−6và giảm độ nhạy 1 dB 17,5

Hình C.1.10 Phổ RF phát ra Bảng C.1.9 Các giá trị NFD (dB)

NFD (dB)

Ng.nhiễu/bị hại Sóng mang SB GB = 0 MHz GB = 28 MHz

FDM/TDM - 41,2 51,1 TDM/FDM 1 21,9 57,5 TDM/FDM 2 26,6 57,5 TDM/FDM 3 31,3 57,5 TDM/FDM 4 35,8 57,5 TDM/FDM 5 39,4 57,5 TDM/FDM 6 42,8 57,5 TDM/FDM 7 46,3 57,5 TDM/FDM 8 49,8 57,5 TDM/FDM 9 53,3 57,5 TDM/FDM 10,11,12,13 57,5 57,5

Vì chúng ta xét 2 hệ thống FDD, nên cần đánh giá các loại nhiễu A1 and A2. Bảng C.1.10 cho ta tỷ số C/I cho trường hợp CRS cùng chỗ cho cả 2 loại nhiễu trên. Đối với các hệ thống FDM (bị hại) sử dụngcác kết quả đánh giá nhiễu cho giá trị NFD nhỏ (sub-carrier 1) Bằng cách so sánh 2 cột cuối bảng C.1.10 ta thấy:

- Hệ thống TDM có dự trữ C/I cao hơn (ít nhất là 51,2-21=30 dB) đồng thời không có kênh bảo vệ nào

- Hệ thống FDM có dự trữ C/I thấp hơn (chỉ khoảng 34,5-17,5=17,0 dB), ngay cả khi có kênh bảo vệ 28 MHz

Ng.nhiễu/bị

hại GB (MHz) Loại nhiễu NFD (dB) C/I cùng chỗ C/I giớihạn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

FDM/TDM 0 A1 41,2 51,2 21 FDM/FDM 0 A2 41,2 55,2 21 FDM/FDM 28 A1 51,3 61,3 21 FDM/FDM 28 A2 51,3 65,3 21 TDM/FDM 0 A1 22 -1 17,5 TDM/FDM 0 A2 22 8 17,5 TDM/FDM 28 A1 57,5 34,5 17,5 TDM/FDM 28 A2 57,5 43,5 17,5

Điều này có liên quan đến các giá trị NFD khác nhau (đặc biệt cho GB=0), các ngưỡng khác nhau và công suất phát của 2 hệ thống. Trên thực tế khoảng cách kênh khác nhau (28 MHz cho TDM và 28/16=1,75 MHz cho FDM) dẫn đến độ nhạy thu khác nhau (-77 dBm cho TDM và -95 dBm choFDM)

Vì C/I cho GB=0 trong trường hợp cùng chỗ nhỏ hơn C/I giới hạn, nên rõ ràng cần ít nhất một kênh bảo vệ

Tuy nhiên, chúng ta nên phân tích nhiễu A1 của TDM sang FDM trong trường hợp xấu nhất và có một kênh bảo vệ

Hình B.11 cho ta % KO (vùng nhiễu) trong Ô của hệ thống có ích FDM, có mức nhiễu không chấp nhận được. Đặc biệt có đường cong %KO cho các điều kiện truyền sóng bình thường và xấu nhất (25 dB cho suy hao mưa trên tuyến có ích, không có suy hao cho tuyến gây nhiễu)

Hình C.1.11 cho thấy trong điều kiện fadinh do mưa, khoảng 3 % vùng có C/I không đạt yêu cầu, vì vậy tối thiểu cần một băng tần bảo vệ để triển khai mạng của 2 hệ thống trên. Ngược lại, nếu chúng ta xét trường hợp đặt gần nhau thì có thể bỏ qua không tương quan mưa (vài dB) và % KO tương tự đường cong % KO cho điều kiệnh truyền sóng bình thường (hình C1.11). Ở đây, % KO cực đại nhỏ hơn 0,1 % và việc đặt cạnh nhau là khả thi với một kênh bảo vệ

Từ ví dụ này ta có:

- Cần xét 2 hệ thống kế cận nhau có các thông số khác nhau và có một kênh bảo vệ (bằng khoảng cách kênh lớn nhất), nếu các CRS đặt cùng chỗ

- Trong trường hợp có thể đặt cạnh nhau cũng cần một kênh bảo vệ

- Khi 2 nhà khai thác triển khai mạng hoàn toàn độc lập với nhau, tối thiểu phải có một kênh bảo vệ. 2 kênh bảo vệ sẽ khác phục được sự chồng lấn Ô, suy hao trong

Hình C.1.11 % KO cho hệ thống FDM (lớp A1, băng tần bảo vệ 28 MHz) C.2 Phân tích phối hợp hoạt động giữa PMP VÀ PTP

Phần này phân tích phối hợp hoạt động giữa hệ thống PMP và PTP, hoạt động trong cùng băng tần và cùng một vùng, để xác lập băng thông bảo vệ cần thiết, mức độ phối hợp và đột biến nhiễu dư. Phân tích được dựa trên các thông số thực của hệ thống thương mại (do nhà sản xuất công bố) và các thông số giới hạn lấy từ chuẩn EN của ETSI

Có thể tóm tắt bài toán phân tích cho trường hợp này như sau:

- Dải tần 3,9 GHz; P-MP TDMA/FDD 3,5 MHz; PTP SDH STM-1 30 MHz

- Dải tần 26 GHz; PMP TDMA/TDD 28 MHz; PTP SDH STM-1 56 MHz /16 QAM

Một phần của tài liệu Giải pháp phối hợp hoạt động để cùng tồn tại giữa các hệ thống FBWA.doc (Trang 140 - 144)