Hệ thống 3,9 GHz

Một phần của tài liệu Giải pháp phối hợp hoạt động để cùng tồn tại giữa các hệ thống FBWA.doc (Trang 144 - 151)

- Trạm gốc (BS): quản lý các CPE trong vùng phủ sóng Trạm gốc (hay còn gọi là HUB vô tuyến) bao gồm nhiều điểm truy nhập, mỗi điểm

C.2.1Hệ thống 3,9 GHz

VÍ DỤ ÁP DỤNG BÀI TOÁN PHÂN TÍCH NHIỄU CHO FBWA C.1 Hệ thống PMP

C.2.1Hệ thống 3,9 GHz

Trong ví dụ cụ thể này hệ thống PMP hoạt động trong băng tần 3,9 GHz, dùng công nghệ TDMA. Các thông số thực của hệ thống lấy từ các giới hạn của ETSI (EN 301 021) được cho trong bảng C.2.1

Hệ thống PTP STM-1 điều chế 128 QAM có các thông số thực và các tiêu chuẩn ETSI tương ứng được cho trong bảng C.2.2

Khi đã có tất cả các thông số cần thiết của hệ thống, đầu tiên cần tính NFD của một hệ thống đó, có xét đến các băng tần bảo vệ khác nhau giữa 2 hệ thống. Trong trường hợp này chúng ta xét 3 tình huống: GB=0, Các kênh lân cận; GB=3,5 MHz và bằng khoảng cách kênh của hệ thống P-MP; GB=30 và bằng khoảng cách kênh của hệ thống PTP. Bảng C.2.3 là các giá trị NFD tính được cho phổ phát thực và theo các giới hạn của ETSI

Các thông số Thực tế EN 301 021

Phương thức truy nhập TDMA TDMA

Kỹ thuật song công FDD FDD

Khoảng cách kênh (MHz) 3,5 3,5

Phổ phát RF Hình C.2.1 Hình C.2.1

Công suất phát CRS (dBm) 28 ≤ 35

Công suất phst TS (dBm) 27 ≤ 35

Đ/khiển công suất tuyến lên Có -

Độ nhạy thu với mức BER10−6(dBm) -92 -83 Dự phòng công suất cho độ nhạy (dB) 10 -

Tốc độ ký tự (Mbaud) 2,5 -

Roll-off 0,4 -

Tăng ích anten CRS (rẻ quạt 90 độ) 15 -

Tăng ích anten TS 15 -

Mẫu bức xạ anten TS Hình C.2.2 Hình C.2.2 C/I limit (BER= 6

10− ,giảm độ nhạy 1 dB) 14 23

Bảng C.2.2 Các thông số hệ thống P-P

Các thông số cần thiết Thông số thực của hệ thống

Theo EN 301 127

Kỹ thuật song công FDD FDD

Khoảng cách kênh (MHz) 30 30

Phổ phát xạ cao tần RF Hình C.2.1 Hình C.2.1

Công suất phát (dBm) 32 38

Điều khiển công suất 20 dB dải ATPC -

Độ nhạy thu với BER=10−6 -69 -67

Dự phòng c. suất cho độ nhạy (dB) 35 -

Tốc độ ký tự (Mbaud) 24 -

Roll-off 0,3 -

Tăng ích anten (dBi) 40 - (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mẫu bức xạ anten Hình C.2.2 Hình C.2.2

C/I limit (BER=10−6, giảm độ nhạy 1 dB) 33 35 Từ bảng C.2.3 ta thấy:

- Không có giá trị NFD cho các thông số thực của P-P/P-MP, vì không có phổ phát thực của PTP

- Các giá trị NFD cho PTP/PMP lớn hơn chút ít so với mặt nạ phổ theo PMP

- Các giá trị NFD chop-MP/PTP với GB=30 MHz (trong ngoặc đơn) không có nghĩa (nhỏ), vì phân cách kênh lớn hơn 250 % khoảng cách kênh (3,5 MHz), vì vậy chúng ta không xét băng bảo vệ 30 MHz

Vì có sự tăng mạnh (10 dB) giá trị NFD do băng bảo vệ 3,5 MHz chúng ta có thể coi sự phân cách kênh này như các kênh lân cận

Bảng C.2.3 Các giá trị NFD (dB) NFD (dB)

Ng.nhiễu/bị hại Phổ phát RF GB=0 MHz GB=3,5 MHz GB=30 MHz

P-MP/P-P ETSI 28 36,4 (36,5)

P-P/P-MP Thực tế - - -

P-P/P-MP ETSI 35,7 50,8 96

Hình C.2.1 Phổ RF phát ra

Khi xét sự phối hợp hoạt động giữa các hệ thống PMPvà PTP cần xét 4 loại nhiễu. Để có một cái nhìn thô về mức độ phối hợp hoạt động giữa 2 hệ thống, tốt nhất là đánh giá khoảng cách cần thiết tối thiểu giữa các CRS (hệ thống PMP) và điểm đặt PTP và xét nhiễu loại B1, B2. Khoảng cách này là hàm của lệch góc giữa tuyến PTP và CRS, phụ thuộc vào mẫu bức xạ anten PTP. Vì mẫu bức xạ này phẳng trong khoảng từ 20 đến 50 độ (hình C.2.2) nên chúng ta có thể đánh giá khoảng cách tối thiểu cho lệch góc 20 độ (ngoài tuyến PTP)

Hình C.2.2 Mẫu bức xạ anten trong mặt phẳng Az

Bảng C.2.4 là khoảng cách tối thiểu để khắc phục nhiễu B1 và B2 cho mọi thông số khác nhau với khoảng cách kênh 3,5 GHz. Tất cả các khoảng cách được tính cho hệ thống bị hại ơ mức ngưỡng thu (điều kiện xấu nhất)

Từ bảng C.2.4 ta có:

- Có sự khác biệt lớn về khoảng cách tính theo số liệu thực và các giới hạn trong tiêu chuẩn ETSI, đặc biệt cho trường hợp PMP/PTP, trong đó sử dụng các giá trị NFD khác nhau.

- Băng thông bảo vệ 3,5 GHz tạo ra sự giảm đáng kể khoảng cách (do tăng NFD)

Bảng C.2.4 Khoảng cách nhỏ nhất, khắc phục nhiễu B1, B2 (góc phân biệt 20 độ) Khoảng cách (km)

Ng.nhiễu/bị hại Phổ phát RF Loại nhiễu GB=0 MHz GB=3,5 MHz

PMP/PTP Thực B1 1,2 0,5

PMP/PTP ETSI B1 9,7 3,7

PTP/PMP Thực B2 4,5 0,8

Hình C.2.3 Khoảng cách tối thiểu giữa P-P và CRS để tránh nhiễu B1

Vì chúng ta nghiên cứu 2 hệ thống trong cùng, chúng ta sẽ xét trường hợp băng thông bảo vệ 3,5 GHz với các thông số thực và khoảng cách bảo vệ tối thiểu là 0,8 km. Trong trường hợp này có thể có một hàm số theo khoảng cách bảo vệ cho nhiễu B1,B2 như trên hình C.2.3 và C.2.4, trong đó mỗi hình cho ta khoảng cách an toàn cho cả điều kiện xấu nhất (hệ thống bị hại ở mức ngưỡng thu) và điều kiện truyền sóng bình thường (hệ thống bị hại có công suất thu vượt quá mức ngưỡng)

Từ hình C.2.3 và C.2.4 cho thấy khi lệch góc nhỏ hơn 20 độ yêu cầu khoảng cách an toàn tăng theo hàm mũ, cần hết sức tránh trường hợp này.

Một khi phân tích nhiễu B1 và B2 cần phân tích nhiễu từ máy phát PMP sang máy thu PTP (B3) và từ máy phát PTP sang máy thu TS của PMP (B4). Trong các trường hợp đó có thể đánh giá phần trăm vùng của PMP trong đó TS ưu thế là nguồn nhiễu (B4). Các kết quả phân tích cho băng thông bảo vệ 3,5 GHz và trong điều kiện truyền sóng xấu (hệ thống bị hại ở ngưỡng thu) được cho trên hình C.2.5 và C.2.6, như là hàm của khoảng cách đặt trạm PTP/CRS và góc lệch. Đối với hệ thống PMP, giả thiết bán kính phủ song là 15 km để xác định vùng cần phân tích nhiễu

Cả 2 hình C.2.5 và C.2.6 cho ta phần trăm vùng có nguồn nhiễu ưu thế hoặc bị hại rất nhỏ (dưới 0,2-0,3 %) và và chỉ cho góc lếch lớn hơn 150 độ. Trên hình B.18 cho ta phần trăm vùng cho một TS bất kỳ gây nhiễu PTP (B3) cho khoảng cách (CRS sang PTP) 5 km, góc lệch 160 độ. Vùng nhiễu này là vùng đen mỏng trong Ô dọc tuyến PTP. Nhiễu này là do tuyến P-P có góc lệch nhỏ tính theo tuyến CRS-TS của hệ thống PMP. Cách duy nhất để tránh nhiễu là dùng góc lêch thích hợp (như cho B1,B2) hoặc giữ khoảng cách nhỏ giữa CRS va ví trí đặt PTP

Từ ví dụ trên ta có:

- Để tránh nhiễu B1,B2 cần tôn trọng khoảng cách tối thiểu và góc lệch (20 độ trong trường hợp này, do mẫu bức xạ anten PTP) giữa tuyến PTP và hướng PTP/CRS. Ngoài ra dùng kênh bảo vệ sẽ có lợi để giảm khoảng cách tối thiểu giữa PTP và CRS. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Để tránh mọi nhiễu cho tuyến P-P (B3) từ TS cần bổ sung góc lệch giữa tuyến PTP và hướng PTP/CRS và cung cấp ít nhất một kênh bảo vệ. Thực tế, không cho phép có nhiễu ưu thế trong vùng PMP

- Nhiễu tuyến PTP sang TS của PMP (B4) tương tự nhiễu B3, vì vậy, cần có các biện pháp phòng chống, nhưng chấp nhận có một vùng nhỏ trong đó TS có thể bị ảnh hưởng trong các điều kiện truyền song xấu nhất. Trường hợp này tương tự cho 2 hệ thống PMP, có phần nhỏcác TS trong vùng bị nhiễu trong điều kiện truyền song xấu nhất

- Trong trường hợp phân tích ở đây, các giá trị NFD tốt, có băng tần bảo vệ sẽ không có nhiễu (B3,B4) nếu khoảng cách giữa CRS và vị trí đặt PTP mhỏ hơn 3 km, thậm trí cùng một chỗ. Đặt cùng chỗ cũng được sử dụng để tránh nhiễu B1,B2, bằng thiết kế thích hợp (phân cách theo chiều đứng để tăng góc lêch theo chiều này)

Hình C.2.5 % vùng có TS gây nhiễu cho P-P (B3)

Hình C.2.7 Vùng có TS bị nhiễu bởi P-P (B3) và C/I tương ứng trong máy thu

Một phần của tài liệu Giải pháp phối hợp hoạt động để cùng tồn tại giữa các hệ thống FBWA.doc (Trang 144 - 151)