Các nguyên tắc sau đây nhận được từ các phân tích trên:
- NFD càng lớn thì băng thông bảo vệ cần thiết, hoặc khoảng cách tối thiểu càng nhỏ. Nguyên tắc này áp dụng cho mọi loại nhiễu. Do đó, các giá trị NFD cho cả 2 hệ thống PMP và PTP trong EN phải càng gần với các giá trị thực của hệ thống.
- Để có độ phân cách góc cực đại (loại B1 và B2) các mẫu bức xạ anten PTP phải tuân thủ các mặt nạ của các lớp cao hơn (được xác định trong ETSI EN 302 085 hoặc EN 300 833 ). Nếu tuyến PTP được triển khai trong một vùng nhiễu dày đặc, thì nên đặt CRS của hệ thống PMP xa với vị trí trạm PTP, tuỳ theo mẫu bức xạ anten của tuyến PTP.
b. Các nguyên tắc triển khai mạng
Cần xét 2 tình huống triển khai khác nhau: thứ nhất, chỉ một vị trí PTP trong khu vực triển khai của hệ thống PMP (vùng ngoại ô), thứ hai là toàn bộ tuyến PTP (tất cả các
trạm) trong khu vực triển khai của hệ thống PMP.
Hình 1.3.14 Sự sắp xếp kênh tín hiệu có ích
Có thể áp dụng 2 nguyên tắc sau cho 2 tình huống kể trên:
1) Một trạm PTP: Vì chỉ một hướng của tuyến PTP được dùng cho tính toán (xem hình 1.3.14). Theo cách này chỉ loại nhiễu B1 và B2, và sự kết hợp hợp lý giữa koảng cách tối thiểu, góc phân cách, ăng tần bảo vệ sẽ cho phép triệt tiêu nhiễu 2) Toàn tuyến PTP: Trong trường hợp này có 4 loại nhiễu liên quan đến mọi kiểu sắp xếp kênh (chúng ta chỉ quan tâm đến các kênh kế cận). Như vậy, do có nhiễu B3 và B4 nên cần băng tần bảo rộng hơn, phục vụ cho việc phối hợp tuyến PTP với mọi vùng PMP đã triển khai
1.4 KẾT LUẬN
Nhiễu vô tuyến điện rất đa dạng và phức tạp. Trong dải tần 2-66 GHz, một dải tần có nhiều hứa hẹn cho các công nghệ truy nhập vô tuyến băng rộng, vấn đề can nhiễu giữa các hệ thống đang được nghiên cứu tích cực. Cho đến thời điểm hiện nay, do trình độ phát triển công nghệ truyền thông trong dải tần này còn chậm và nhiều hệ thống thiết bị còn đang
trong giai đoạn thử nghiệm, vì vậy hàng loạt các vấn đề nghiên cứu về nhiễu liên quan đến mạng FBWA vẫn còn bỏ ngỏ.
Trong chương 1 chúng ta đã xét bài toán nhiễu theo khía cạnh ảnh hưởng qua lại giữa các mạng FBWA của các nhà khai thác khác nhau, trong điều kiện các nhà khai thác dùng các kênh tần số kế cận nhau trong cùng một vùng hoặc dùng cùng dải tần số trong các vùng lân cận. Trên thực tế điều này thường xuyên tồn tại, đặc biệt là trong các thành phố lớn, các khu công nghiệp, khu đông dân cư, bến cảng…Bài toán tránh nhiễu và nén nhiễu CoCh và AdjCh cho các hệ thống, mạng thông tin vô tuyến là vấn đề quan trọng nhất trong việc thực hiện phối hợp hoạt động để cùng tồn tại.
Trong chương này chúng ta đã xét tất cả các tình huống nhiễu có thể xẩy ra, phương pháp phân tích, đánh giá định lượng và quan trọng hơn cả là xác lập được quan hệ giữa khoảng cách an toàn (về không gian) và các thông số hệ thống thiết bị, dựa trên chỉ tiêu chất lượng thu tin C/I. Các biểu thức toán học (1.27), (1.35), (1.39), (1.43) thể hiện sự phụ thuộc khoảng cách an toàn vào các thông số hệ thống được dùng đêt tính toán hệ số lọc mạng NFD là rất quang trọng trong thiết kế hệ thống thực
Ngoài ra, trong chương này cũng sơ bộ đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp triển khai mạng vô tuyến điểm-đa-điểm, điểm-điểm, các chỉ tiêu kỹ thuật cần quan tâm trong quá thực hiện phối hợp hoạt động giữa các mạng truy nhập vô tuyến băng rộng. Các kết quả của chương này sẽ là sở cứ lý luận để xây dựng các nguyên tắc, các khuyến
nghị triển khai mạng FBWA loại WiMax trong chương 2
CHƯƠNG 2