Khả dụng tuyến trong môi trường truyền dẫn

Một phần của tài liệu Giải pháp phối hợp hoạt động để cùng tồn tại giữa các hệ thống FBWA.doc (Trang 61 - 62)

Khi xét mức nhiễu trong trường hợp xấu nhất, thông thường sự ghép nhiễu đơn tần số chiếm ưu thế. Giới hạn nhiễu của máy thu để xuất với mức suy giảm ngưỡng 1 dB đủ để xác lập các tiêu chí thiết kế mức độ phối hợp chấp nhận được. Tuy nhiên, khả năng vẫn có các các nguồn nhiễu đa tia bổ sung làm suy giảm mức ngưỡng này.

Ví dụ sau đây cho ta thấy tầm quan trọng của các nguồn nhiễu đó. Mô hình thiết kế dựa trên các thông số điển hình cho FBWA dải 26 GHz. Hệ thống điều chế 4-QAM có băng thông vượt 15 % và nhiễu máy thu 6 dB, độ tin cậy 99,995 % , BER=10−6, dựa trên mức ngưỡng C/I= 13 dB, chuyển sang bán kính Ô cực đại 3,6 km trong vùng mưa loại K của ITU-R, tương ứng với mức dự phòng nhiễu 26 dB. Giả thiết trường hợp truyền dẫn xấu nhất là phân cực H-POL. Đối với I/N=-6 dB, C/I=19 dB và mức ngưỡng máy thu hiệu dụng giảm 1 dB như vậy là mức giới hạn C/I bây giờ chỉ là 14 dB. Suy giảm 3 dB cho mức ngưỡng (C/I=16 dB) yêu cầu C/N tăng lên 16 dB. Hình 2.3.13 cho ta suy giảm độ khả dụng khi C/I tăng, lấy chuẩn cố định 3,6 km. Độ tin cậy tuyến giảm khi C/I tăng. Với C/I=16 dB, độ tin cậy chỉ còn 99,9925 %

Hình 2.3.13 Độ tin cậy tuyến thep C/I cho bán kính cố định 3,6 km

Hình 2.3.14 cho ta sự suy giảm cần thiết về bán kính Ô để duy trì độ khả dụng 99.995 %. Với C/I=16 dB , R giảm còn 3,25 km, giảm 10 %. Như vậy là nếu hệ thống khai thác trong môi trường nhiễu mạnh thì khi thiết kế hệ thống phải tính đến việc giảm bán kính Ô phục vụ.

Một phần của tài liệu Giải pháp phối hợp hoạt động để cùng tồn tại giữa các hệ thống FBWA.doc (Trang 61 - 62)