Mức độ phối hợp giữa các hệ thống phụ thuộc vào các mức bức xạ của máy phát. Ở đây, quan trọng là đưa ra được mức giới hạn trên của công suất phát, hoặc chính xác hơn, mức EIRP cực đại của thiết bị đó. Vì các hệ thống điểm-đa điểm chiếm dụng băng tần rất rộng và dùng nhiều băng thông khác nhau, nên ta dùng mật độ phổ công suất (psd) tính theo dBW/MHz thay cho dBW.
Các giới hạn trong bảng 2.3.2 dưới đây được áp dụng cho băng thông 1 MHz
Bảng 2.3.1 Các nguyên tắc phân cách theo tần số và không gian
Tuyến nhiễu chính (1) Tình huống Độ phân cách để đạt mức nhiễu tiêu chuẩn
PMP BS → PMP BS Vùng kế cận, cùng kênh 60 km (5) Mesh SSs → PMP BS Vùng kế cận, cùng kênh 12 km (2)
PMP BS → PMP BS Cùng vùng, kênh kế cận 1 kênh phòng vệ (3,5) Mesh SSs → PMP SS Cùng vùng, kênh kế cận 1 kênh phòng vệ (4) (1) - Tuyến nhiễu chính cần có độ phân cách tần số và không gian cao nhất
(2) - Giá trị 12 km được dựa trên giả thiết độ cao thông dụng của anten BS là 50 m. Đối với các chiều cao anten khác giá trị này sẽ khác, nhưng luôn nhỏ hơn 60 km
(3) - Khoảng cách 1 kênh phòng vệ được chọn dựa trên cả mức nhiễu lẫn các hệ thống bị hại dùng cùng một số lượng kênh.
(4) - Tương tự như (3) nhưng cho Mesh SS→ PMP SS
(5) - Trong trường hợp dùng các băng tần phân bổ FDD và/hoặc TDD thì hướng nhiễu BS→ BS chiếm ưu thế
Tuy nhiên, các giá trị này tương đối cao so với các thiết bị hiện có. Trên thực tế có thể dùng các giá trị sau:
Công suất Tx + 24 dBm (-6 dBW) Tăng ích anten SS + 34 dBi
Tăng ích anten BS + 19 dBi
Băng thông sóng mang 28 MHz (+14 dB-MHz)
1 MHz. Đối với dải tần 25,25-25,75 GHz khuyến nghị dùng giới hạn EIRP psd trong ITU- R F 1509 (02/01)
Bảng 2.3.2 Các giá trị EIRP quy định và giá trị giả thiết để mô phỏng Thiết bị cuối Các giới hạn EIRP quy định
(dBW/MHz) Gía trị giả thiết để mô phỏng (dBW/MHz)
SS + 30 + 13,5
PTP + 30 + 25,0
Trạm lặp quay về BS + 30 Not perfomed
Trạm lặp quay về SS + 14 Not perfomed
Đa điểm (Mesh) + 30 0