b. Mức giớihạn tín hiệu AdjCh/Un
2.4.2 Các khuyến nghị về triển khai mạng (7 khuyến nghị)
Khuyến nghị 2-1 : Mức nhiễu ngưỡng
Chọn Mức nhiễu bên ngoài, từ mạng của các nhà khai thác khác trong vùng kế cận,
thấp hơn nhiễu nhiệt máy thu bị hại 6 dB ( I/N ≤ - 6 dB) làm mức nhiễu chấp nhận được. Dưới mức này môi trường truyền dẫn được xem là “sạch” nhiễu.
Từ đây sẽ có 2 hệ quả quan trọng:
- Mỗi nhà khai thác phải chấp nhận mức suy giảm độ nhạy thu 1 dB (sự chênh lệch giữa C/N và C/(N+I)). Tỷ số I/N = - 6 dB là tiêu chí cơ bản, đảm bảo cho các hệ thống cùng tồn tại. Bản chất chính của hệ thống đa điểm (MP) là các máy thu
thường bị nhiễu từ các máy phát ngoài hệ thống đó. Trên thực tế, bằng phương pháp thiết kế và thi công hệ thống, có thể giảm mức nhiễu này thấp hơn rất nhiều mức nhiễu nhiệt máy thu, nhưng điều này không phải lúc nào cũng thực hiện được. Mức nhiễu thực tế đôi khi cao hơn mức giới hạn nêu trên và không thể kiểm soát nổi, hoặc tương đương mức nhiễu ngoài hệ thống, vì vậy, khi có nhiều hệ thống BWA cùng hoạt động, cần phải tính lại phân bổ mức nhiễu cho từng hệ thống
- Trong môi trường khai thác cụ thể, có thể tồn tại phân bố nhiễu hỗn hợp CoCh và AdjCh trong máy thu, từ hệ thống FBWA của các nhà khai thác khác, vì vậy, trong giai đoạn thiết kế, mỗi nhà khai thác phải tính đến độ dự phòng năng lượng, để khắc phục được ảnh hưởng nhiễu hỗn hợp từ tất cả các nhà khai thác khác. Mức dự phòng này phải được tính đến ngay trong giai đoạn triển khai ban đầu, thậm trí đó là mạng đầu tiên trong vùng.
Khuyến nghị 2-2 : Duy trì mức ngưỡng mật độ phổ công suất.
Ngay từ đầu các nhà khai thác mới và cũ cần hợp tác với nhau trong triển khai mạng và nếu cần, phải có những thay đổi, cải tiến thích hợp cho cả các mạng. Các mạng cũ trong vùng cũng cần tuân thủ điều này. Để khắc phục nhiễu đồng kênh cần duy trì nghiêm ngặt
mức ngưỡng mật độ phổ công suất (psfd). Các giá trị ngưỡng và phương pháp áp dụng
được cho trong khuyến nghị thực tiễn 2-5, 2-6
Khuyến nghị 2-3: Sự phối hợp giữa các nhà khai thác
Về mặt nguyên tắc, để các mạng cùng tồn tại, nhà khai thác tiền nămg (ưu thế) và những nhà khai thác đầu tiên phải phối hợp với các nhà khai thác mới, trước hết là cần đánh giá vốn của nhà khai thác chính đã đầu tư cho hệ thống, vốn đầu tư mới cho việc thay đổi
hoặc cải tiến, do nhà khai thác chính đề xuất để các nhà khai thác mới chi trả nếu cần. Nhiều vấn đề về phối hợp hoạt động không thể giải quyết bởi nhà khai thác mới, mà
cần có sự hợp tác, hy sinh quyền lợi của nhiều bên, đặc biệt là tại các vùng giáp ranh và các phổ tần số kế cận
Khuyến nghị 2-4: Khoảng cách an toàn
Nếu máy phát đặt ở khoảng cách vượt quá 80 km tính từ biên vùng dịch vụ hoặc biên vùng lân cận, thì không cần bất cứ sự thay đổi hoặc phối hợp nào theo hướng truyền dẫn đã cho. Đối với mạng MP thì khoảng cách an toàn là trên 6 km
Đối với mạng MP và PMP khoảng cách an toàn là trên 50 km
Dựa trên các thông số cơ bản của thiết bị FBWA và mức nhiễu cho phép trên các tuyến trực xạ (LOS), các kết quả phân tích cho thấy rằng các khoảng cách trên đủ đảm bảo
mức tin cậy chống nhiễu, vì vậy, không cần bất cứ sự phối hợp hoặc điều chỉnh thêm bớt
nào. Đối với các khoảng cách nhỏ hơn thì cần xem xét cụ thể cho từng tuyến truyền dẫn
Khuyến nghị 2-5: Mức ngưỡng mật độ thông lượng phổ công suất
(chỉ áp dụng cho trường hợp có nhiễu CoCh)
Các nhà khai thác phải xác định giá trị ngưỡng mật độ thông lượng phổ công suất áp dụng cho từng dải tần. Các giá trị ngưỡng mật độ thông lượng phổ công suất để phối hợp là
-125 (dBW/m2)/MHz ( băng tần 3,5 GHz) và - 126 (dBW/m2)/MHz ( băng tần 10,5 GHz).
Điểm đánh giá mức vượt ngưỡng có thể là biên vùng được cấp phép của nhà khai thác bị hại hoặc tại biên vùng nhà khai thác gây nhiễu
Khuyến nghị 2-6: Trường hợp vượt ngưỡng (áp dụng cho trường hợp có nhiễu CoCh)
Chỉ áp dụng các mức ngưỡng trong 2-5 trước khi triển khai hệ thống và trước khi có cải tiến các phần cứng hoặc phần mềm tương ứng. Nếu vượt quá các mức ngưỡng này thì
nhà khai thác cần phải điều chỉnh lại sao cho đáp ứng được mức ngưỡng đã định.
Trường hợp ngược lại, cần có sự thoả thuận lại giữa các nhà khai thác gây ảnh hưởng và bị ảnh hưởng
Khuyến nghị 2-7: Hệ số phòng vệ
Việc phân tích và mô phỏng cho thấy, trong trường hợp có nhiễu CoCh và nhiễu AdjCh khi triển khai hệ thống, thì cần tính đến khoảng cách tần số phòng vệ giữa các hệ
thống, lấy trong các nhóm tần lân cận. Số lượng tần số phòng vệ phụ thuộc vào những
yếu tố, như mức bức xạ ngoài nhóm, xác suất nhiễu trong điều kiện khai thác cụ thể.
Trong khai thác thường gặp 2 tình huống sau:
- Các hệ thống cùng kênh, nhưng được phân cách theo địa lý
- Các hệ thống chồng lấn lên nhau, nhưng dùng các tần số kế cận nhau Một số nguyên tắc ứng dụng cho các trường hợp trên được cho trong bảng 2.4.1
Bảng 2.4.1 Các nguyên tắc phân cách theo tần số và không gian
Tuyến nhiễu chính (1) Tình huống Độ phân cách để đạt mức nhiễu tiêu chuẩn
PMP BS → PMP BS 3,5 GHz, Vùng kế cận,
CoCh 80 km
PMP BS → PMP BS 3,5 GHz, cùng vùng, AdjCh Kêt hợp phân cách NFD Không gian: 0,1-2 km b PMP BS → PMP BS 10,5 GHz, vùng kế cận, CoCh 80 km PMP BS → PMP BS 10,5 GHz, cùng vùng, AdjCh Kêt hợp phân cách NFD Không gian: 0,1-2km a Mesh Cell → Mesh Cell 3,5 GHz, Vùng kế cận,
CoCh
Phân cách không gian tối thiểu bán kính 1 Cell Mesh Cell → Mesh Cell 3,5 GHz, cùng vùng, AdjCh Phân cách không gian vài
trăm met (a) - Tuyến nhiễu chính là tuyến cần có độ phân cách cao nhất
(b) - Khoảng cách 1 kênh phòng vệ được chọn dựa trên cả mức nhiễu lẫn các hệ thống bị hại dùng cùng một số lượng kênh.