b. Sơ đồ thử nghiệm
Hình 3.3.7 là cấu hình đo kiểm tra tần số sóng mang
Các thiết bị cần thiết: Bộ ghép hướng, Bộ suy hao, May đo công suất, circulator, Máy đo tần số.
c. Trình tự thử nghiệm
SS được thiết lập ở chế độ sóng mang liên tục CW. BS thử nghiệm phát tín hiệu theo hướng downlink nhưng chỉ chứa duy nhất phần điều khiển.
Tín hiệu được điều chỉnh cho tới khi mức công suất thu đạt –98 + 10 log(B) dBm, với B là tốc độ ký tự tính theo MBaud, tương ứng với tín hiệu trong trường hợp xấu nhất. SS sau đó được lệnh phát trên tuyến lên (UL) ở chế độ CW.
BS thử nghiệm tạo ra các tần số là bội của 250 kHz trong dải tần công bố bởi hãng sản xuất SS. SS có khả năng khoá các tần số của BS thử nghiệm. Đối với kỹ thuật TDD, các tần số của BS thử nghiệm và SS giống nhau, còn đối với kỹ thuật FDD chúng sẽ cách nhau một khoảng bằng khoảng cách ghép song công mà nhà sản xuất công bố.
d. Yêu cầu
Độ chính xác tần số đo được phải đạt ± 10 ppm
Hình 3.3.7 Sơ đồ đo tần số sóng mang
3.3.3.6 Mặt nạ phổ phát xạ
a. Ký hiệu phép thử: TP/SS/PHYMP/SM/CA000b. Sơ đồ thử nghiệm b. Sơ đồ thử nghiệm
Hình 3.3.8 là cấu hình thử nghiệm mặt nạ phổ phát.
Thiết bị cần thiết: Circulator, Bộ suy hao, Máy phân tích phổ.
Các thông số thiết lập cho máy phân tích phổ như trong bảng 3.3.2 trong đó B là độ rộng kênh vô tuyến, tính theo MHz
Hình 3.3.8 Sơ đồ thử nghiệm mặt nạ phổ bức xạ Bảng 3. 3.2 Các thiết lập của máy phân tích phổ
Thông số SS
Tấn sô trung tâm Hiện thời
Khoảng cách 5 x B MHz
Thời gian quét Tự động
Băng thông phân giải 300 kHz
Băng thông video 100 kHz
c. Trình tự thử nghiệm
Thiết lập kết nối giữa BS thử nghiệm và SS. BS thử nghiệm lệnh cho SS phát các file dự liệu theo hướng lên (UL). Máy phân tích phổ sẽ đo phổ phát và phổ này phải nằm trong mặt nạ phổ quy định.
d. Yêu cầu
Mặt nạ phổ phát xạ không vượt quá giới hạn do nhà quản lý quy định
3.3.3.7 Mật độ phổ công suất nhiễu đầu ra khi Tx không phát