Ngăn cách nhân tạo

Một phần của tài liệu Giải pháp phối hợp hoạt động để cùng tồn tại giữa các hệ thống FBWA.doc (Trang 86 - 88)

Ngăn cách tự nhiên rất có lợi cho việc giảm nhiễu. Có thể thực hiện ngăn cách nhân tạo bằng cách dùng các màn chắn sóng

3.2.8 Xử lý tín hiệu

Khi mức nhiễu quá lớn có thể dùng các mạch điều chế chống nhiễu (các mạch điều chế bậc cao) hoặc các kỹ thuật xử lý tín hiệu để giảm nhiễu

Độ nhạy máy thu xác định mức tín hiệu tối thiểu máy thu có thể tách đúng với xác suất lỗi yêu cầu và là yếu tố then chốt trong thiết kế tuyến. Tuy nhiên, khi mức nền nhiễu thu tăng, độ nhạy máy thu sẽ giảm. Điều này thu hẹp vùng phục vụ và giảm độ tin cậy toàn tuyến. Các yếu tố gây nhiễu gồm 2 loại: Loại có nguồn gốc bên trong và bên ngoài. Không thể giảm được các yêu tố nhiễu bên trong máy thu và mạng, như nhiễu từ các linh kiện điện tử, xuyên điều chế, CoCh và AdjCh giữa các mạng (intranetwork). Các yếu tố bên ngoài là nhiễu giữa các thành phần mạng. Tổng suy giảm độ nhạy thu trực tiếp tỷ lệ thuận với công suất nhiễu tổng cộng với nhiễu nhiệt, ∑I

I = Pintra + Pinter (3.6) Để giảm Pinter khuyến nghị rằng ảnh hưởng của bất kỳ mạng FBWA nào lên một mạng

FBWA khác đang hoạt động không được làm giảm độ nhạy máy thu của mạng đó 1 dB. Mức ngưỡng này đã được bàn luận trong mục 2.3.2.1

3.2.10 Khoá SS Tx để cắt phát khi không có tín hiệu thu

Khi không có tín hiệu thu máy phát SS cần được khoá, để ngăn chặn phát gây nhiễu. Lúc này SS chỉ ở trong trạng thái giám sát tín hiệu xuống nếu không tách được tín hiệu thu Để ngăn ngừa bức xạ gây nhiễu, các thiết bị SS và BS phải có khả năng phát hiện và hiển thị được các hư hỏng, cả phần cứng lẫn phần mềm hệ thống.

Tối thiểu hệ thống phải giám sát được các mục sau đây: - Trạng thái khoá của vòng khoá pha máy phát - Nguồn/dòng bộ khuyếch đại công suất - Nguồn chính cho toàn hệ thống - Trạng thái bộ vi xử lý

-

3.2.11 Các kỹ thuật Anten thích nghi (AA)

Các hệ thống AA cho phép thiết bị phát bức xạ năng lượng điện từ tập trung theo các hướng và vùng xác định. Ngoài ra, việc tạo tia sóng cho phép cực đại hoá độ dự phòng tuyến cho một thuê bao bất kỳ trong vùng, trong khoảng thời gian xác định, góc Al và Az của tia thay đổi được theo thời gian. Đặc điểm này là một lợi thế trong việc tạo tỷ số C/I hợp lý trong các trường hợp AdjCh và CoCh

3.2.12 Các đặc tính khác của AAs

Xử lý tín hiệu trong miền không gian và tần số cho phép tạo độ phân cách theo cả 2 miền, đặc biệt là theo các hướng cần giảm nhiễu và các kênh tần kế cận

3.3 PHƯƠNG PHÁP KIỂM SOÁT MỨC NHIỄU TRONG CÁC HỆ THỐNG FBWA, DẢI TẦN 2-66 GHz CÁC HỆ THỐNG FBWA, DẢI TẦN 2-66 GHz

Để kiểm soát mức nhiễu cho phép chúng ta cần thực hiện đồng thời 2 việc: - Xác định mức giới hạn mật độ phổ công suất phát (psfd) và

- Đo kiểm các thông số hệ thống có liên quan đến can nhiễu, đảm bảo tuân thủ các mức bức xạ giới hạn đã quy định

Mật độ phổ công suất phát được tính dựa trên các chỉ tiêu bức xạ của thiết bị phát, chỉ tiêu thiết bị thu và loại anten sử dụng. Thông số này cần được xét đến ngay trong giao đoạn quy hoạch mạng

Các thông số liên quan đến bức xạ vô tuyến bao gồm: - Tần số sử dụng, phương thức điều chế và truy nhập; - Công suất bức xạ cực đại;

- Bức xạ giả;

- Mặt nạ phổ bức xạ và - Nhiễu kênh lân cận.

Tất cả các thông số này đều liên quan đến can nhiễu hệ thống, vì vậy chúng cần được đo và giám sát theo các tiêu chuẩn giới hạn quy định

3.3.1 Xác định mật độ phổ công suất phát (psfd) và các mức suy hao

3.3.1.1 Tính psfd

Giả thiết máy thu phổ dụng có mức nhiễu (NF) 6 dB, lúc đó psd nhiễu nhiệt của máy thu được tính như sau:

N0 =10log(kT0)+NF = −138dB W MHz( / ) (3.7) Trong đó

N0 psd là nhiễu nhiệt máy thu (dB trong 1 MHz) 10log(kT0) là -144 dBW trong 1MHz

NF là chỉ số nhiễu máy thu

Với mức 6 dB thấp hơn N0, thì mức công suất nhiễu, Itol, lọt vào máy thu là -144 dBW trong 1 MHz (-138-6=-144)

Mức psfd tại khẩu độ anten được tính như sau:

psfd = −Pr 10log( )λ2 − =G 10log(4 )π (3.8) Trong đó

Pr là mức công suất nhiễu lọt vào máy thu (dBW) λ là bước sóng (m)

G là độ tăng ích anten (dBi)

Một phần của tài liệu Giải pháp phối hợp hoạt động để cùng tồn tại giữa các hệ thống FBWA.doc (Trang 86 - 88)