Máy thu bị hại thuộc trạm của tuyến PTP

Một phần của tài liệu Giải pháp phối hợp hoạt động để cùng tồn tại giữa các hệ thống FBWA.doc (Trang 78 - 80)

Những điểm, máy thu bị hại thuộc trạm PTP cố định, nguồn nhiễu có thể là từ FBWA BS hoặc FBWA SS. Xắc suất nhiễu sẽ rất cao nếu nguồn nhiễu là BS. Trong trường hợp máy thu bị hại là thành phần của hệ thống đa trạm PTP và kịch bản nhiễu sẽ tương tự như một trạm của một tuyến PTP, nhưng với mức nhiễu chấp nhận được có thể khác nhau.

2.5.5 Các thông số hệ thống thiêt bị

Các thông số thiết bị FBWA được cho trong mục 2.4.2 và 2.4.3 Các thông số thiết bị PTP được cho trong bảng 2.5.2 và 2.5.3

2.5.6 Triển khai mạng và phối hợp hoạt động

2.5.6.1 Trường hợp cùng kênh-Vùng kế cận (CoCh-NA)

Cốt lõi của việc phối hợp trong bối cảnh này là nơi có các tuyến PTP được cấp phép khai thác trong vùng kế cận và hoạt động trên cùng nhóm tần số của PMP. Việc phối hợp hoạt động chỉ cần thiết khi khoảng cách đến biên vùng dịch vụ PMP nhỏ hơn 80 km. Cần tính đến khả năng PTP và PMP tuy có các chỉ tiêu khác nhau, nhưng anten PTP đặt cao hơn anten PMP. Lúc đó các nhà khai thác mạng FBWA cần tính psfd tại biên vùng dịch vụ của họ và đưa ra mức nhiễu ngưỡng hợp lý. Các mức psfd trong trường hợp này cần chọn phải nhỏ hơn các giá trị trong bảng 2.3.11

2.5.6.2 Trường hợp kênh lân cận-cùng vùng phục vụ (AdjCh-SA)

Đây là trường hợp PTP và PMP hoạt động trong cùng một vùng và trên các nhóm tần số kế cận. Chúng ta cần xét 4 nhiễu loại B như trong chương 1:

- Nhiễu loại B1: Nhiễu từ PMP BS sang trạm PTP - Nhiễu loại B2: Nhiễu từ trạm PTP sang PMP BS - Nhiễu loại B3: Nhiễu từ PMP SS sang trạm PTP - Nhiễu loại B4: Nhiễu từ trạm PTP sang PMP SS

Đối với các loại nhiễu B1 và B2 cần tính khoảng cách tối thiểu để đạt được mục tiêu (C/I)min . Đối với các loại nhiễu B3 và B4 cần tính C/I đặc trưng cho từng loại góc lệch anten giữa SS và trạm PTP (công thức 1.28, 1.32, 1.37, 1.40, chương 1)

2.5.7 Biện pháp phối hợp hoạt động

Để thực thi việc phối hợp hoạt động giữa FBWA và PTP khai thác trong cùng một vùng và trên các nhóm tần số kế cận, cần tạo được khoảng phân cách trạm và góc lệch anten giữa BS và PTP tối thiểu. Góc lệch anten được cho trong ETSI 301 215-2 (2002-06)

Đối với các hệ thống CoCh hoạt động trong các vùng kế cận cần thiết phải tạo được độ phân cách địa lý giữa các hệ thống. Để bảo vệ các tuyến PTP phải có các tính toán riêng cho từng tuyến và phải bổ sung suy hao do các công trình nhân tạo và địa hình tuyến gây ra.

2.6 KẾT LUẬN

Trong chương 2 chúng ta đã cụ thể bài toán phân tích nhiễu cho các hệ thống thiết bị FBWA loại WiMax dải tần số 2-66 GHz và áp dụng cho các hệ thống thiết bị cụ thể trong 2 dải tần số: 2-11 GHz; 23,5-43,5 GHz . Điểm quan trọng trong chương này là đã đưa ra các khuyến nghị phục vụ cho việc triển khai mạng theo các tiêu chuẩn nhiễu cho phép, bao gồm các khuyến nghị về:

- Triển khai mạng;

- Các thông số thiết kế hệ thống thiết bị (máy thu, phát), anten; - Khoảng cách an toàn không gian và tần số;

- Quy định trình tự triển khai phối hợp hoạt động cho các mạng PMP- PMP; PMP- PTP và

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Giải pháp phối hợp hoạt động để cùng tồn tại giữa các hệ thống FBWA.doc (Trang 78 - 80)