Trường hợp cùng tần số-vùng kế cận(CoCh-NA) a Phươpng pháp luận

Một phần của tài liệu Giải pháp phối hợp hoạt động để cùng tồn tại giữa các hệ thống FBWA.doc (Trang 63 - 64)

b. Mức giớihạn tín hiệu AdjCh/Un

2.3.5.1Trường hợp cùng tần số-vùng kế cận(CoCh-NA) a Phươpng pháp luận

a. Phươpng pháp luận

Khuyến nghi cho các vùng được cấp phép dịch vụ trong đó cả 2 hệ thống cùng kênh, ví dụ cho toàn bộ băng tần FBWA. Khoảng cách lớn nhất biên dịch vụ là 60 km. Các nhà khai thác phải chấp nhận cùng nhau thoả thuận phân chia dịch vụ trong vùng. Trong trường hợp không thoả thuận được, thì các vùng gần nhau cần có sự phối hợp hoạt động.

Trước hết các nhà khai thác FBWA cần tính mật độ phổ công suất (psfd) tại biên của vùng dịch vụ của mình. Mật độ thông lượng phổ công suất cần được tính theo các số liệu thực tế, các yếu tố như suy hao truyền sóng, suy hao khí quyển, định hướng anten đến biên vùng dịch vụ, đường cong bề mặt đất. Mức psfd tại biên vùng dịch vụ phải có giá trị cực đại cho điểm cao 500 m so với phương ngang. Cần sử dụng mức psfd hợp lý trong quá trình phối hợp hoạt động. Các giới hạn chọn ở đây là cho biên dịch vụ của một nhà khai thác, nhưng nhà khai thác cận kề cũng phải tuân thủ các giới hạn này. Trong trường hợp 2 biên cách biệt, 2 nhà khai thác nên thoả thuận phối hợp để giảm các giới hạn này cho các vùng biên Để thực hiện tốt các yêu cầu phối hợp hoạt động, thì khi thiết bị phát hoạt động mức psfd, tính trung bình trên 1 MHz tại biên vùng dịch vụ phải nhỏ hơn hoặc bằng các giá trị cho trong bảng 2.3.11 Bảng 2.3.11 Các giới hạn psfd cực đại Băng tần, GHz psfd (dBW/m2)/MHz 24; 26; 28 - 114 38; 42 - 111 b. Ngưỡng phối hợp

Cự ly là thông số ngưỡng đầu tiên để phối hợp hoạt động cho các nhà khai thác được cấp phép cạnh nhau. Nếu biên của 2 vùng dịch vụ cách nhau dưới 60 km thì cần thiết phải có sự phối hợp hoạt động. Khoảng cách này được dựa trên các hiệu ứng truyền sóng phương nằm ngang so với mặt đất và mức mật độ thông lượng phổ công suất

Đường chân trời vô tuyến được xác định như là khoảng cách lớn nhất nhìn thấy được giữa 2 anten vô tuyến như hình 2.3.15 và được tính như sau:

Rh =4,12( h1+ h2) (2.1) Trong đó:

Rh= Đường chân trời vô tuyến (km)

h1, h2 = Chiều cao anten 1 và 2 (m)

Hình 2.3.15 Cấu trúc hình học đường chân trời vô tuyến

Bảng 2.3.12 là tỷ lệ giữa các độ cao anten (h) và R

Bảng 2.3.12 Dải thay đổi R theo h

Một phần của tài liệu Giải pháp phối hợp hoạt động để cùng tồn tại giữa các hệ thống FBWA.doc (Trang 63 - 64)