Điều khiển công suất máy phát SS

Một phần của tài liệu Giải pháp phối hợp hoạt động để cùng tồn tại giữa các hệ thống FBWA.doc (Trang 82 - 85)

Khi SS quá gần BS nức công suất phát SS cần giảm, nhằm mục đích:

- Giảm khả năng gây ra xuyên điều chế từ bộ khuyếch đại thu đã bào hòa - Giảm khả năng nhiễu với kênh CoCh của các BS khác

- Giảm tỷ số nhiễu do hiệu ứng “gần-xa” gây ra

Thu phân tập là kỹ thuật mạnh trong việc xử lý tín hiệu vô tuyến truyền lan qua các đường độc lập (hiệu ứng đa đường) với giá thành khá thấp. Mục tiêu của thu phân tập là giảm tối đa hiệu ứng fadinh sâu, bằng cách kết hợp các tín hiệu không tương quan có ích thu được. Có 2 loại mạch thu phân tập, một gọi là vĩ mô “Macroscopic”, một gọi là vi mô “Microscopic”. Các mạch phân tập vĩ mô dùng để kết hợp 2 hoặc nhiều tín hiệu thu được trên các anten khác nhau từ các tuyến fadinh độc lập tại các vị trí trạm gốc khác nhau. Đây là các tín hiệu dài hạn phân bố theo luật log chuẩn (lognormal). Các mạch phân tập vi mô dùng để kết hợp các tín thu được từ các tuyến fadinh độc lập các hiệu ngắn hạn, nhưng tại cùng một vị trí.

Kỹ thuật phân tập cũng được phân theo bản chất kỹ thuật áp dụng, như Phân tập theo không gian, Phân tập theo tần số, Phân tập theo các thành phần trường điện từ, Phân tập theo cực sóng. Phân tập theo góc sóng tới. Vì chúng ta chỉ quan tâm đến nhiễu CoCh và AdjCh nên chỉ cần xét kỹ thuật phân tập theo không gian là đủ. Khác với kỹ thuật cân bằng kênh, kỹ thuật phân tập không yêu cầu chuỗi số liệu luyện, mà sử dụng ngay bản chất tự nhiên của quá trình truyền lan sóng điện từ, bằng cách tìm các tuyến tín hiệu độc lập cho máy thu. Các máy thu phân tập không gian chủ yếu là làm giảm nhiễu fadinh đa đường, vốn rất phổ biến trong môi trường thông tin di động.

Kỹ thuật phân tập theo không gian được hiểu là có 2 anten thu được đặt cách nhau một khoảng cách nào đó (thường là 1/2 bước sóng) và đều thu cùng một tín hiệu, so sánh với nhau để tìm được tín hiệu tốt nhất. Phương pháp này được gọi là phương pháp chọn lọc, được miêu tả trên hình 3.1.2. Cũng có thể dùng 1 máy thu có chuyển mạch đầu vào (máy thu có quyết) để thực hiện điều này. Tín hiệu thu được được so với mức ngưỡng, nếu dưới mức này tín hiệu được chuyển sang nhánh thu thứ 2. Mức ngưỡng này có thể cố định cho một vùng hoặc được điều chỉnh một cách động cho toàn vùng dịch vụ

3.1.1.6 Áp dụng kỹ thuật phát gián đoạn

Trước đây kỹ thuật truyền gián đoạn chỉ áp dụng cho thông tin vệ tinh. Mục đích của việc giảm công suất phát là giảm nhẹ can nhiễu lẫn nhau. Trong thời gian hội thoại thực chất các đối tượng chỉ dùng 50 % thời gian truyền dẫn theo mỗi hướng. Phương thức truyền gián đoạn là máy phát chỉ bật khi có thông tin có ích cần truyền. Điểm khó trong phương pháp này là cần có kỹ thuật phân biệt được nhiễu thoại và nhiễu thực của môi trường truyền dẫn.

3.1.2 Các phương pháp trực tiếp

Theo góc độ vi mô, các phương pháp trực tiếp cho phép giảm được tín hiệu nhiễu tới, nhờ có các phần cứng và phần mềm xử lý nhiễu nằm trong thiết bị thu. Các phương pháp đại diện ở đây là thiết kế bộ lọc thu theo cách thích nghi, như bộ lọc đáp ứng xung hữu hạn (FIR), giảm MAI bằng thuật toán xử lý mù, kỹ thuật nhảy tần. Các phương pháp này ít nhiều đều dùng kỹ thuật xử lý số mới nhất

FH là kỹ thuật thay đổi theo chu kỳ tần số phát. Tín hiệu nhảy tần là chuỗi dự liệu điều chế thay đổi theo thời gian, có tần số mang giả ngẫu nhiên. Chuỗi các tần số có thể gọi là Hopset. Nhảy tần chạy qua toàn bộ băng tần của các kênh, mỗi kênh được xác định như là vùng phổ với tần số trung tâm nằm trong Hopset và độ rộng băng thông đủ lớn, bao trùm gần hết công suất các cụm điều chế tín hiệu băng hẹp (thường là ESK) tương ứng với tần số sóng mang. Độ rộng băng thông của kênh trong Hopset gọi là độ rộng băng thông tức thì. Độ rộng băng thông của phổ trải được gọi là độ rộng nhảy tần tổng thể. Sóng mang máy phát truyền dự liệu dường như trên các kênh ngẫy nhiên mà chỉ máy thu mới nhận biết được. Trên mỗi kênh, các cụm dự liệu nhỏ được phát đi nhờ các mạch điều chế băng hẹp trước khi đưa vào bộ nhảy tần.

Nếu chỉ có một tần số mang trên mỗi bước nhảy (Hop), thì điều chế dự liệu số được gọi là điều chế đơn kênh. Khoảng thời gian giữa các bước nhảy gọi là độ dài bước nhảy hay chu kỳ nhảy tần và được ký hiệu là Th. Độ rộng băng thông nhảy tần tổng thể WSS và độ rộng băng thông tức thời B có quan hệ với hệ số xử lý (độ lợi) của hệ thống theo công thức [1]: Processing Gain = WSS/B (3.5) Nhảy tần có thể là nhanh hoặc chậm. Khi tốc độ nhảy tần băng hoặc vượt quái tốc độ truyền ký tự thông tin thì được gọi là nhảy tần nhanh. Nhảy tần chậm là khi tốc độ nhảy tần tương đương với tốc độ truyền vai ký tự trong một bước nhảy. Kênh tần số do ký tự chiếm gọi là kênh phát. Nguồn gây nhiễu trên một tần số trong nhóm các tần số của các bước nhảy như nhau và coongsuaast tín hiệu gây nhiễu cũng bị trải toàn bộ độ rộng băng thông tín hiệu, lúc đó nhiễu được xem như gây ra fadinh, vì vậy có thể giảm nhẹ chúng bằng các kỹ thuật sửa lỗi. Nhảy tần là một biện pháp hữu hiệu giảm nhiễu CoCh

3.2 KỸ THUẬT GIẢM NHIỄU CHO FBWA DẢI TẦN 2-66 GHz

Mục này giới thiệu một số kỹ thuật giảm nhiễu cùng kênh giữa 2 vùng kế cận. Hiện chưa có một phương pháp giảm nhiễu áp dụng chung cho mọi trường hợp, vì vậy trong từng trường hợp cụ thể, nên áp dụng một vài biện pháp giảm nhiễu sẽ hiệu quả hơn.

Nhìn chung, việc phân tích đánh giá can nhiễu và các giải pháp giảm nhiễu cần được thực hiện trước khi triển khai mạng. Sự phối hợp giữa các nhà khai thác trong các vùng phụ cận là rất cần thiết. Chỉ có thể có được các kết quả tốt nhất, nếu có sự phối hợp toàn diện về kế hoạch triển khai giữa các nhà khai thác mạng trong vùng

3.2.1 Kế hoạch phân bổ phổ tần số

Có thể loại bỏ hoặc giảm nhẹ được ảnh hưởng của nhiễu CoCh và AdjCh bằng cách dành các tần số dự phòng để chống nhiễu. Việc lập một kế hoạch đúng đắn trong việc sử dụng tần số cho tuyến lên và xuống sẽ làm giảm được nhiễu trong các hệ thống FDD. Vấn đề đáng quan tâm nhất ở đây là nhiễu giữa các trạm BS, vì các trạm này được đặt trên nóc các toà nhà cao tầng hoặc các điểm có khả năng phát trực xạ tới các trạm gốc vùng lân cận. Ngoài ra, các trạm BS thường có góc phủ sóng rộng, đến 360o và chúng luôn ở trong trạng thái phát, vì vậy ảnh hưởng giữa các trạm BS thường rất lớn.

Các trạm BS hoạt động tốt là các trạm phát trong cùng băng tần con, nhưng không gây nhiễu lẫn nhau cho các trạm BS khác trong các vùng kế cận và có thể đặt chúng cùng vị trí với các trạm BS khác trong vùng. Khi cần phối hợp hoạt động cho các hệ thống dùng các nhóm tần số kế cận hoặc các vùng chồng lấn lên nhau, thì cần chú ý việc phân bổ kênh tần số cho thiết bị ở biên của khối tần số giữa các SSs và BSs và cần dành kênh phòng vệ cho nhiễu, cần tránh tối đa việc chồng lấn các Ô phục vụ

3.2.3 Phân định vùng phục vụ

Nếu các cơ quan cấp phép phân định được biên vùng phục vụ cho các vùng có nhu cầu thấp hoặc có ngăn cách tự nhiên, thì sẽ giảm đáng kể nhiễu qua lại giữa các vùng biên

3.2.4 Phân cách theo khoảng cách hoặc công suất phát

Một trong những phương pháp chống nhiễu hiệu quả là tăng khoảng cách giữa máy phát gây nhiễu và máy thu bị hại, nhằm giảm mức nhiễu đến mức tín hiệu thu chấp nhận được. Nếu không tăng được khoảng cách này thì cần giảm công suất máy phát gây nhiễu. Tuy nhiên, 2 phương án này cần được thực hiện trên cơ sở xem xét địa hình sở tại, vùng phủ sóng dự định, thiết kế mạng và nhiều yếu tố kèm theo khác

Một biện pháp không được khuyến khích là tăng mức công suất phát các trạm SSs trong Ô phục vụ, hoặc chỉ trong sector hướng theo vùng phục vụ để tăng tỷ số S/N trong máy thu BS. Nếu nhiều máy phát SS hoạt động liên tục, mật độ cao có thể gây nhiễu vùng lân cận. Khi xem xét vấn đề phối hợp cho các hệ thống dùng chung nhóm tần số cận kề, trong cùng một vùng hoặc trong các miền chồng lấn lên nhau, cần chú ý mức psfd cho cả BS lẫn SS

3.2.5 Các BSs đặt cùng chỗ

Cần xem xét cẩn thận vị trí các anten đặt cạnh nhau. Khi giải quyết vấn đề phối hợp các hệ thống FDD hoạt động trên các nhóm tần số kế cận, trong cùng vùng hoặc các vùng chồng lấn lên nhau, thì các mức psfd hợp lý là cự kỳ quan trọng

3.2.6 Phối hợp hoạt động với các hệ thống PTP

Để thực hiện phối hợp hoạt động giữa các hệ thống PTP và PMP sử dụng cùng nhóm tần số và trong cùng một vùng, cần tăng độ phân cách khoảng cách và góc ghép anten giữa PTP và BS; cố gắng chọn các anten PTP có độ định hướng cao

3.2.7 Hệ thống anten

Một phần của tài liệu Giải pháp phối hợp hoạt động để cùng tồn tại giữa các hệ thống FBWA.doc (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(158 trang)
w