Từ mục 1.3.4 ta có:
- NFD càng nhỏ thì băng thông bảo vệ cần thiết càng lớn. Nguyên tắc này được áp dụng cho mọi loại nhiễu. Do đó, đề tránh lãng phí phổ tần số, các giá trị NFD lấy từ EN được dùng để đánh giá băng tần số bảo vệ cần thiết, phải gần với các thông số của hệ thống thực
- Để giảm nhiễu A1, EIRP của 2 CRS, được xác định như là tổng công suất danh định ở đầu ra cao tần và độ tăng ích anten CRS, phải như nhau.
- Để giảm nhiễu A2 và A4, Sử dụng RTPC cho các TS, vì vậy giảm được băng tần số bảo vệ
- Khi xét các khoảng cách kênh tần số bằng nhau, tương tự như độ nhạy Máy thu giảm, cần thiết có băng thông bảo vệ cho nhiễu A2. Điều kiện này dẫn đến việc có bán kính tế bào như nhau cho hai hệ thống, vì băng tần giống nhau và công suất ra
giống nhau. Như vậy, chỉ một CRS gây nhiễu trên Ô có ích và do đó vùng nhiễu chỉ giới hạn xung quanh CRS đó. Ngược lại, vùng bị nhiễu là tổng 2 hoặc nhiều Ô phục vụ
1.3.6.3 Các nguyên tắc triển khai mạng
Đây là nguyên tắc triển khai phối hợp giữa hai hệ thống FDD PMP trên cùng một vùng với một hoặc hai cặp băng tần con, ấn định cho các tuyến lên và xuống. Ở đây chỉ cần xét các loại nhiễu A1 và A2. Vì cả 2 loại nhiễu cho phép dùng chung vị trí trạm CRS hoặc đặt cạnh nhau (có thể không có băng tần bảo vệ) nên có vùng nhiễu dư, vùng nhiễu giới hạn, nếu không trùng vị trí trạm.
Một nguyên tắc hữu ích nữa là bố trí các hệ thống có kênh kế cận với khoảng cách kênh giống nhau, vì kênh tần số bảo vệ yêu cầu thường bằng khoảng cách kênh lớn nhất. Bằng cách đó cũng tiết kiệm được phổ tần số. Cuối cùng, khi một trong 2 hệ thống PMP dùng kỹ thuật TDD thì cần xét nhiễu A3. Trong trường hợp này, ít nhất là cần dùng một kênh tần số bảo vệ (thường là 2) cho trường hợp 2 trạm gần nhau
1.3.7 Đánh giá mức độ phối hợp hoạt động giữa PMP và PTP
1.3.7.1 Các loại nhiễu điển hình
Mục này cho ta một số nhận định về mức độ phối hợp giữa các hệ thống PMP và PTP khi chỉ có một loại nhiễu được xét, các vấn đề về dùng chung vị trí, khoảng cách an toàn, góc phân cách (góc lệch) và nhiễu ưu thế.