Cơ cấu bảo lãnh theo thời hạn:

Một phần của tài liệu Nghiệp vụ Bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội – Thực trạng và giải pháp.doc (Trang 50 - 52)

- Một số các nguyên nhân khác như:

2.2.2.4. Cơ cấu bảo lãnh theo thời hạn:

Bảng 9: Kết cấu bảo lãnh theo thời hạn.

( Đơn vị: Tỷ đồng)

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 2269.98 9 60.91 2743.6 2 52.66 3736.22 50.37 Trung – dài hạn 1456.80 3 37.43 2466.4 4 47.34 3681.33 49.63 Dư nợ bảo lãnh 3726.79 100 5210.0 5 100 7417.55 100

( Nguồn: Báo cáo kết quả thường niên của MB )

Biểu đồ 5: Kết cấu bảo lãnh theo thời hạn.

( Đơn vị: Tỷ đồng) 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 2008 2009 2010 Ngắn hạn Trung - dài hạn

( Nguồn: Báo cáo kết quả thường niên của MB )

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, bảo lãnh ngắn hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng dư nợ bảo lãnh: năm 2008 đạt 2269.989 tỷ đồng chiếm 60.91%, năm 2009 giảm xuống còn 52.66%, và tới năm 2010 tỷ lệ này là 50.37%. Tỷ trọng bảo lãnh trung và dài hạn tăng lên nguyên nhân là do các món bảo lãnh các năm trước chưa hết hạn mà lại phát sinh thên một số món bảo lãnh khác trong các năm này.

Bảo lãnh ngắn hạn là loại bảo lãnh có thời hạn bảo lãnh dưới 12 tháng. Loại bảo lãnh này giúp cho ngân hàng giảm thiểu được rủi ro hơn so với bảo lãnh trung và dài hạn bởi vì thời gian càng dài thì rủi ro xảy ra đối với người được bảo lãnh càng lớn. Trong nền kinh tế thị trường luôn tiềm ẩn nhiều rủi

ro như hiện nay, các yếu tố về thị trường như sự biến động về lãi suất, tỷ giá, lạm phát, chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước… có tác động trực tiếp đến tình hình sản xuất kinh doanh của người được bảo lãnh, làm tăng rủi ro không thực hiện được cam kết với người thụ hưởng. Điều đó làm nảy sinh rủi ro thanh toán thay của ngân hàng. Ngoài ra, thời gian càng dài bảo lãnh còn chịu tác động bởi những yếu tố bất khả kháng như thiên tai, lũ lụt, hạn hán… điều này làm gián đoạn quá trình sản suất kinh doanh của người được bảo lãnh, dẫn đến rủi ro cho ngân hàng. Do luôn tiềm ẩn rủi ro, nên bảo lãnh trung và dài hạn đòi hỏi công tác thẩm định khách hàng phải được tiến hành chính xác, nhanh chóng phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng khi bảo lãnh. Mặc dù hiện nay, bảo lãnh trung và dài hạn chiếm một tỷ lệ không nhỏ nhưng vẫn là điều không đáng lo ngại vì khách hàng sử dụng loại hình này là các DNNN hoặc các doanh nghiệp quân đội đang tham gia vào lĩnh vực xây dựng các công trình hạ tầng với thời hạn dài, giá trị lớn.

Một phần của tài liệu Nghiệp vụ Bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội – Thực trạng và giải pháp.doc (Trang 50 - 52)

w