Hoạt động sử dụng vốn:

Một phần của tài liệu Nghiệp vụ Bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội – Thực trạng và giải pháp.doc (Trang 34 - 36)

- Một số các nguyên nhân khác như:

2.1.3.2: Hoạt động sử dụng vốn:

Là một NHTM, MB cũng thực hiện các hoạt động cho vay truyền thống như hoạt động cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn, cho vay khách hàng

doanh nghiệp, cho vay khách hàng cá nhân,… Ngoài ra còn có các hoạt động dịch vụ như: dịch vụ ngân quỹ, dịch vụ thanh toán, chuyển tiền điện tử, dịch vụ kiều hối, thẻ ATM,… Tình hình dư nợ của ngân hàng được thể hiện như sau:

Bảng 3: Cơ cấu dư nợ tín dụng của ngân hàng:

( Đơn vị: Tỷ đồng)

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Theo thời gian

Dư nợ ngắn hạn 9186.357 61.26 3 17279.39 2 58.4 27297.05 55.94 Dư nợ trung hạn 4143.854 27.63 5 8808.348 29.77 15717.51 32.21 Dư nợ dài hạn 1664.702 11.10 2 3500.26 11.83 5782.44 11.85 Theo đối tượng khách hàng Doanh nghiệp 12853.54 0 85.71 9 23794.67 80.42 38281.25 78.45 Cá nhân 2141.373 14.28 1 5793.330 19.58 10515.75 21.55 Tổng dư nợ tín dụng 14994.91 3 100 29588 100 48797 100

(Nguồn: Báo cáo kết quả thường niên của MB ) Từ bảng trên ta thấy: Tình hình tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng có xu hướng tăng mạnh. Nguyên nhân chính là do: Năm 2008, nền kinh tế rơi vào chịu ảnh hưởng bởi cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới. Các tổ chức kinh tế đều thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh, dân cư thì giảm bớt nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng xa xỉ, đồng thời hoạt động huy động vốn của ngân hàng cũng gặp nhiều khó khăn làm cho hoạt động tín dụng của ngân hàng đạt

14994.913 tỷ đồng. Năm 2009 là thời điểm mà khủng hoảng kinh tế chạm đáy nhưng cũng là lúc mà nền kinh tế bắt đầu khôi phục trở lại, các hoạt động kinh doanh bước đầu trở lại như trước. Nhu cầu vốn cho tiêu dùng và sản xuất tăng cao, tổng dư nợ bình quân cả năm của ngân hàng tăng vượt bậc đạt mức 29588 tỷ đồng, tăng 14593.087 tỷ đồng tức tăng 97.32%. Tình hình kinh tế - xã hội năm 2010 phát triển theo chiều hướng tích cực, nền kinh tế phục hồi khá nhanh trong điều kiện kinh tế thế giới vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp; an sinh xã hội được bảo đảm, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện; chính trị, xã hội tiếp tục ổn định. Tuy nhiên, nền kinh tế cũng bộc lộ nhiều vấn đề. Kinh tế vĩ mô vẫn thiếu nền tảng vững chắc, chất lượng tăng trưởng thấp, tiềm ẩn không ít bất trắc. Vì vậy, dư nợ bình quân đạt 48797 tỷ đồng, tăng 19209 tỷ đồng tương ứng tăng 64.92% so với năm 2009. Đây có thể coi là dấu hiệu phục hồi của hoạt động tín dụng của MB trong hiện tại và tương lai.

Bên cạnh đó, ngoài việc phát triển hoạt động tín dụng về mặt quy mô thì ngân hàng cũng chú trọng đến chất lượng của khoản tín dụng. Thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4: Tình hình nợ xấu của MB:

( Đơn vị: Tỷ đồng)

Chỉ tiêu Số tiềnNăm 2008% Số tiềnNăm2009% Số tiềnNăm 2010% Nợ xấu (nhóm 3-5) 274.407 1.83 479.33 1.62 614.842 1.26

Tổng dư nợ 14994.913 29588 48797

(Nguồn: Báo cáo kết quả thường niên của MB)

Theo bảng tổng hợp tình hình nợ quá hạn của ngân hàng thì ngân hàng luôn duy trì mức độ an toàn tín dụng cao, đảm bảo tỷ lệ nợ quá hạn một mức nhỏ, thực hiện tốt yêu cầu mức độ đảm bảo an toàn tín dụng theo quy định của NHNN.

Một phần của tài liệu Nghiệp vụ Bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội – Thực trạng và giải pháp.doc (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w