- Một số các nguyên nhân khác như:
b. Tồn tại trong quá trình thực hiện bảo lãnh ngân hàng: Về đối tượng khách hàng:
3.3.1: Kiến nghị với chính phủ và các cơ quan nhà nước:
Mọi chủ thể của nền kinh tế đều hoạt động dưới sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước dưới cơ chế chính sách và luật lệ do Nhà nước ban hành nên mọi quyết định của Chính phủ và các cơ quan Nhà nước đều có tác động nhất định đến các chủ thể của nền kinh tế. Do đó sau đây là một số kiến nghị với chính phủ và các cơ quan nhà nước có liên quan:
Thứ nhất, Nhà nước cần tạo môi trường kinh doanh đồng bộ, ổn định cho các đơn vị kinh tế hoạt động, đây cũng là điều kiện quan trọng để hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động bảo lãnh ngân hàng nói riêng có thể hoàn thiện và phát triển mạnh mẽ. Bởi hoạt động ngân hàng có liên quan đến tất cả các ngành, các thành phần kinh tế. Việc thay đổi chính sách và cơ chế quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước đôi khi gây khó khăn rất lớn cho các doanh nghiệp khi phải điều chỉnh và thay đổi định hướng kinh doanh cho phù hợp với sự thay đổi của chính sách kinh tế vĩ mô. Chính phủ cần hoạch định một chính sách dài hạn về định hướng phát triển nhằm tạo môi trường kinh tế ổn định cho các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như hoạt động bảo lãnh của ngân hàng.
Thứ hai, hoạt động ngân hàng được đặt dưới sự điều chỉnh hai bộ luật là Luật các tổ chức tín dụng và Luật NHNN. Hiện nay, hai bộ luật này cũng đã thể hiện nhiều thiếu sót, bất cập trong việc chỉ đạo, giám sát, quản lý hoạt động của các TCTD. Hơn nữa, hoạt động bảo lãnh ngân hàng chỉ mới có quy chế chung để chỉ đạo, chứ chưa ban hành thành luật riêng. Cần có Luật bảo lãnh thống nhất, cụ thể, đầy đủ để hoạt động bảo lãnh ngân hàng có thể phát triển một cách an toàn.
Hơn nữa, trong nền kinh tế thị trường mở cửa hội nhập quốc tế như nước ta hiện nay, có rất nhiều mối quan hệ kinh tế phức tạp, và chịu sự điều chỉnh của các thông lệ quốc tế. Chính phủ cần xây dựng một hệ thống luật pháp đầy đủ, chặt chẽ, vừa phù hợp với thông lệ quốc tế, nếu không chúng ta sẽ bị thiệt thòi trong quan hệ kinh tế đối ngoại, các doanh nghiệp bỏ lỡ nhiều cơ hội kinh doanh, ngân hàng bị mất cơ hội bảo lãnh. Ngoài ra, Chính phủ cũng cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung và ban hành các văn bản pháp luật về các biện pháp bảo đảm tiền vay, cũng như các biện pháp xử lý TSĐB nhưng đồng thời cũng tránh sự chồng chéo giữa các văn bản này để tạo sự thuận lợi cho ngân hàng và khách hàng thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh.
Thứ ba, tăng cường biện pháp quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp, thực trạng có rất nhiều các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay không muốn công bố hoạt động kinh doanh một cách rõ ràng, các con số chỉ là mù mờ, điều này làm hạn chế sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế. Chính phủ cần có những biện pháp mạnh mẽ hơn để giải quyết tình trạng này, buộc các doanh nghiệp công bố rộng rãi các thông tin đúng, điều này làm lành mạnh hóa các hoạt động kinh doanh, tạo thuận lợi cho công tác đánh giá khách hàng của ngân hàng, từ đó tạo điều kiện cho sự phát triển nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng cả về lượng và chất.
Thứ tư, đơn giản hóa các thủ tục hành chính về đăng kí giao dịch đảm bảo, phát mại tài sản, giảm bớt các văn bản cần công chứng để tạo điều kiện cho tài sản được mua bán chuyển nhượng dễ dàng.
Thứ năm, đề nghị TAND tối cao có những cải cách về thủ tục hành chính và thời gian thụ lý vụ án kinh tế. Tòa án nên rút ngắn thời gian và thủ tục , giấy tờ tạo điều kiện cho các bên liên quan tiết kiệm được chi phí và thời gian, đồng thời đảm bảo khả năng thu nợ của ngân hàng.
Thứ sáu, đề nghị các cơ quan bảo vệ pháp luật hợp tác và hỗ trợ tích cực hơn với các tổ chức tín dụng trong việc thực hiện quyền truy đòi.