Hoạt động huy động vốn:

Một phần của tài liệu Nghiệp vụ Bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội – Thực trạng và giải pháp.doc (Trang 32 - 34)

- Một số các nguyên nhân khác như:

2.1.3.1: Hoạt động huy động vốn:

Trong thời gian qua, cùng với lợi thế của người đi sau, nắm vững những nhu cầu của khách hàng, MB đã không ngừng khai thác và phát triển các sản phẩm dịch vụ đa dạng. Kết hợp với chính sách lãi suất linh hoạt và chiến lược marketing hợp lý, đã thu hút một số lượng lớn các tổ chức kinh tế cũng như các khách hàng cá nhân trong khu vực. Nguồn vốn huy động qua các năm như sau:

Bảng 2: tình hình huy động vốn qua các năm:

( Đơn vị: Tỷ đồng)

Chỉ tiêu năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Tiền gửi dân cư 10050.52 1 27.51 16550.696 27.92 32579.28 7 33.61 Tiền gửi TCKT 17112.36 0 46.85 25762.653 43.46 35867.35 9 36.99 Tiền gửi và vay của các TCTD khác 8531.866 23.36 15323.621 25.85 26274.98 3 27.10 Nguồn vốn tài trợ, ủy thác, đầu tư, cho vay 834.361 2.28 1642.029 2.77 2232.371 2.30 Tổng NVHĐ 36529.10 8 100 59278.999 100 96954 100

(Nguồn: Báo cáo kết quả thường niên của MB ) Trong năm 2008, trong hoàn cảnh nền kinh tế toàn cầu rơi vào khủng hoảng, các hoạt động kinh doanh của các ngành kinh tế cũng trở nên khó khăn hơn, nguồn vốn khả dụng của nhiều ngân hàng liên tục bị thiếu hụt, nguồn cung vốn của các ngân hàng trở nên khan hiếm khiến cho tình hình huy động vốn của các ngân hàng cũng khá thấp. MB cũng không phải là ngoại lệ, nhưng với chính sách huy động vốn phù hợp nên nguồn vốn huy động của ngân hàng là: 36529.108 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn huy động từ dân cư đạt 10050.521 tỷ đồng, từ các tổ chức kinh tế đạt 17112.360 tỷ đồng, tiền gửi và vay của các TCTD khác đạt 8531.866 tỷ đồng. Việc ngân hàng huy động nguồn vốn chủ yếu từ các tổ chức kinh tế có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nó không chỉ góp phần là tăng nguồn vốn phục vụ cho hoạt động tín dụng của ngân hàng mà còn là bước đệm để ngân hàng có cơ hội mở rộng thêm nhiều

mối quan hệ hơn với các tổ chức kinh tế, tạo điều kiện cho ngân hàng phát triển lâu dài trong tương lai. Năm 2009, nền kinh tế thế giới vẫn gặp nhiều khó khăn, song hầu hết đang trong giai đoạn phục hồi dần. Hoạt động kinh doanh của các tổ chức kinh tế diễn ra sôi nổi thường xuyên. Bên cạnh đó, ngân hàng còn xác định năm 2009 là năm mà hoạt động tín dụng diễn ra mạnh, nên hoạt động huy động vốn là hoạt động vô cùng quan trọng của ngân hàng. Chính vì vậy, hàng loạt các biện pháp đã được tiến hành như: Đẩy mạnh hoạt động chăm sóc khách hàng, phát triển nhiều kênh huy động vốn hấp dẫn hơn, tăng cường triển khai quảng bá thương hiệu và nâng cao chất lượng cơ sở vật chất tại các phòng ban nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.Do vậy tình hình huy động vốn của ngân hàng đạt được những kết quả khá khả quan. Tổng số vốn huy động đạt 59278.999 tỷ đồng, tăng 22749.891 tỷ đồng tương đương với tăng 62.27% so với năm 2008. Trong đó, số vốn huy động từ các tổ chức kinh tế đạt 25762.653 tỷ đồng, tăng 8650.293 tỷ đồng tương đương tăng 50.55% và số vốn huy động từ dân cư cũng tăng 6500.156 tỷ đồng tương đương tăng 64.67%. Năm 2010, tiếp tục xu hướng phát triển từ năm 2009, tình hình vốn huy động của ngân hàng cũng đạt được những bước tiến. Tổng vốn huy động của ngân hàng là: 96951 tỷ đồng, tăng so với năm 2009 là 37672.001 tỷ đồng tức tăng 63.55%. Trong đó, số vốn huy động được từ các tổ chức kinh tế đạt 35867.359 tỷ đồng, tăng 10104.706 tỷ đồng tức tăng 39.22% so với năm 2009, vốn huy động từ dân cư cũng tăng 16028.591 tỷ đồng tương đương tăng 96.84 %.

Với những kết quả đạt được, MB có một bước đệm thuận lợi để phát triển hoạt động tín dụng của mình.

Một phần của tài liệu Nghiệp vụ Bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội – Thực trạng và giải pháp.doc (Trang 32 - 34)

w