Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng và hiệu quả của bảo lãnh.

Một phần của tài liệu Nghiệp vụ Bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội – Thực trạng và giải pháp.doc (Trang 80 - 81)

- Một số các nguyên nhân khác như:

b. Tồn tại trong quá trình thực hiện bảo lãnh ngân hàng: Về đối tượng khách hàng:

3.2.9: Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng và hiệu quả của bảo lãnh.

quả của bảo lãnh.

Mặc dù cho đến thời điểm này, MB vẫn chưa phải trả thay cho khách hàng bất cứ một khoản bảo lãnh nào nhưng việc kiểm tra, giám sát và đánh giá hiệu quả của các khoản bảo lãnh đã được phát hành là vô cùng cần thiết do sau khi phát hành thư bảo lãnh cho bên nhận bảo lãnh thì mức độ rủi ro của ngân hàng sẽ phụ thuộc và khả năng thực hiện hợp đồng của người được bảo lãnh đối với người thụ hưởng bảo lãnh cũng như với ngân hàng. Hơn thế nữa việc thẩm định các khoản bảo lãnh của MB thường chỉ được thực hiện chủ yếu trong giai đoạn đầu khi chuẩn bị phát hành thư bảo lãnh. Mặt khác, các khách hàng của MB thường là các khách hàng có uy tín, do đó, việc thẩm định thường ít được chú ý đúng mức thậm chí là bỏ qua trong khi đây lại là việc làm vô cùng cần để ngăn ngừa rủi ro của ngân hàng. Vì vậy, công tác kiểm tra, giám sát và đánh giá chất lượng cần phải được tiến hành thường xuyên và toàn diện trên các mặt.

Thường xuyên kiểm tra các khoản bảo lãnh đã phát hành, hoàn chỉnh và cập nhập thường xuyên hồ sơ bảo lãnh để đánh giá tiến độ thực hiện, tăng cường các biện pháp đảm bảo hoàn chỉnh hồ sơ thế chấp, đảm bảo cho bảo lãnh để đảm bảo tính hợp lý.

Đối với các tài sản đảm bảo là nguồn thứ hai đảm bảo cho khoản bảo lãnh của ngân hàng trong trường hợp ngân hàng phải trả thay khách hàng mà khách hàng không thực hiện được nghĩa vụ với ngân hàng, ngân hàng phải

thường xuyên kiểm tra TSĐB. Ngân hàng có thể giám sát thông qua hoạt động tài khoản tài khoản của khách hàng tại ngân hàng bởi các hoạt động tài khoản tiền gửi và tiền vay (doanh số phát sinh nợ có của các tài khoản) sẽ phản ánh tình hình tiêu thụ sản phẩm, lưu chuyển tiền tệ, sử dụng vốn vay và trả nợ. Việc biến động bất thường của tài khoản sẽ phản ánh khó khăn trong quản trị tài chính. Qua đó ngân hàng sẽ tùy theo các dấu hiệu mà có hướng kiểm soát trọng tâm.

Phân tích báo cáo tài chính định kỳ đặc biệt là các khách hàng có thời hạn bảo lãnh dài, ngân hàng phải thường xuyên kiểm tra báo cáo tài chính để kịp thời phân tích, phát hiện những thay đổi đáng chú ý trong khả năng thực hiện hợp đồng. Sau khi phân tích, tùy thuộc vào kết quả phân tích mà ngân hàng có những biện pháp xử lý phù hợp.

Sau khi kí kết hợp đồng bảo lãnh một thời gian (10 – 15 ngày), cán bộ tín dụng nên xuống cơ sở kiểm tra, tìm hiểu tình hình thực tế của khách hàng và có thể kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất. Làm tốt công tác này giúp cho ngân hàng có được thông tin đầy đủ về việc sử dụng món bảo lãnh của ngân hàng đồng thời nhằm phát hiện kịp thời những sai sót, bất cập trong việc sử dụng và quản lý món bảo lãnh của khách hàng, từ đó có thể tư vấn cho họ cách giải quyết hoặc có biện pháp xử lý kịp thời khi cần thiết.

Sử dụng các phần mềm quản lý, thường xuyên đánh giá mức độ an toàn của bảo lãnh.

Một phần của tài liệu Nghiệp vụ Bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội – Thực trạng và giải pháp.doc (Trang 80 - 81)

w