Mở rộng quan hệ giao dịch với các ngân hàng khác:

Một phần của tài liệu Nghiệp vụ Bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội – Thực trạng và giải pháp.doc (Trang 76 - 77)

- Một số các nguyên nhân khác như:

b. Tồn tại trong quá trình thực hiện bảo lãnh ngân hàng: Về đối tượng khách hàng:

3.2.7: Mở rộng quan hệ giao dịch với các ngân hàng khác:

Để có thể đa dạng hóa các loại hình bảo lãnh, MB nên mở rộng quan hệ hợp tác với các ngân hàng khác để đẩy mạnh hoạt động đồng bảo lãnh, tái bảo lãnh. Điều này là do quyết định 26/2006/QĐ – NHNN thì tổng số dư bảo lãnh của ngân hàng cho một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng, trong những năm qua tuy nguồn vốn của MB tăng cao qua các năm nhưng vẫn còn thấp hơn nhiều các NHTM Nhà nước nên điều này sẽ gây khó khăn lớn cho ngân hàng có thể tham gia vào các dự án lớn, phân tán rủi ro đồng thời qua đó sẽ kết hợp khá năng hỗ trợ, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau giữa các ngân hàng. Hiện nay, các giao dịch đồng bảo lãnh vẫn chưa được ngân hàng thực hiện nhiều là hạn chế rất nhiều đến đối tượng khách hàng của ngân hàng là các doanh nghiệp, tổng công ty lớn. Do đó, vì những lợi ích của việc quan hệ giao dịch với các ngân hàng khác thì MB nên đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các ngân hàng khác.

- Đối với các ngân hàng trong nước thì hợp tác theo nguyên tắc bình đẳng, các bên đều có lợi, phối hợp chặt chẽ trong hoạt động đồng bảo lãnh nhằm phát huy tốt nhất các lợi thế của ngân hàng trong hoạt động bảo lãnh.

- Đối với các ngân hàng nước ngoài, ngân hàng cần không ngừng mở rộng quan hệ hợp tác với các ngân hàng tiên tiến trên thế giới, mở rộng giao dịch bảo lãnh ra ngoài biên giới nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng các giao dịch thương mại trong của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường thế giới.

Một phần của tài liệu Nghiệp vụ Bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội – Thực trạng và giải pháp.doc (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w