Cơ cấu về loại hình bảo lãnh:

Một phần của tài liệu Nghiệp vụ Bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội – Thực trạng và giải pháp.doc (Trang 45 - 48)

- Một số các nguyên nhân khác như:

2.2.2.2. Cơ cấu về loại hình bảo lãnh:

Trong thời gian đầu khi mới thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh do khách hàng của ngân hàng chủ yếu là các doanh nghiệp Quân đội nên nhu cầu chưa nhiều nên các loại hình mà ngân hàng cung cấp chưa đa dạng, chủ yếu là bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh dự thầu. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây các loại bảo lãnh đã được mở rộng cả về số lượng và chất lượng. Bên cạnh các loại hình bảo lãnh mới như bảo lãnh vay vốn,…

Song song với việc gia tăng nhu cầu của thị trường là những cố gắng lớn của ngân hàng nên dư nợ các loại bảo lãnh không ngừng tăng qua các năm và được thể hiện:

Bảng 7: Tình hình thực hiện các loại BL tại MB.

( Đơn vị: Tỷ đồng)

Chỉ tiêu Số tiềnNăm 2008% Số tiềnNăm 2009% Số tiềnNăm 2010% BL thực hiện hợp đồng 1074.29 5 28.83 1555.74 8 27.73 1950.07 26.29 BL vay vốn 630.447 16.92 1000.85 2 19.21 1653.37 22.29 BL dự thầu 299.613 8.039 293.318 5.63 314.50 4.24 BL thanh toán 283.582 7.609 295.418 5.67 333.05 4.49 BL khác 1438.85 5 38.61 2175.71 9 41.76 3166.56 42.69 Dư nợ bảo lãnh 3726.79 100 5210.05 100 7417.55 100

( Nguồn: Báo cáo kết quả thường niên của MB )

Biểu đồ 3: Tình hình thực hiện các loại BL tại MB.

0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 2008 2009 2010 BL thực hiện hợp đồng BL vay vốn BL dự thầu BL thanh toán BL khác

( Nguồn: Báo cáo kết quả thường niên của MB ) Qua bảng số liệu trên ta thấy: dư nợ bảo lãnh của các loại hình phần lớn đều tăng tại MB. Cụ thể:

- BL thực hiện hợp đồng: Đây là loại hình chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các loại hình bảo lãnh của MB (năm 2008 chiếm 28.83%, năm 2009 chiếm 27.73%, năm 2010 chiếm 26.29%). Tỷ trọng này tuy có giảm do có sự đa dạng hóa các loại hình bảo lãnh nhưng dư nợ bảo lãnh của loại hình này vẫn có xu hướng tăng qua các năm: Năm 2009 tăng so với 2008 là 34.48%, năm 2010 tăng so với năm 2009 là 25.35%. Điều này là do sau khi khủng hoảng, nền kinh tế đang dần phục hồi nên dư nợ này tăng trở lại. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng có số dư lớn (thường chiếm 10 – 15% giá trị hợp đồng kinh tế) và khách hàng chủ yếu là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại và xây dựng. Đây là loại bảo lãnh có nhiều hứa hẹn phát triển mạnh trong tương lai.

- BL vay vốn: Loại bảo lãnh này chiếm tỷ trọng khá lớn và tăng nhanh với mức tăng 2009 là 58.75% so với 2008, năm 2010 tăng 25.34% so với năm 2009.

- BL dự thầu và BL thanh toán chiếm tỷ trọng khá nhỏ và có xu hướng giảm mặc dù dư nợ bảo lãnh tăng do mức tăng của chúng nhỏ hơn mức tăng của tổng dư nợ. Dư nợ bảo lãnh dự thầu không cao, trung bình chỉ chiếm khoảng gần 300 tỷ đồng do giá trị của mỗi món bảo lãnh không lớn, chỉ chiếm 1 – 5 % tổng giá trị hợp đồng kinh tế; còn bảo lãnh thanh toán thì ngân hàng chỉ thực hiện đối với các doanh nghiệp đã vay vốn của ngân hàng để thi công công trình đang thực hiện và có nhu cầu mua vật tư thiết bị phục vụ cho công trình đó nên tỷ trọng của loại hình này chỉ khoảng hơn 6% trong tổng giá trị dư nợ bảo lãnh.

- Các loại bảo lãnh khác có tỷ trọng lớn và ngày càng tăng qua các năm với mức tăng ổn định (năm 2008 là 38.61%, năm 2009 là 41.63%, năm 2010 là 42.69%) do đối tượng khách hàng của ngân hàng ngày càng đa dạng nên nhu cầu cũng rất khác nhau. Điều này là rất tốt ngân hàng nên phát huy tuy nhiên vẫn tiếp tục giữ mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng truyền thống của mình là các doanh nghiệp quân đội và doanh nghiệp nhà nước hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực thương mại và xây dựng.

Một phần của tài liệu Nghiệp vụ Bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội – Thực trạng và giải pháp.doc (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w