- Một số các nguyên nhân khác như:
a. Khó khăn trong quá trình thực hiện bảo lãnh ngân hàng:
- Môi trường pháp lý điều chỉnh hoạt động bảo lãnh chưa hoàn chỉnh và đồng bộ.
Hoạt động bảo lãnh nói riêng và hoạt động của ngân hàng nói chung chịu sự điều chỉnh của Luật các TCTD, Luật NHNN và các văn bản dưới luật. Mặc dù các văn bản này đã được chỉnh sửa để tạo thành hành lang pháp lý cho hoạt động bảo lãnh nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của hoạt động bảo lãnh hiện nay khi mà môi trường kinh tế có nhiều biến động từ đó nảy sinh ra các đối tượng bảo lãnh mới mà không phải là hoạt động sản xuất kinh doanh như văn hóa, y tế… Vẫn còn thiếu các văn bản quy định về bảo lãnh có liên quan đến yếu tố nước ngoài như bảo lãnh vay vốn… nên khi thực hiện dẫn chiếu các thông lệ chung, các ngân hàng phải tuân theo các quy định của đối tác nước ngoài mà thường không có lợi cho chúng ta khi chúng ta không hiểu chính xác những thuật ngữ và các điều khoản ghi trong hợp đồng này.
- Tài sản thế chấp:
Trên thực tế rất khó xác định TSĐB cho các doanh nghiệp. Các DNNN thường có rất ít TSĐB có đủ tiêu chuẩn, đa số đã quá cũ và khấu hao gần hết. Hơn nữa, họ chỉ có phép sử dụng chứ không thuộc quyền sở hữu nên ngân hàng sẽ gặp những khó khăn nhất định khi doanh nghiệp vi phạm mà không có khả năng thanh toán cho ngân hàng dẫn đến phát mại tài sản. Đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì họ thường không có những tài sản có giá
trị lớn làm đảm bảo cho các hợp đồng giá trị cao nên thường phải ký quỹ cao gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, việc xác định giá cũng như giá trị hao mòn của các TSĐB không hề dễ dàng. Việc xác định không chính xác này có thể gây rủi ro cho ngân hàng khi giá trị của tài sản thế chấp không đủ hoặc khi phát mại tài sản thì không đủ giá trị để hoàn lại cho ngân hàng.
- Môi trường kinh doanh cạnh tranh gay gắt và có nhiều biến động:
Ngoài các ngân hàng cũ thì hiện nay có nhiều ngân hàng mới được thành lập, sự xuất hiện của rất nhiều các ngân hàng liên doanh và các chi nhánh của ngân hàng nước ngoài nên sự cạnh tranh là không thể tránh khỏi. Các ngân hàng đều mong muốn đạt được lợi nhuận cao bên cạnh đó là phát triển hệ thống nên đua nhau có chính sách khuyến mại, nới lỏng các tiêu chí thẩm định, các điều kiện về phí, tài sản thế chấp, thời gian thẩm định… để thực hiện các nghiệp vụ của mình từ đó thu hút khách hàng và nghiệp vụ bảo lãnh cũng là một trong các dịch vụ được chú ý nên các ngân hàng gặp khó khăn trong việc giữ khách và thu hút khách hàng mới.
- Khó khăn từ phía khách hàng:
Trên thực tế không phải bất cứ khách hàng nào của ngân hàng cũng biết về các điều kiện để tham gia vào nghiệp vụ bảo lãnh một cách đầy đủ, đặc biệt là đối tượng khách hàng mới mà ngân hàng đang tìm cách khai thác. Nhiều doanh nghiệp do mới thành lập nên các điều kiện về năng lực quản lý, năng lực sản xuất, vốn cũng như các điều kiện về TSĐB còn hạn chế, điều này gây nên những khó khăn nhất định cho ngân hàng khi tham gia bảo lãnh cho các khách hàng này