Nâng cao chất lượng công tác thẩm định khách hàng.

Một phần của tài liệu Nghiệp vụ Bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội – Thực trạng và giải pháp.doc (Trang 72 - 74)

- Một số các nguyên nhân khác như:

b. Tồn tại trong quá trình thực hiện bảo lãnh ngân hàng: Về đối tượng khách hàng:

3.2.4. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định khách hàng.

Thẩm định khách hàng trước khi phát hành bảo lãnh là khâu rất quan trọng trong quy trình bảo lãnh. Có thẩm định tốt mới ngăn ngừa được rủi ro phải trả thay khách hàng khi khách hàng không có khả năng trả nợ cho ngân hàng hoặc trả không đủ. Để nâng cao chất lượng công tác thẩm định, ngân hàng cần phải thu thập thông tin và số liệu chính xác, phù hợp; đánh giá và phân tích các yếu tố liên quan tới khách hàng cũng như những biến động của môi trường bên ngoài một cách khách quan; bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên trong công tác thẩm định nói riêng và nghiệp vụ bảo lãnh nói chung; áp dụng phương pháp tính phí toán linh hoạt, hợp lý. Công tác thẩm định cần tiến hành toàn diện trên các tất cả các mặt:

- Năng lực pháp lý của khách hàng: Ngân hàng cần thẩm định vấn đề này đầu tiên để đản bảo khách hàng có đầy đủ năng lực pháp lý để thực hiện các nghĩa vụ của mình, nó cũng là điều kiện tiên quyết để giải quyết các tranh chấp pháp luật khi có rủi ro sảy ra.

- Tư cách đạo đức, uy tín và khả năng quản lý điều hành của doanh nghiệp: Tư cách đạo đức, uy tín của doanh nghiệp là một yếu tố vô cùng quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến rủi ro trong hoạt động bảo lãnh vì nó quyết định đến mong muốn thực hiện hợp đồng cũng như mong muốn trả nợ của khách hàng trong trường hợp ngân hàng trả thay. Ngân hàng có thể thông qua:

+ Cách ứng xử, quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp giữa nhân viên với người quản lý, giữa nhân viên với nhau.

+ Quan hệ với các đối tượng trong kinh doanh như: nhà cung cấp, khách hàng,…

+ Quan hệ cộng đồng, các tổ chức xã hội.

Một vấn đề khác cần quan tâm là khả năng quản lý của chủ doanh nghiệp, ban giám đốc vì mọi quyết định của chủ doanh nghiệp đều ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Quyết định đúng đắn sẽ giúp doanh nghiệp đạt hiệu quả cao trong kinh doanh và ngược lại.

Tuy nhiên, trên thực tế ngân hàng chưa có sự có sự quan tâm đúng mức tới các yếu tố này nên rất có thể rủi ro trong kinh doanh. Do đó yêu cầu đặt ra là cần phải đánh giá tư cách đạo đức, uy tín và khả năng quản lý điều hành của doanh nghiệp.

- Năng lực tài chính của khách hàng: Việc đánh giá chính xác năng lực tài chính của khách hàng sẽ giúp cho ngân hàng đánh giá được hiện trạng tài chính và các dự báo về tài chính trong tương lai của khách hàng. Năng lực tài chính được xem xét thông qua các báo cáo tài chính như: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và các dự báo tài chính từ đó ngân hàng sẽ tính toán và đánh giá được các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (vòng quay hàng tồn kho, vòng quay vốn lưu động, hiệu suất sử dụng tài sản cố định, hiệu suất sử dụng tổng tài sản…) và nhóm chỉ tiêu liên quan tới khả năng sinh lời của doanh nghiệp (doanh thu tiêu thụ sản phảm, ROE, ROA…)

- Phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư của doanh nghiệp: Điều quan trọng do đây chính là đối tượng của bảo lãnh. Hơn nữa hiệu quả của dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh là yếu tố chủ chốt giúp ngân hàng đạt được hiệu quả bảo lãnh như mong muốn và giảm thiểu rủi ro. Khi thẩm định cán bộ thẩm định cần xem xét các khía cạnh sau:

+ Mục tiêu của dự án, phương án đó là gì? Nó có phù hợp với điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp hay không?

+ Xem xét tình hình, kết quả và hiệu quả của dự án trên góc độ hạch toán kinh tế của bản thân doanh nghiệp. Ngân hàng nên kiểm tra các yếu tố khác của dự án như: phương án tiêu thụ sản phẩm, thời gian hoàn vốn, cơ cấu nguồn vốn, sự hợp lý của quy mô nguồn vốn…

+ Ngoài ra, ngân hàng cũng nên xem xét các yếu tố khác mà có ảnh hưởng trực tiếp đến dự án đầu tư như: nhu cầu của thị trường về sản phẩm dịch vụ mà dự án cung cấp, các đối thủ cạnh tranh hiện tại và tiềm ẩn,…

Hiện nay, các khách hàng của ngân hàng hoạt động trên nhiều các lĩnh vực khác nhau. Do đó, đòi hỏi cán bộ thẩm định phải am hiểu ngành nghề, lĩnh vực hoạt động của khách hàng . Điều này là rất khó khăn do trình độ của cán bộ tín dụng là có hạn, do vậy, ngân hàng cần phối hợp với các ngân hàng khác, các chuyên gia, nhà tư vấn, khai thác thông tin để có đánh giá, quyết định chính xác (ngân hàng cần lấy thông tin từ nhiều nguồn như: thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng, từ các đối tượng của khách hàng, từ các ngân hàng mà khách hàng đã có quan hệ tín dụng…)

Để hoạt động bảo lãnh thực sự có hiệu quả, phát huy hết được vai trò của nó thì ngân hàng nên thành lập tổ thẩm định hoạt động độc lập với cán bộ tín dụng để có cơ hội tìm hiểu, đi sâu, nghiên cứu khách hàng, đánh giá hoạt động của khách hàng.

Một phần của tài liệu Nghiệp vụ Bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội – Thực trạng và giải pháp.doc (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w