Dư nợ bảo lãnh:

Một phần của tài liệu Nghiệp vụ Bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội – Thực trạng và giải pháp.doc (Trang 43 - 45)

- Một số các nguyên nhân khác như:

2.2.2.1. Dư nợ bảo lãnh:

Dư nợ bảo lãnh qua các năm tại ngân hàng TMCP Quân Đội được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 5: Kết quả bảo lãnh tại MB.

( Đơn vị: Tỷ đồng)

Số tiền Số tiền %

Tăng/giảm Số tiền

% Tăng/giảm

Dư nợ bảo lãnh 3726.79 5210.05 39.8 7417.55 42.37

(Nguồn: Báo cáo kết quả thường niên của MB )

Biểu đồ 2: Mức tăng trưởng dư nợ bảo lãnh tại MB.

( Đơn vị: Tỷ đồng) 3726.79 5210.05 7417.55 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 2008 2009 2010

(Nguồn: Báo cáo kết quả thường niên của MB )

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy dư nợ bảo lãnh liên tục tăng qua các năm. Cụ thể là: năm 2009 tăng so với năm 2008 là 1483.26 tỷ đồng tương ứng với tăng 39.8%, năm 2010 tăng so với 2009 là 2207.5 tỷ đồng tương đương với tăng 42.37%. Như vậy, tỷ lệ tăng trưởng dư nợ bảo lãnh của MB tăng với tốc độ khá cao với tốc độ trung bình khoảng 41%. Mặt khác là ngày càng nhiều khách hàng đến với ngân hàng và số lượng thư bảo lãnh mà ngân hàng phát hành cũng ngày một lớn, với tốc độ trăng trưởng cũng khá cao:

Bảng 6: Số thư BLNH tại MB. Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Số thư % Tăng/giảm Số thư % Tăng/giảm

Số lượng

thư BL 3292 4081 23.97 5392 32.12

(Nguồn: Báo cáo kết quả thường niên của MB ) Có được kết quả này là do ngân hàng đã tạo được uy tín với khách hàng qua các năm, đặc biệt là uy tín trong lĩnh vực bảo lãnh. Ngân hàng thường xuyên chú trọng và nâng cao chất lượng sản phẩm của mình, đơn giản hóa các thủ tục bảo lãnh, có biểu phí dịch vụ hợp lý, linh hoạt, ngân hàng đã thực hiện chính sách khách hàng hợp lý với việc phân loại các khách hàng khác nhau. Đối với những khách hàng lớn, khách hàng truyền thống, hoặc các món bảo lãnh có giá trị lớn, ngân hàng thường xuyên có chính sách ưu tiên như giảm chi phí ,các điều kiện bảo lãnh linh hoạt. Điều đó giúp cho MB thu hút thêm các khách hàng mới và vẫn giữ được các khách hàng truyền thống của mình. Thêm nữa, những năm gần đây, MB đã có những chính sách thông thoáng hơn về đối tượng bảo lãnh, tạo điều kiện cho các đối tượng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ có điều kiện được sử dụng dễ dàng hơn.

Qua phân tích ở trên ta thấy được tình hình hoạt động bảo lãnh chung của MB, tuy nhiên để thấy rõ hơn tình hình thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh ta sẽ xem xét cụ thể hơn về các mặt khác như cơ cấu bảo lãnh, tốc độ tăng trưởng của từng loại.

Một phần của tài liệu Nghiệp vụ Bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội – Thực trạng và giải pháp.doc (Trang 43 - 45)

w