Yếu tố kinh tế 1 Cơ cấu kinh tế.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược cho hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng Kiên Long Chi nhánh Sài gòn.doc (Trang 62 - 63)

C. Phương thức nhờ thu là phương thức chiếm tỷ lệ nhỏ nhất trong 3 phương thức chủ lực của ngân hàng, ngân hàng sử dụng phương thức nhờ thu như là một

4.1.1. Yếu tố kinh tế 1 Cơ cấu kinh tế.

4.1.1.1. Cơ cấu kinh tế.

Việc phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn TP.HCM luôn gắn liền với tổng thể phát triển kinh tế - xã hội khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước. Cơ cấu kinh tế TP.Hồ Chí Minh đã và đang chuyển dịch theo hướng gia tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp và dịch vụ, đẩy mạnh phát triển kinh tế hướng mạnh về xuất khẩu. Theo quyết định số 2425/QĐ-UBND và quyết định 115/2006/QĐ-UBND năm 2006 về hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế công nghiệp-phát triển công nghiệp hiệu quả cao trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2006-2010, thì những thành tựu mà TP.Hồ Chí Minh đạt được là không nhỏ. Thành phố đã đóng góp hơn 20%GDP của cả nước, 30% giá trị sản xuất công nghiệp, 28% giá trị dịch vụ, 30-35% kim ngạch xuất nhập khẩu, 30% tổng thu ngân sách và 20% tổng vốn đầu tư của cả nước. Tổng tài sản của các tổ chức tín dụng trên địa bàn thành phố đến hết năm 2009 đạt 1.310.390 tỷ đồng. Tỷ lệ thanh toán qua hệ thống ngân hàng chiếm khoảng 87%. Ngoài những lợi thế nêu trên, thành phố còn là nơi hội tụ nhiều yếu tố để trở thành một trung tâm tài chính lớn trong khu vực với hệ thống cảng biển nối trực tiếp với các nước. Tổng dư nợ cho vay, vốn huy động của các ngân hàng cộng thêm số vốn trên thị trường chứng khoán và số vốn huy động của thị trường bảo hiểm thì tổng số tài sản tài chính của TP.Hồ Chí Minh chiếm gần 50% tổng tài sản tài chính của cả nước. Do vậy, thành phố đã và đang tiến hành lập đề án xây dựng thành phố thành trung tâm tài chính đạt tầm vóc quốc tế.

Bảng 4.1: Bảng cơ cấu kinh tế của thành phố trong 3 năm 2008-2010 ĐVT: % 2008 2009 2010 Nông-lâm-ngư 3.9 1.3 1.2 Công nghiệp-xây dựng 42,4 43,9 44,8 Thương mại- dịch vụ 53,7 54.8 54

(Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo thường niên)

Với đà phát triển nhanh, đóng góp của ngành dịch vụ và công nghệ cao trong GDP dịch chuyển theo hướng tích cực. Năm 2006, khu vực dịch vụ chiếm 53,7% GDP, năm 2010 chiếm tỷ lệ 54% và mục tiêu đến năm 2015 dịch vụ sẽ chiếm 57% GDP của thành phố. Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng bình quân của lĩnh vực dịch vụ giai đoạn 2006-2010 đạt khoảng 12,2%/năm, cao gấp 1,2 lần so với giai đoạn 2001-2005. Ngược lại, tỷ trọng trong GDP của khu vực công nghiệp - xây dựng giảm dần, từ 47,4% của năm 2006, còn 44,8% trong năm 2010 và giảm còn 42% vào năm 2015. Khu vực nông nghiệp có giảm nhưng hầu như không đáng kể, năm 2010 chiếm 1,2% GDP so với 1,3% của năm 2006. Không những vậy, những năm tới các ngành sẽ phát triển theo 'chiều sâu' hơn khi thành phố đặt chỉ tiêu đến năm 2015 tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng bình quân của ngành công nghiệp mỗi năm là 11%, ngành dịch vụ là 13%. Trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, việc tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ về năng suất, chất lượng và hiệu quả của từng ngành và toàn bộ nền kinh tế nhằm nâng cao sức cạnh tranh trong tiến trình hội nhập, chiếm lĩnh thị trường trong nước, mở rộng thị trường xuất khẩu. Tập trung đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng các ngành công nghiệp hiện có, từng bước phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn, hoàn chỉnh các khu công nghiệp tập trung. Phát triển các ngành, các lĩnh vực dịch vụ then chốt như thương mại, xuất nhập khẩu, tài chính - ngân hàng, bảo hiểm, du lịch, vận tải, thông tin viễn thông, khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo; hình thành một trung tâm kinh tế - tài chánh khu vực Đông Nam Á; phấn đấu duy trì tốc độ tăng trưởng tổng kim ngạch xuất khẩu bình quân năm giai đoạn 2010-2015 là 17%/năm. Phát triển nông nghiệp theo hướng phù hợp với đặc điểm đô thị sinh thái.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược cho hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng Kiên Long Chi nhánh Sài gòn.doc (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w