C. Ngân hàng An bình
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN VÀ CÁC GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI 5.1 MA TRẬN SWOT.
5.2.3.3. Phương pháp thực hiện
Tìm ra giá trị sử dụng mới cho sản phẩm, nếu như ban
đầu sản phẩm đó chỉ có một mục tiêu hướng đến, thì nay tìm ra thêm các giá trị mới đáp ứng được yêu cầu của khách hàng mà bản thân nó đã có sẵn nhưng vì chưa có nhu cầu nên nó chưa bộc lộ giá trị tiềm tàng của nó chẳng hạn như trước đậy thay vì chỉ thực hiện các hợp đồng mở L/C, thanh toán TTR thì nay kết hợp với các hợp đồng option để tạo thành một bộ sản phẩm trọn gói, kết hợp giữa thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ từ đó góp phần tăng lợi nhuận cho ngân
hàng đồng thời đem lại những sản phẫm tiện ích cho khách hàng trong giao dịch hơn.
Phát triển thêm danh mục sản phẩm cung cấp cho khách
hàng để khách hàng có thêm nhiều sự lựa chọn, giữ chân được khách hàng bằng các sản phẩm có lợi nhất cho khách hàng trong các giao dịch. Trong thanh toán xuất nhập khẩu, các hợp đồng giao dịch thường không có một quy cũ nhất định mà phụ thuộc vào mối quan hệ của người bán và người mua tin tưởng nhau đến mức độ nào nên hợp đồng soạn thảo để giao dịch thường dựa vào yếu tố này và cũng dựa vào tính thanh khoản của đồng tiền mà khách hàng giao dịch để nhờ ngân hàng lựa chọn các phương thức nhận trả tiền cho thích hợp và đa số các sản phẩm thanh toán quốc tế điều dựa vào yếu tố này. Cần đưa ra các phương thức thanh toán cần đảm bảo tính an toàn cho người bán nhưng cũng không gây khó khăn cho người mua để tạo ra tính an toàn cho sản phẩm.
Ngoài ra ngân hàng cũng cần phải tìm hiểu nghiên cứu
các dịch vụ về thanh toán quốc tế đã được áp dụng trên thế giới nhưng đối với Việt Nam hiện nay nó vẫn còn rất mới lạ, để xem xét dịch vụ nào có thể áp dụng ở Việt Nam, và tiến hành thử nghiệp các dịch vụ đó. Việc tìm hiểu nghiên cứu các dịch vụ đó theo phương thức:
- Nghiên cứu các dịch vụ liên quan đến thanh toán quốc tế. - Tìm hiểu các ưu nhược điểm của các dịch vụ đó.
- Hỏi ý kiến của các chuyên gia về các dịch vụ mà ngân hàng thấy có thể áp dụng được.
- Áp dụng với qui mô nhỏ để tìm ra ưu và nhược điểm của nó khi triển khai ngoài thực tế để nhằp phát huy ưu điểm và khắc phục nhược điểm của nó khi áp dụng với qui mô lớn.
Hiện nay việc áp dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực
ngân hàng cũng như các lĩnh vực xuất nhập khẩu là rất cao, cần áp dụng các sản phẩm điện tử vào việc thực hiện các hợp đồng thanh toán TTR, mở L/C, liên kết với hải quan để kiểm tra sản phẩm xuất nhập hàng hóa thông qua các thủ tục hải quan điện tử và các hợp đồng thực hiện thông qua mang internet đây là sự kết hợp giữa nhà xuất nhập khẩu, ngân hàng và hải quan một cách chặt chẽ nhất, vừa tạo thuận lợi cho nhà xuất nhập khẩu vì đỡ tốn thời gian đi lại lien lạc với ngân hàng,
mặc khác ngân hàng có thể kết hợp chặc chẽ với hải quan để kiểm tra tính hợp lệ của các sản phẩm xuất nhập khẩu.
Cần tinh gọn thủ tục về thanh tóan quốc tế, áp dụng biểu phí cạnh tranh, rút ngắn thời gian giao dịch thông qua tăng cường liên kết với các ngân hàng nước ngoài. Ngoài ra, cần phải tăng cường tư vấn miễn phí các vấn đề liên quan đến XNK, bao thanh tóan, bảo lãnh, option vàng và ngoại tệ…
Kết hợp chặt chẽ giữa nghiệp vụ tín dụng, thanh tóan
quốc tế và kinh doanh ngoại tệ để cung cấp dịch vụ trọn gói cho khách hàng.
*Ưu điểm:
• Các sản phẩm ngày càng được mở rộng để đáp
ứng nhiều hơn các đối tượng khách hàng.
• Tạo ra khả năng cạnh tranh với các ngân hàng
khách trong lĩnh vực thanh toán quốc tế.
• Tăng thêm thu nhập cho ngân hàng từ các sản
phẩm mới cung cấp cho khách hàng.
• Tăng uy tính của ngân hàng không những đối
với khách hàng trong nước mà còn đối với các khách hàng, đại lý ở nước ngoài.
*Nhược điểm:
• Trong quá trình phát triển sản phẩm mới cần nguồn nhân lực để phát triển, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng nên cần có đội ngũ marketing riêng chuyên nghiệp và kinh nghiệm.
• Mất nhiều thời gian, công sức cũng như tiền bạc
để thử sản phẩm mới đối với khách hàng mà chưa hẳn sản phẩm đó thành công nên sẽ xuất hiện nhiều rủi ro.
Ngoài 3 chiến lược chính trên bên cạnh đó còn các chiến lược sau:
5.2.4.Chiến lược cạnh tranh dựa vào khách hàng.
Chiến lược này tận dụng điểm mạnh để vượt qua những đe dọa chủ yếu tập trung vào việc cải thiện vị thế cạnh tranh của các SPDV hiện có tại chi nhánh. Chiến lược dựa vào việc tìm kiếm khách hành mới, nắm bắt kịp thời nhu cầu của khách hàng thông qua một số hoạt động chiêu thị, ưu đãi và khuyến khích khách hàng đến giao dịch cụ thể:
- Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối giúp chi nhánh đáp ứng tốt hơn như cầu của khách hàng.
- Thành lập đội ngũ nhân viên chuyên về thẩm định tài sản của khách hàng một cách chính xác và thuyết phục khách hàng để hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất.
- Đào tạo đội ngũ nhân viên tín dụng có khả năng phục vụ khách hàng một cách chu đáo nhất.
* Ưu điểm.
• Nâng cao vị thế và uy tín của ngân hàng so với đối thủ cạnh tranh.
• Tăng thị phần SPDV trên thị trường hiện tại.
• Số lượng khách hàng sẽ tăng nhanh nếu thành công.
*Nhược điểm.
• Tốn chi phí cho việc đào tạo nhân sự.
• Sẽ gây những thách thức lớn khi các đối thủ phản công.
• Chiến lược đào tạo chất lượng nguồn nhân lực.
• Tận dụng điểm mạnh sẵn có để nâng cao khả năng cạnh tranh.