Đối thủ cạnh tranh * Bưu điện.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược cho hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng Kiên Long Chi nhánh Sài gòn.doc (Trang 68 - 70)

C. Phương thức nhờ thu là phương thức chiếm tỷ lệ nhỏ nhất trong 3 phương thức chủ lực của ngân hàng, ngân hàng sử dụng phương thức nhờ thu như là một

4.1.4.Đối thủ cạnh tranh * Bưu điện.

* Bưu điện.

Hiện nay bưu điện xin phép chính phủ kinh doanh, hoạt động như ngân hàng tuy nhiên chính phủ chưa cho phép, thế nhưng trong tương lai có sự thay đổi. Nếu được cho phép, bưu điện sẽ thực hiện một số nghiệp vụ của ngân hàng như trích tiền gửi trả tiền điện thoại, nước, và một số tiện ích khác thì một số khách hàng của ngân hàng sẽ sử dụng các tiện ích mà bưu điện cung cấp thêm vào đó bưu điện có công nghệ hiện đại, thường xuyên được cải tiến và đầu tư, thời gian làm việc lâu hơn các ngân hàng là một lợi thế khi cạnh tranh.

* Ngân hàng thương mại cổ phần.

Vì là một trong những trung tâm thương mại sầm uất nhất Việt nam nên thành phố Hồ Chí Minh tập trung hầu hết gần các ngân hàng từ nhà nước, cổ phần thương mại đến các ngân hàng có liên doanh nước ngoài cũng như có vốn đầu tư

100% vốn nước ngoài đều có hội sở hoặc chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh. Tại thị trường nội địa, Kienlongbank đang phải cạnh tranh với trên 40 ngân hàng thương mại trong đó có 5 ngân hàng nhà nước lớn (Vietcombank, BIDV, MHBbank, Agribank, VDB Bank), 37 ngân hàng thương mại cổ phần... Những ngân hàng thương mại trong nước hiện đang nắm giữ khoảng gần 90% thị phần (cả tiền gửi và cho vay), trong đó riêng các ngân hàng thương mại nhà nước chiếm gần 50%. Các ngân hàng thương mại quốc doanh là các NH thuộc sở hữu của nhà nước hoặc đã cổ phần hóa một phần nhưng chủ sở hữu chính vẫn là nhà nước. Hầu hết các ngân hàng trong khối này đều có lợi thế về quy mô vốn, với tổng số vốn điều lệ của 4 ngân hàng lớn tại 31/12/210 là 64.037 tỷ đồng. Tuy nhiên,thị phần tín dụng của khối này đã sụt giảm đáng kể trong giai đoạn 2005-2010 mặc dù chiếm tỷ trọng cao nhất. Chỉ tính riêng 4 ngân hàng quốc doanh là BIDV, Argibank, Vietcombank, Viettinbank chiếm tới 48,3% tổng dư nợ cho vay của toàn ngành trong năm 2010. Phần các ngân hàng nước ngoài (có 4 ngân hàng liên doanh, 28 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 43 văn phòng đại diện) chỉ chiếm khoảng dưới 10% thị phần.

Không những ngân hàng cạnh tranh với nhau trong lĩnh vực tiền tệ mà thêm vào đó là các tổ chức tín dụng, các công ty cho thuê tài chính… cũng là những đối thủ cạnh tranh đáng phải lưu ý của các ngân hàng. Với sự kiện Việt Nam gia nhập WTO nhiều tổ chức tài chính nước ngoài đã tiếp cận vào thị trường tài chính -tiền tệ Việt Nam để tham gia dưới nhiều hình thức khác nhau. Do áp dụng lộ trình nới lỏng các quy định đối với thể chế tài chính nên họat động của họ ngày càng sôi động hơn. Kể từ khi ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam thì đây là một bộ phận quan trong hệ thống các TCTD ở nước ta. Tp.Hồ chí minh là một thị trường đầy tiềm năng dẫn đến áp lực cạnh tranh rất cao và gay gắt giữa các ngân hàng đặc biệt là việc cung cấp các dịch vụ.

Việt Nam trở thành thành viên của WTO, những chính sách của chính phủ trở nên thông thóang hơn cho các nhà đầu tư theo lộ trình mở cửa hội nhập của Việt Nam hiện nay. Ngày 01/04/2007 ngân hàng 100% vốn đầu tư nước ngoài được phép thành lập tại Việt Nam, được đối xử như các NHTM trong nước. Các ngân hàng này có công nghệ tiên tiến, trình độ quản lý chuyên nghiệp sẽ tạo lợi thế cạnh

tranh cho họ trên thị trường Việt Nam khi đó các NHTM trong nước sẽ gặp khó khăn.

4.1.5. Phân tích khách hàng.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược cho hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng Kiên Long Chi nhánh Sài gòn.doc (Trang 68 - 70)