C. Phương thức nhờ thu là phương thức chiếm tỷ lệ nhỏ nhất trong 3 phương thức chủ lực của ngân hàng, ngân hàng sử dụng phương thức nhờ thu như là một
4.1.2.2. Về pháp luật.
- Đề án phát triển ngành ngân hàng Việt Nam định hướng đến năm 2020 gồm các nội dung sau:
•Cải cách căn bản, triệt để nhằm phát triển các hệ thống các TCTD Việt Nam theo hướng hiện đại, hoạt động đa năng, đa dạng về sở hữu và loại hình TCTD có quy mô hoạt động và tiềm lực tài chính mạnh, tạo nền tạo nền tản xây dựng hệ thống các TCTD hiện đại, đạt trình độ phát triển tiên tiến trong khu vực Châu Á, áp dụng đầy đủ các chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng, có khả năng cạnh tranh với các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới.
•Hình thành đồng bộ khung pháp lý minh bạch và công bằng nhằm thúc đẩy cạnh tranh và đảm bảo án toàn hệ thống, áp dụng đầy đủ hơn các thiết chế và chuẩn mực quốc tế về an tòan đối với hoạt động tiền tệ ngân hàng. Xóa bỏ phân biệt đối xử giữa các TCTD và loại bỏ các hình thức bảo hộ, bao cấp trong lĩnh vực ngân hàng.
Như vậy với những chính sách mới của Ngân hàng Nhà Nước và chính phủ sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng Việt Nam phát triển theo hướng năng động, tự chủ và có trách nhiệm hơn đối với hoạt động kinh doanh. Ngân hàng nào tiên phong đi đầu trong đổi mới công nghệ, cải tiến phương pháp quản lý thì đây là cơ hội tốt để vươn lên. Ngược lại, sự cạnh tranh gay gắt trong nền kinh tế hội nhập sẽ không còn chỗ đứng cho những ngân hàng không chủ động đón đầu các thử thách,
những ngân hàng không đổi mới không theo kịp đối thủ cạnh tranh, không làm hài lòng khách hàng.
* Một số chỉ tiêu phát triển chung của ngành ngân hàng qua 2006-2010
Tăng trưởng vốn huy động bình quân: 18-20%/năm. Tăng trưởng tín dụng bình quân: 18-20%/năm.
Tỷ trọng nguồn vốn trung và dài hạn trong tổng vốn huy động: 33-35%. Tăng trưởng doanh số thanh toán qua ngân hàng: 25-30%.
Tỷ lệ nợ xấu: 5-7%.
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu: >=8%.
(Nguồn : Ngân hàng Nhà Nước.)
4.1.3. Văn hoá – xã hội. 4.1.3.1. Quy mô dân số.
Theo kết quả điều tra dân số ngày 01/04/2009 Thành phố Hồ Chí Minh có dân số 7.162.864 người chiếm 0,6% diện tích và 8,34% dân số của Việt Nam nhưng chiếm tới 20,2% tổng sản phẩm, 27,9% giá trị sản xuất công nghiệp và 34,9% dự án nước ngoài. Những năm gần đây dân số thành phố tăng nhanh, trong 10 năm từ 1999-2009 dân số thành phố tăng thêm 2.125.709 người, bình quân tăng hơn 212.000 người/năm, tốc độ tăng 3,54%/năm, chiếm 22,32% số dân tăng thêm của cả nước trong vòng 10 năm. Thành phố Hồ Chí Minh có gần một phần ba là dân nhập cư từ các tỉnh khác. Tuy tập trung đông dân cư nhân thành phần tôn giáo không quá phức tạp chủ yếu là phật giáo và thiên chúa giáo. Với 52/54 dân tộc khác nhau sinh sống đa số là người Kinh chiếm 93,52% dân số thành phố, tiếp theo là người Hoa chiếm 5,78% còn lại là các dân tộc Khmer, Chăm…
Sự phân bố dân cư ở Thành phố Hồ Chí Minh không đồng đều. Trong khi một số quận như: 3,4,10 và 11 có mật độ lên tới trên 40.000 người/km², thì huyện ngoại thành có mật độ tương đối thấp 98 người/km. Mặc dù Thành phố Hồ Chí Minh có thu nhập bình quân đầu người rất cao so với mức bình quân của cả Việt Nam, nhưng khoảng cách giàu nghèo ngày các lớn do những tác động của nền kinh tế thị trường. Những người hoạt động trong lĩnh vực thương mại cao hơn nhiều so với ngành sản xuất. Sự khác biệt xã hội vẫn còn thể hiện rõ giữa các quận nội ô so với các huyện ở ngoại thành. Đây là một thị trường đầy tiềm năng để ngân
hàng cung cấp các SPDV cho khách hàng và cũng như cung cấp nguồn nhân lực cho ngân hàng