SỐ 16 GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2007 –
3.1.2. Cơ cấu bộ máy quản trị
3.1.2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công Ty
Bảng 3.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty
3.1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban
Hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị Ban kiểm soát
Ban giám đốc
Phòng tổ chức
Hành chính kỹ thuật đầu tưPhòng kinh tế
Phòng tài chính kế toán Ban quản Lý dự án Phòng quản lý vật tư thiết bị Xí nghiệp xây dựng số 1 Xí nghiệp xây dựng số 2 Xí nghiệp xây dựng số 3 Xí nghiệp xây dựng số 4
Xí nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng
Cty xây dựng và kinh doanh VTTB
Trung tâm tư vấn thiết kế XD
Đội xây dựng số 1
Đội xây dựng số 2
-Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý cao nhất Công ty, quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty bao gồm các vấn đề như mua bán doanh nghiệp, quy định số lượng cổ phiếu sẽ phát hành, quy định mệnh giá cổ phiếu, quyết định đấu thầu các công trình lớn và có giá trị cao,…
-Giám đốc: Hoàng Văn Bình, là người đại diện pháp nhân của Công ty, do hội đồng quản trị bổ nhiệm và miễn nhiệm. Giám đốc công ty có nhiệm vụ điều hành mọi hoạt động hàng ngày của công ty thông qua việc ủy quyền cho các nhân viên cấp dưới, thay mặt cho công ty kí kết các hợp đồng quan trọng nếu công ty trúng thầu.
-Phó giám đốc: Giúp giám đốc theo sự phân công và ủy quyền của Giám đốc Công ty, làm việc trực tiếp với các trưởng phòng Kinh tế, Nhân sự, vật tư, dự án, kĩ thuật thi công, báo cáo với giám đốc tình hình hoạt động của công ty hàng ngày.
- Văn phòng công ty: Là đơn vị giúp Giám đốc tiếp khách đến liên hệ, công tác văn thư, sử dụng và bảo quản con dấu, tiếp nhận và chuyển giao công văn đi đến, hội họp.
- Phòng tổ chức lao động:
+ Có nhiệm vụ tham mưu cho ban giám đốc trong lĩnh vực quản lý, sử dụng lao động, quản lý tiền lương.
+ Phối hợp với các phòng chức năng, các đơn vị để tổ chức một bộ máy với phương hướng gọn nhẹ, có hiệu lực trong sản xuất kinh doanh.
+ Bồi dưỡng, đào tạo, đề bạt cán bộ và nâng lương hàng năm cho cán bộ đủ tiêu chuẩn.
-Phòng kinh tế thị trường: Giúp giám đốc Công ty hiểu thị trường, xây dựng và tổng hợp kế hoạch dài hạn, trung hạn và hàng năm của Công ty trên cơ sở những nguồn lực hiện có và nhu cầu thị trường. Tìm đối tác trong lĩnh vực đầu tư từ chủ trương của Công ty và kế hoạch được duyệt. Kiểm tra, dự toán công trình xây dựng, thống nhất giá cả theo định mức dự toán.
+ Kiểm tra việc thi công các lĩnh vực: Chất lượng, tiến độ, hình thức thi công, biện pháp an toàn lao động, quy phạm đối với các công trình của Công ty.
+ Kiểm tra thủ tục của các đơn vị để tránh thi công tùy tiện.
- Phòng tài chính kế toán: Giúp việc giám đốc trong lĩnh vực quản tài chính.
Tổ chức thực hiện kế hoạch hóa theo đúng pháp lệnh kế toán thống kê, tổ chức hướng dẫn công tác hạch toán kinh tế.
+ Phân tích các chỉ tiêu kinh tế đầy đủ, chính xác, kịp thời giúp lãnh đạo Công ty chỉ đạo sản xuất, điều hành đúng hướng để hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch sản xuất với giá thành sản xuất.
+ Phối hợp với các phòng có liên quan để làm tốt kế hoạch thu, chi tài chính; chịu trách nhiệm về công tác tài chính trong Công ty, tham mưu cho giám đốc ra quyết định chi tiêu trên cơ sở tính toán những hiệu quả kinh tế.
- Phòng dự án:
+ Tìm hiểu thị trường
+ Nghiên cứu hồ sơ, kiểm tra khối lượng thiết kế, giải quyết các vướng mắc trong quá trình xem xét hồ sơ với chủ đầu tư.
+ Thông qua Ban giám đốc về giải pháp thi công, phương pháp lập giá thầu, số lượng, chủng loại thiết kế công trình.
- Ban bảo hộ lao động: Giúp lãnh đạo công ty thực hiện công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động, vệ sinh môi trường, cải thiện điều kiện lao động, ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, bảo vệ sức khỏe người lao động và thực hiện chính sách theo nội dung của Bộ luật lao động và các văn bản khác của Nhà Nước về bảo hộ lao động.