Phân công công việc và hiệp tác lao động

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 16 (Trang 46 - 49)

5 ĐẨU TƯ XDCB Triệu đồng 38.20 4.601 4.16 42.121 46.70 3

3.2.2. Phân công công việc và hiệp tác lao động

3.2.2.1. Phân công công việc

Đối với công ty, phân công công việc là sự chia nhỏ các công việc để giao cho từng người hoặc một nhóm người thực hiện. Đó là quá trình gắn kết người lao động với những mục tiêu nhiệm vụ cụ thể để phát huy hết khả năng của họ, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng lao động. Đối với các doanh nghiệp thì trình độ chuyên môn của đội ngũ lao động càng cao thì năng suất lao động càng đạt hiệu quả nhiều hơn. Tuy nhiên, nếu tỷ lệ lao động này tăng lên quá nhiều sẽ làm tăng chi phí tiền lương và lãng phí nguồn nhân lực. Việc phân công lao động tại công ty được thực hiện theo những hình thức sau:

3.2.2.1.1. Phân công lao động theo chức năng

Phân công lao động theo chức năng là hình thức chia tách các hoạt động sản xuất - kinh doanh của công ty theo các chức năng và giao cho toàn thể những người lao động. Hiện tại trong nội bộ công ty bao gồm những chức năng sau:

- Chức năng tài chính

- Chức năng cung ứng vật tư – kỹ thuật - Chức năng lao động – nhân sự

- Chức năng kỹ thuật – công nghệ - Chức năng sản xuất

- Công nhân sản xuất cũng được chia thành công nhân sản xuất chính và công nhân sản xuất phụ.

công ty. Điều này giúp mọi cá nhân và bộ phận làm việc đúng phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của mình, đồng thời thực hiện tốt các mối liên hệ trong sản xuất kinh doanh của công ty.

3.2.2.1.2. Phân công lao động theo kỹ thuật công nghệ

Đây là hình thức phân công lao động trong đó tách riêng các loại công việc khác nhau theo tính chất của quy trình công nghệ thực hiện. Hình thức phân công này quan trọng nhất trong công ty bởi nó phụ thuộc vào kỹ thuật và công nghệ sản xuất ra sản phẩm. Theo hình thức này, công ty đã phân công lao động như sau:

- Nghề

- Các giai đoạn công nghệ chủ yếu - Các máy móc thiết bị

Với hình thức phân công lao động này, công ty đã hình thành một đội ngũ những người lao động chuyên môn và lành nghề đảm bảo vận hành các máy móc trang thiết bị một cách hiệu quả nhất và tạo ra những sản phẩm công trình có chất lượng cao, thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của nhiều đối tượng khách hàng. 3.2.2.1.3. Phân công lao động theo mức độ phức tạp của công việc

Đây là hình thức phân công lao động trong đó tách riêng các hoạt động, các công việc khác nhau theo tính chất phức tạp của công ty. Thực chất là căn cứ vào độ phức tạp khác nhau của công việc mà bố trí người lao động có trình độ lành nghề tương ứng.

Trong các công việc hành chính và quản lý, công ty chia ra các trình độ từ sơ cấp, trung cấp, kỹ sư, kỹ sư chính và kỹ sư cao cấp. Hình thức phân công lao động này cho phép công ty sử dụng một cách hợp lý nhất cán bộ và công nhân, vừa tạo điều kiện nâng cao trình độ lành nghề vừa tạo điều kiện trả công lao động hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động.

3.2.2.2. Hiệp tác lao động

Hiệp tác lao động là sự phối hợp các dạng lao động đã được chia nhỏ do phân công nhằm thực hiện quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Hiệp tác lao động tạo ra sự thay đổi có tính cách mạng điều kiện vật chất của quá trình lao động ngay cả khi cơ sở vật chất kỹ thuật và phương pháp lao động không thay đổi. Hiệp tác lao

động đạt được những kết quả lao động khác hẳn so với lao động riêng lẻ, đặc biệt là đối với những loại lao động phức tạp, đòi hỏi sự tham gia của nhiều người.

Hiện tại, công ty đang áp dụng các hình thức hiệp tác lao động như sau: 3.2.2.2.1. Hiệp tác lao động về không gian

Về mặt không gian, hiệp tác lao động trong công ty có những hình thức cơ bản sau: - Hiệp tác giữa các phòng ban và các xí nghiệp, đơn vị thành viên

- Hiệp tác giữa các bộ phận trong 1 phòng ban hay trong một xí nghiệp - Hiệp tác giữa những người lao động trong một tổ sản xuất

3.2.2.2.2. Hiệp tác lao động về thời gian

Tại công ty, hình thức hiệp tác về mặt thời gian được phối hợp một cách nhịp nhàng các xí nghiệp, các phòng ban, các bộ phận phục vụ sản xuất cũng như các cá nhân trong từng đơn vị nhỏ để bảo đảm đúng tiến độ sản xuất, đúng kế hoạch dự kiến của công ty. Ngoài ra, công ty cũng đã tổ chức hợp lý các ca làm việc trong một ngày đêm, bởi vì chế độ đảo ca hợp lý vừa đáp ứng được các yêu cầu của sản xuất vừa đảm bảo sức khoẻ cho người lao động, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng lao động.

3.2.2.3. Những ưu điểm và hạn chế còn tồn tại

3.2.2.3.1. Ưu điểm

- Phân công và hiệp tác lao động tạo ra một đội ngũ lao động có trình độ, hăng say làm việc và công việc mang lại hiệu quả cao.

- Phân công và hiệp tác lao động tận dụng tối đa năng suất làm việc của máy móc trang thiết bị kỹ thuật, nhanh chóng khấu hao hết giá trị TSCĐ của công ty. 3.2.2.3.2. Nhược điểm

- Phân công và hiệp tác lao động theo các hình thức trên đôi khi không tạo ra bầu không khí làm việc tốt. Người lao động trong công ty có cảm giác gò bó, không thể hiện được khả năng sáng tạo và làm việc của mình.

Tuy trong quá trình sản xuất kinh doanh còn tồn tại những hạn chế nhưng nhờ áp dụng các hình thức phân công và hiệp tác lao động hợp lý, công ty đã tạo điều kiện tốt để tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất tại công ty. Do phân công lao động sẽ chuyên môn hoá được công nhân, công cụ lao động. Nhờ chuyên môn hoá sẽ giới hạn được phạm vi lao động, người lao động sẽ quen với công việc,

có được những kỹ năng, kỹ xảo giảm nhẹ được thời gian lao động và chi phí đào tạo, đồng thời sử dụng triệt để những khả năng riêng có của từng người. Phân công và hiệp tác lao động cũng giải quyết được những hạn chế trong còn tồn tại có liên quan đến những vấn đề như tính đơn điệu của công việc, cường độ lao động sản xuất.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 16 (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w