6. Thực hiền đầy đủ 100% về các thủ tục BHYT, BHXH của người lao động (1 điểm)
3.2.5. Công tác đãi ngộ nhân sự ở công ty
Đối với công ty xây dựng, một trong những công tác quan trọng là nâng cao điều kiện lao động xây dựng chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý vì liên quan trực tiếp đến khả năng làm việc của người lao động. Xây dựng chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý nhằm đạt được các mục tiêu: Kéo dài khả năng làm việc của người lao động trong trạng thái ổn định và năng suất, chống mệt mỏi, bảo vệ sức khỏe cho người lao động, chống ô nhiễm môi trường lao động... Vì vậy, trong 6 năm qua, công ty luôn coi trọng việc đãi ngộ nhân sự là một công tác quan trọng. Chế độ làm việc hợp lý sẽ giúp người lao động phấn đấu, cố gắng và hăng say làm việc, phát huy sức sáng tạo và nâng cao hiệu quả lao động.
Hiện tại, công ty đang triển khai các hình thức đãi ngộ nhân sự thông qua vật chất và tinh thần, bảo đảm cho người lao động được tự do phát triển khả năng, nâng cao tay nghề chuyên môn và kích thích năng lực làm việc.
a. Đãi ngộ vật chất
Vấn đề tiền lương, tiền thưởng hiện nay ở Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 16 đã trở thành yếu tố kích thích lao động, thu hút toàn bộ nhân viên trong công ty. Thế nhưng vấn đề tổ chức tiền lương, tiền thưởng phải phù hợp với điều kiện kinh doanh của công ty. Dựa trên cơ sở các quy định văn bản của Chính phủ và Bộ lao động thương binh xã hội, công ty đã xây dựng quy chế trả lương thưởng cho người lao động. Những cá nhân có trình độ chuyên môn cao, hoàn thành vượt mức nhiệm vụ được giao thì công ty luôn có mức thưởng thỏa đáng để kích thích tinh thần làm việc cho những cá nhân này, đồng thời là động lực cho những người khác phấn đấu, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh bình đẳng trên cơ sở hợp tác giữa những người lao động.
Hiện nay, công tác trả lương chính của công ty là trả lương theo thời gian, việc phân phối tiền lương của người lao động được tiến hành chia làm 2 đợt:
- Đợt 2: Vào ngày cuối tháng, công ty đã quyết toán xác định được lương khoán thực tế và thu nhập đạt được của mỗi nhân viên để trả thêm lương căn cứ vào ngày công thực tế của người lao động để phân loại chất lượng lao động.
Việc trả lương theo thời gian bao gồm các cán bộ quản lý và các cán bộ nghiệp vụ tại các xí nghiệp đơn vị, được chia thành khối trực tiếp và khối gián tiếp dựa trên mức độ phức tạp của công việc đòi hỏi thời gian lao động hợp lý. Do đó, công ty không tính lương theo hệ số bảng lương mà Chính phủ đã quy định mà căn cứ vào các tiêu chí để chấm điểm và xác định mức lương cho các đơn vị xí nghiệp trên cơ sở mức độ hoàn thành công việc được giao.
Bảng 3.9: Thù lao tài chính của người lao động trong công ty
Đơn vị: Triệu đồng Các chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
1. Qũy tiền lương 34.461 38.213 64.605 74.892 70.861 64.894
2. Qũy khen thưởng phúc lợi 2.604 3.770 6.691 8.391 10.228 8.202 3. Lương bình quân (triệu
đồng/người/tháng) 1,641 1,784 1,825 1,937 2,044 1,986
4. Thưởng bình quân (triệu
đồng/người/tháng) 0,124 0,176 0,189 0,217 0,295 0,251
5. Thu nhập bình quân (triệu
đồng/người/tháng) 1,765 1,96 2,014 2,154 2,339 2,237
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 16)
Theo phân tích ở biểu 6, ta thấy mức lương bình quân của nhân viên năm 2007 là 1.641.000 đồng/người/tháng trong khi tổng quỹ lương là 34.461 triệu đồng. Đến năm 2012, mức lương bình quân của nhân viên đã tăng lên 1.986.000 đồng/người/tháng và tổng quỹ lương là 64.894 triệu đồng. Trong giai đoạn 2011 -2012 do bất động sản trong nước gặp nhiều khó khăn nên công ty đã cắt giảm bớt 1 số bộ phận không cần thiết nên tổng quỹ lương đã giảm xuống, đồng thời tiền lương bình quân từ 2.044.000 đồng còn 1.986.000 đồng/người/tháng. Điều này cho thấy việc trả lương cho nhân viên đã căn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh hiện tại của công ty. Có thể nói vai trò của tổ chức tiền lương trong công ty đã tăng dần lên, các điều kiện làm việc, các căn cứ xét thưởng, tính thưởng được xây dựng tốt hơn để thúc đẩy người lao động làm việc. Tuy nhiên việc thực hiện khen thưởng đối với
nhân viên chỉ được thực hiện vào dịp lễ tết điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần làm việc của người lao động.
b. Đãi ngộ tinh thần
Trong những năm qua, tổ chức công đoàn là người đại diện và bảo vệ quyền lợi cho người lao động đã phối hợp chặt chẽ chuyên môn, làm tốt vai trò của Công đoàn trong việc vận động, giáo dục cán bộ công nhân viên phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch được giao, chấp hành các đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. Bên cạnh đó đoàn thanh niên cũng phát huy được tính năng động, nhiệt tình, thường xuyên tổ chức cho lao động trẻ tham quan du lịch nghỉ mát, những dịp lễ tết người lao động đều có phần thưởng, hàng năm tặng quà cho con em cán bộ công nhân viên vào các dịp Tết thiếu nhi 1/6 và Tết trung thu cũng như các ngày lễ đặc biệt của đất nước như 2/9, 30/4 và 1/5...Các phong trào thi đua lao động giỏi, thăm hỏi giúp đỡ cán bộ công nhân viên khi họ gặp chuyện buồn khó khăn, khám sức khỏe định kỳ cho người lao động...đã thực sự tác động rất nhiều đến tinh thần của người lao động.
Bên cạnh đó, công ty còn quan tâm đến vấn đề cải thiện điều kiện làm việc và an toàn lao động, mua sắm các trang thiết bị bảo hộ lao động, xây dựng văn hóa lành mạnh trong công ty, góp phần làm giảm sự căng thẳng và ức chế về mặt tâm lý cho người lao động. Đối với công nhân thường xuyên làm việc ngoài trời, công việc của họ vừa nặng nhọc lại chịu sự căng thẳng về thần kinh vì họ luôn phải tập trung cao độ trong quá trình thi công và trong môi trường làm việc độc hại với các loại khí thải gây ô nhiễm môi trường. Hơn nữa mức độ chuyên môn hoá của họ là rất cao, mỗi người công nhân chỉ làm một công đoạn và mỗi công đoạn rất nhỏ do vậy công việc của họ rất đơn điệu và đương nhiên là dễ nhàm chán. Để tránh sự đơn điệu trong công việc, công ty nên chú ý luân chuyển người lao động trong cùng 1 bộ phận hoặc tổ công tác để họ được làm những công việc tương đương nhau và có thể hỗ trợ bổ sung khi cần thiết. Đối với những công nhân xin nghỉ đột xuất hoặc điều chuyển công tác thì công ty đã có sẵn người thay thế. Người quản lý thường xuyên theo dõi tiến độ thực hiện công việc nhưng không nên giám sát chặt chẽ mà
vẫn tạo sự thoải mái khi làm việc, khi bầu không khí làm việc thoải mái sẽ tạo điều kiện tăng năng suất lao động, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng lao động. Trong những năm tới, công ty cần chú trọng và phát huy những hoạt động này hơn nữa.
Bảng 3.10: Kinh phí và phương tiện bảo hộ cho người lao động
Các chỉ tiêu/năm Đơn vị tính Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 1. Kinh phí dành cho
bảo hộ lao động Triệu đồng 795 810 1.425 1.563 1.377 1.215
2.Quần áo cấp cho lao
động Bộ/người 2 2 3 3 3 3
3.Mũ bảo hộ, giày vải
và găng tay Bộ/người 2 2 3 3 3 3
4.Kinh phí bảo hộ lao động bình quân
Triệu
đồng/người 0,316 0,384 0,571 0,615 0,512 0,457
(Nguồn: Tính toán số liệu của phòng kinh tế kỹ thuật đầu tư)
Tùy thuộc vào khả năng tài chính và tình hình hoạt động sản xuất thi công của công ty, Ban lãnh đạo sẽ thông báo việc trang bị các phương tiện và công cụ bảo hộ lao động tới các đơn vị xí nghiệp thành viên. Từ thông báo của giám đốc, những người chịu trách nhiệm quản lý giám sát sẽ thông báo tới đội ngũ cán bộ công nhân viên về yêu cầu cấp phát và sử dụng trang thiết bị bảo hộ trong quá trình làm việc bao gồm công nhân trực tiếp sản xuất, những đối tượng cán bộ lao động gián tiếp theo quy định chức danh nghề nghiệp. Hàng năm, Công ty cũng có trích ra một khoản phí dự phòng nhằm tổ chức các lớp huấn luyện về chuyên môn nghiệp vụ và các khóa đào tạo tổ chức hướng dẫn cho người lao động nhằm phổ biến nội quy và công tác an toàn trong lao động.
Đối với những người lao động trực tiếp tham gia vào quá trình thi công xây lắp, công ty có những chế độ riêng nhằm đảm bảo cho những đối tượng này được trang bị đầy đủ bảo hộ lao động như giày vải, quần áo được may đo theo kích cỡ của từng người. Năm 2007 và 2008, mỗi người lao động chỉ được cấp phát 2 bộ quần áo và 2 đôi giảy vải găng tay với tổng giá trị khoảng 350.000 đồng để làm việc. Tuy nhiên từ năm 2009 đến nay, nhằm đáp ứng yêu cầu công việc đòi hỏi phải nâng cao năng suất và thúc đẩy tiến độ công việc, mỗi người được trang bị 3 bộ quần áo và 3 đôi giày vải để phục vụ cho đối tượng làm việc thường xuyên trong
khu vực sản xuất thi công của công ty. Bên cạnh đó, do đặc thù của điều kiện làm việc thường xuyên ngoài trời, dưới các đơn vị bộ phận trực tiếp sản xuất thi công luôn được đảm bảo mua sắm hỗ trợ các công cụ lao động làm việc tại hiện trường với các trang thiết bị phương tiện chuyên dùng khác như: Dây đai an toàn, mặt nạ hàn, lưới che chắn... cùng một số thiết bị khác tùy theo loại hình công việc. Các trang bị này sẽ được giao trực tiếp cho mỗi lao động tại công trường làm việc.
Do biến động của cơ cấu lao động qua từng năm nên kinh phí để mua sắm các phương tiện bảo hộ này đi liền với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Từ năm 2007 – 2010, chi phí để mua đồ bảo hộ tăng lên vì sự phát triển lâu dài và cũng tạo điều kiện đảm bảo cho người lao động được an toàn trong công việc, nâng cao năng suất lao động.
* Ưu điểm trong công tác đãi ngộ nhân sự ở công ty
Do công ty có các bịên pháp cụ thể trong công tác đãi ngộ nhân sự như: có các trang thiết bị bảo hộ lao động cho người lao động trong quá trình sản xuất, đối với những lao động làm việc trong môi trường độc hại công ty ngoài các trang thiết bị bảo hộ còn có các chính sách ưu đãi như hưởng lương độc hại, bảo hiểm độc hại. Chính điều này đã kích thích người lao động hăng say trong công việc và yên tâm làm việc.
* Nhược điểm
Vì là công ty với nhiều xí nghiệp và đơn vị thành viên nên việc quản lý các trang thiết bị bảo hộ chưa thật sự đạt tiêu chuẩn, công ty vẫn đang từng bước cố gắng đầu tư để nâng cao hơn nữa chất lượng trong lao động.
Do đó để tạo động lực cho người lao động, trong thời gian tới công ty cần có các hình thức đãi ngộ nhân sự nhằm động viên kích thích tinh thần làm việc hăng say của người lao động.