7. Kết cấu của luận văn
1.2.2. Tiêu chí đánh giá trí lực của lao động gián tiếp
Trí lực được hình thành và phát triển thông qua con đường giáo dục,
đào tạo và thực tế lao động. Trí lực của con người chính là kiến thức của nhân loại được mỗi người tiếp thu, kế thừa và phát triển một cách sáng tạo, có chọn lọc. Bên cạnh đó, trí lực còn thể hiện khả năng tư duy khác nhau mỗi người trong việc vận dụng kiến thức đã học và kinh nghiệm nghề nghiệp vào thực tế. Trí lực quyết định phần lớn khả năng lao động và sức sáng tạo của con người.
Đánh giá trình độ của người lao động cần phải xét trên 03 yếu tố, cụ thể
như sau:
Trình độ học vấn: là khả năng về tri thức và kỹ năng để có thể tiếp thu những kiến thức cơ bản về chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ. Trình độ học vấn là tiêu chí quan trọng đánh giá chất lượng nguồn nhân lực. Trình độ học vấn
được biểu hiện thông qua các quan hệ tỷ lệ như: Tỷ lệ người biết chữ và chưa biết chữ; tỷ lệ lao động có trình độ trung học cơ sở, phổ thông trung học, trung cấp nghề, cao đẳng, đại học, sau đại học,...Doanh nghiệp nào có tỷ lệ
lao động tốt nghiệp cao đẳng, đại học, trên đại học,… càng lớn thì doanh nghiệp đó có trình độ trí lực càng cao.
Trình độ chuyên môn kỹ thuật: là những kiến thức, kỹ năng và kỹ xảo cần thiết để đảm đương các chức vụ quản lý, kinh doanh và hoạt động nghề
nghiệp, đánh giá trình độ chuyên môn cũng thông qua bằng cấp chuyên môn của người lao động, đã được đào tạo và thể hiện thong qua bằng cấp,
chứng chỉ,…Trình độ chuyên môn chính là khả năng ứng dụng giữa lý thuyết với thực hành để tạo ra sản phẩm, dịch vụ cho doanh nghiệp; ngoài ra, còn thể
hiện ở trình độ tay nghề của người lao động. Trình độ chuyên môn kỹ thuật là
điều kiện đảm bảo cho nguồn nhân lực hoạt động mang tính chuyên môn hóa và chuyên nghiệp hóa.
Trình độ chuyên môn kỹ thuật là tiêu chí quan trọng nhất khi đánh giá trí lực của người lao động và đánh giá trình độ chuyên môn kỹ thuật thông qua các chỉ tiêu: tỷ lệ lao động đã qua đào tạo và tỷ lệ lao động theo cấp bậc
đào tạo.
Trình độ chuyên môn kĩ thuật dùng để đánh giá những kiến thức, kĩ
năng chuyên môn cần thiết mà người lao động có được, làm cơ sởđể tổ chức, doanh nghiệp bố trí, sắp xếp cho người lao động làm những công việc phù hợp, tạo ra hiệu quả cao nhất
Kỹ năng phụ trợ: là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng như: kỹ năng giao tiếp, lãnh đạo, làm việc theo nhóm, ngoại ngữ,tin học,...là những năng lực không phải người lao động nào cũng nắm bắt được.
Trí lực của nguồn nhân lực có thể bao gồm: trình độ học vấn, trình độ
chuyên môn, kỹ thuật, kỹ năng phụ trợ được thể hiện qua quy mô và cơ cấu nguồn nhân lực. Cụ thểđược khái quát bằng công thức sau:
Tỷ lệ NNL về trí lực (trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng, thâm niên nghề) loại i
Số lượng NNL (trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng, thâm
niên nghề) loại i
×100 Tổng số NNL