7. Kết cấu của luận văn
1.2.3. Tiêu chí đánh giá tâm lực của lao động gián tiếp
Chất lượng nguồn nhân lực còn được thể hiện thông qua những yếu tố
vô hình không thể hiện ra bằng các con số cụ thể như: ý thức tổ chức kỷ luật tự giác trong lao động, biết tiết kiệm, có tinh thần trách nhiệm trong việc
nghiên cứu các sản phẩm, có tinh thần hợp tác, tác phong làm việc khẩn trương, chính xác và có lương tâm nghề nghiệp. Nhưng nó lại là một trong những yếu tố rất quan trọng thể hiện bản tính của nguồn nhân lực và đóng vai trò quyết định sự phát triển bền vững của một quốc gia, một doanh nghiệp.
Mức độ của ý thức, trách nhiệm của một người quyết định mức độ thái
độ của người đó khi làm việc, chi phối hành vi và quyết định thành tích công việc của người đó. Do đó, tiêu chí đánh giá về thái độ, hành vi, trách nhiệm của người lao động là tiêu chí không thể không nhắc đến khi đánh giá chất lượng NNL. Một người lao động dù có chuyên môn, kinh nghiệm cao đến
đâu nhưng hành vi không tốt, thái độ làm việc không tích cực, thiếu trách nhiệm thì lao động đó không thểđược đánh giá cao.
Tùy vào từng điều kiện cụ thể mà mỗi tổ chức, doanh nghiệp xây dựng cho mình hệ thống các tiêu chí đánh giá về thái độ, hành vi, trách nhiệm của người lao động. Các tiêu chí thường được sử dụng như:
- Tiêu chí đánh giá về phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp - Tiêu chí đánh giá về ý thức, thái độ nghề nghiệp - Tiêu chí đánh giá về tác phong lao động
- Tiêu chí đánh giá về tính chuyên nghiệp (thời gian, thâm niên công tác, trình độ, năng lực chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ).
Đối với mỗi tiêu chí trên, mỗi tổ chức, doanh nghiệp lại xây dựng các yêu cầu cụ thể, phù hợp với điều kiện đặc thù của tổ chức, doanh nghiệp mình từđó đưa ra những tiêu chuẩn xếp loại đểđánh giá người lao động.