3. Nội dung bài mớ
4.2.1.2. Kết quả nhận được qua phương pháp chuyên gia
a) Đánh giá định tính
Sau khi trao đổi trực tiếp và tổng hợp phiếu xin ý kiến chuyên gia tác giả nhận thấy:
- Các chuyên gia đều thống nhất với thực trạng dạy và học của các trường trung học phổ thông hiện nay, việc đưa ra các biện pháp dạy học nhằ đáp ứng các phong cách học tập, nhu cầu, sở thích khác nhau của người học là rất cần
thiết và khả thi. Cần được đẩy mạnh hơn nữa việc vận dụng dạy học theo góc trong dạy học Công nghệ
- Việc dạy và học theo góc các nội dung của môn công nghệ 11 sẽ tạo hứng thú học tập và phát huy tính độc lập, chủ động học tập của học sinh.
b) Đánh giá định lượng
Sauk hi thống kê 10 phiếu xin ý kiến chuyên gia, kết quả đánh giá được xác định như sau:
* Tính khả thi của đề tài
Câu hỏi 1 (phụ lục 3)sự cần thiết của việc vận dụng dạy học theo góc trong dạy học công nghệ 11
+ Rất cần thiết: 7 phiếu, chiếm 70% + Cần thiết: 3 phiếu, chiếm 30% + Không cần thiết: 0 phiếu
* Về không khí học tập, các mối quan hệ trong nhóm
Với 5 mức độ đánh giá quy ước thấp dần từ 1 đến 5
Bảng 4.1. Về không khí học tập và các mối quan hệ trong nhóm
Nội dung đánh giá Mức độ 1
% %2 %3 %4 %5 1. Không khí học tập, các mối quan hệ trong nhóm lớp
Học sinh được thoải mái về tinh thần trong
khi làm việc theo góc 60 30 10 Sự tương tác tích cực giữa giáo viên và học
sinh 60 40 0
Sự tương táctích cực giữa học sinh và học
sinh 70 30
Tạo ra những khoảng thời gian cho các hoạt động giải trí nhẹ nhàng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ
60 40
Kết quả cho thấy rằng 60% Giáo viên đánh giá khi dạy học theo góc học sinh hoàn toàn được thoải mái về tinh thần song có 10% trong số họ cho rằng vấn đề này ở mức bình thường. 60% giáo viên hoàn toàn đồng ý giáo viên và
học sinh có sự tương tác tích cực. 70% hoàn toàn đồng ý dạy học theo góc tạo ra môi trường tương tác tích cực giữa học sinh với học sinh. 60 % Giáo viên hoàn toàn đồng ý dạy học theo góc tạo ra những khoảng thời gian cho các hoạt động giải trí nhẹ nhàng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ
Sau khi khảo sát và thống kê số liệu, chúng tôi nhận thấy rằng đánh giá của các chuyên gia về không khí học tập và các mối quan hệ trong nhóm lớp khi sử dụng dạy học theo góc là rất tốt.
* Về sự phù hợp với mức độ phát triển của học sinh
Bảng 4.2. Về sự phù hợp với mức độ phát triển của học sinh
Nội dung quan sát Mức độ 1
% %2 %3 %4 %5 2. Sự phù hợp với mức độ phát triển của học sinh
Chú ý tới những điểm khác biệt về trình
độ học tập của học sinh 80 20 Chú ý tới những điểm khác biệt về phong
cách và sở thích học tập của học sinh 90 10 Dành thời gian đặt các câu hỏi yêu cầu
học sinh động não và hỗ trợ cá nhân 80 20 Tạo điều kiện cho học sinh trao đổi về
nhiệm vụ học tập và kết quả thực hiện nhiệm vụ
90 10
80% giáo viên cho rằng dạy học theo góc rất chú ý tới điểm khác biệt về trình độ học tập của học sinh. 90% giáo viên cho rằng dạy học theo góc hoàn toàn chú ý tới phong cách và sở thích học tập của học sinh. 80% giáo viên hoàn toàn đồng ý dạy học theo góc giúp học sinh động não và hỗ trợ cá nhân. 90% giáo viên cho rằng phương pháp này giúp tạo điều kiện cho các em trao đổi về
nhiệ vụ học tập và kết quả thực hiện nhiệm vụ.
* Về sự gần gũi với thực tế
Hai vấn đề được các chuyên gia đánh giá cao khi vận dụng dạy học theo góc vào bộ môn Công nghệ 11 là 100% giáo viên hòan toàn đồng phương pháp dạy học sử dụng các phương tiện dạy học hấp dẫn (trình chiếu, video, tranh ảnh…) để đưa học sinh lại gần với thực tế cuộc sống. Và 90% hoàn toàn đồng ý phương pháp đã tận dụng mọi cơ hội có thể để học sinh tiếp xúc với vật thực/tình huống thực
* Về mức độ và sự đa dạng của hoạt động
50% giáo viên hoàn toàn đồng ý rằng phương pháp hạn chế tối đa thời gian chết và thời gian chờ đợi. 70% giáo viên hoàn toàn đồng ý dạy học theo góc tạo ra các thời điểm hoạt động và trải nghiệm tích cực. 90% hoàn toàn đồng ý rằn các nhiệm vụ và hoạt động học tập được tổ chức đa dạng. 80% giáo viên hoàn toàn đồng ý dạy học theo góc đảm bảo sự hỗ trợ đúng mức (học sinh hỗ trợ lẫn nhau và hỗ trờ từ giáo viên). 70% hoàn toàn đồng ý dạy học theo góc đảm bảo đủ thời gian thực hành cho học sinh.
* Về phạm vi tự do sáng tạo
Bảng 4.3. Về phạm vi tự do sáng tạo
Nội dung quan sát Mức độ 1
% %2 %3 %4 %5 5. Phạm vi tự do sáng tạo
Học sinh được lựa chọn hoạt động theo sở
thích và năng lực 90 10 Học sinh được tham gia đánh giá (tự đánh
giá, đánh giá đồng đẳng) 70 30 Trong khuôn khổ một số nhiệm vụ nhất 70 30
định, học sinh được tự do xác định quá trình thực hiện và xác định sản phẩm Học sinh được động viên khuyến khích tự
giải quyết vấn đề, nhiệm vụ học tập 80 20 Đặt các câu hỏi/nhiệm vụ mở, thay vì các
câu hỏi/nhiệm vụ đóng mang tính nhắc lại 70 30
Qua bảng số liệu cho thấy 90% chuyên gia nhận định rằng dạy học theo góc dạy học theo góc hoàn toàn giúp học sinh lựa chọn hoạt động theo sở thích và năng lực. 70% hoàn toàn đồng ý học sinh được tham gia đánh giá.
* Về giáo án dạy học theo góc
Bảng 4.4. Đánh giá về giáo án dạy học theo góc
Nội dung khảo sát
Mức độ
1
% %2 %3 %4 %5
6. Đánh giá về giáo án dạy học theo góc Giáo án đầy đủ, chính xác, hệ thống, tập
trung vào trọng tâm của bài học 90 10 Đạt được yêu câu theo chuẩn kiến thức, kĩ
năng 90 10
Có tính cập nhật, liên hệ thực tiễn, thể hiện
tính giáo dục 70 30 Học sinh lĩnh hội được kiến thức , đảm bảo
tính thiết thực, hiệu quả và khả thi 80 20 Tổ chức các góc hợp lí, trong lớp có đầy
đủ đồ dùng phương tiện phù hợp 60 20 10 Phân bố thời gian cho các góc hợp lí, đảm
bảo thời gian theo quy định 80 20 Tổ chức các hoạt động đánh giá linh hoạt 80 20
phù hợp, kết hợp đánh giá của giáo viên và học sinh
Học sinh có cơ hội tự đánh giá và đánh giá
lẫn nhau 80 20
Đạt được mục tiêu bài học 90 10
Qua bảng số liệu cho thấy 90% chuyên gia hoàn toàn đồng ý rằng giáo án dạy học theo góc đầy đủ, chính xác, hệ thống, tập trung vào trọng tâm của bài học. 80% chuyên gia hoàn toàn cho rằng học sinh sẽ lĩnh hội được kiến thức , đảm bảo tính thiết thực, hiệu quả và khả thi. 90% chuyên gia hoàn toàn đồng ý giáo án đạt được mục tiêu bài dạy.
Nhận xét: Qua việc đánh giá định tính và định lượng của phương pháp chuyên gia, có thể nhận thấy việc vận dụng dạy học theo góc trong dạy học Công nghệ là cần thiết, phù hợp và khả thi. Do đặc thù môn học cũng như đặc điểm tâm lý học sinh, việc vận dụng dạy học theo góc giúp học sinh phát huy khả năng, cũng như thúc đẩy việc học tập của học sinh được chủ đông và độc lập hơn.