Đối với nội dung nguyên lí làm việc của động cơ diezen 2 kì

Một phần của tài liệu DẠY học THEO góc và vận DỤNG TRONG CÔNG NGHỆ 11 (Trang 63 - 69)

QUAN SÁTQUAN SÁT

3.2.1.2. Đối với nội dung nguyên lí làm việc của động cơ diezen 2 kì

khí, cuối kì nén bugi bật tia lửa điện châm cháy hòa khí trong xilanh

Bảng 3.3. So sánh thành phần khí trong mỗi hành trình của động cơ xăng 4 kì và diezen 4 kì

Hành trình pittong Động cơ xăng 4 kì Động cơ diezen 4 kì Kì nạp nén Đầu kì nén Cuối kì nén Kì cháy Kì xả

3.2.1.2. Đối với nội dung nguyên lí làm việc của động cơ diezen 2

Kiến thức cần hình thành: Nguyên lí làm việc của động cơ diezen 2 kì, xăng 2 kì

Học sinh tự do chọn góc học tập phù hợp với phong cách học tập của mình

1. Góc phân tích (25- 30 phút)

- Mục tiêu: Học sinh nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi, sau đó thảo luận và trình bày được nguyên lí làm việc của động cơ xăng 2 kì

- Học liệu: Sách giáo khoa và tài liệu tham khảo có liên quan khác - Nhiệm vụ và tiến trình hoạt động:

Bước 1: Chia nhóm hai học sinh ngồi cạnh nhau, mỗi nhóm sẽ nhận được một trong các kí tự a, b,c, hoặc d, e, g.

Bước 2: Yêu cầu quan sát hình 21.4 SGK và trả lời câu hỏi tương ứng với hình đã được phân công:

Cung cấp cho học sinh biết trước đó, trong xilanh động cơ đã xảy ra quá trình cháy giãn nở, lực đẩy của khí cháy làm pittong đang chuyển động xuống

+ Ở vị trí của pittong trạng thái của các khí như thế nào? + Áp suất trong cac-te tăng hay giảm

Bước 3: Chia lại thành các nhóm 4 học sinh sao cho trong mỗi nhóm đều có cả hình a, b, c và d, e, g các học sinh đã chuẩn bị trước đó.

Bước 4: Yêu cầu thảo luận và trình bày, sau khi học sinh đã hiểu được diễn biến của hoạt động trong tất cả các hình a, b, c, d, e, g. Trả lời câu hỏi: Trong 6 hình thể hiện nguyên lí làm ciệc của động cơ 2 kì, những hình nào thể hiện kì thứ nhất, hình nào thể hiện kì thứ 2. Các quá trình xảy ra trong kì 1 và kì 2 như thế nào

Một số nhóm phát biểu ý kiến, giáo viên nhận xét, gợi ý câu trả lời và tổng kết về nguyên lí làm việc của động cơ xăng 2 kì

Bước 5: Yêu cầu học sinh đọc nguyên lí làm việc của động cơ diezen 2 kì và so sánh với nguyên lí làm việc của động cơ xăng 2 kì

Tổng kết lại chu trình làm việc của động cơ 2 kì. Cần nhấn mạnh quá trình nạp nhiên liệu vào xilanh được thực hiện qua 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 nhiên liệu được nạp và nén trong cacte, giai đoạn 2 nhiên liệu có áp suất cao trong cacte sẽ tràn vào xilanh khi cửa quét 9 mở. Quá trình thải được diễn ra liên tục khi của thải 3 mở

Hình 3.3. Sơ đồ động cơ 2 kì 1. Bugi 2. Pittong 3. Cửa thải 4. Cửa nạp 5. Thanh truyền 6. Trục khuỷu 7. Cacte

8. Đường thông cacte với cửa quét

9. Cửa quét 10. Xi lanh 2. Góc quan sát(25- 30 phút)

- Mục tiêu: Học sinh được quan sát video mô phỏng nguyên lí làm việc của động cơ xăng 2 kì. Trình bày nguyên lí làm việc của động cơ xăng 2 kì

- Học liệu:Video mô phỏng nguyên lí làm việc động cơ xăng 2 kì, phiếu hỗ trợ học tập.

- Nhiệm vụ và tiến trình hoạt động:

Bước 1: Học sinh quát sát video mô phỏng rồi điền vào bảng sau

Giai đoạn Vị trí của pittong Kết quả

1 Giai đoạn cháy giãn nở

ở điểm chết trên – điểm bắt đầu mở

cửa thải 3

Làm quay trục khuỷu

2

Bước 2: Yêu cầu học sinh đọc nguyên lí làm việc của động cơ diezen 2 kì và so sánh với nguyên lí làm việc của động cơ xăng 2 kì

Tổng kết lại chu trình làm việc của động cơ 2 kì. Cần nhấn mạnh quá trình nạp nhiên liệu vào xilanh được thực hiện qua 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 nhiên liệu được nạp và nén trong cacte, giai đoạn 2 nhiên liệu có áp suất cao trong cacte sẽ tràn vào xilanh khi cửa quét 9 mở. Quá trình thải được diễn ra liên tục khi của thải 3 mở

Hình 4.4. Sơ đồ cấu tạo của động cơ hai kì 1. Bugi 2. Pittong 3. Cửa thải 4. Cửa nạp 5. Thanh truyền 6. Trục khuỷu 7. Cacte

8. Đường thông cacte với cửa quét

9. Cửa quét 10. Xi lanh 3. Góc hoạt động(25- 30 phút)

- Mục tiêu: Học sinh thao tác trên mô hình động cơ 2 kì, từ đó tìm ra được nguyên lí làm việc của động cơ hai kì

- Học liệu: Mô hình động cơ 2 kì - Nhiệm vụ và tiến trình hoạt động:

Bước 1: Học sinh làm việc theo nhóm 2 – 3 người Bước 2: Thao tác trên mô hình

1. Bugi 2. Pittong 3. Cửa thải 4. Cửa nạp 5. Thanh truyền 6. Trục khuỷu 7. Cacte

8. Đường thông cacte với cửa quét

9. Cửa quét 10. Xi lanh

Cung cấp cho học sinh biết trước đó, trong xilanh động cơ đã xảy ra quá trình cháy giãn nở, lực đẩy của khí cháy làm pittong đang chuyển động xuống

Bước 3: Trả lời câu hỏi trên khổ A4 - Lúc này trong xilanh đang chứa khí gì?

...- Hiện tượng gì xảy ra khi pittong đi xuống điểm mở cửa thải số 3

- Hiện tượng gì diễn ra khi pittong đi xuống điểm mở cửa quét số 9? (biết rằng tại thời điểm này không khí đang được nén dưới cacte)

... ...

(hỗ trợ học sinh: khi pittong dần đi xuống như vậy, nhận xét thể tích và áp xuất trong cacte, từ đó nêu hiện tượng)

- Khi pittong tiếp tục đi xuống ĐCT, hiện tượng gì diễn ra

... ...

(hỗ trợ học sinh: Nhận xét cửa 9 còn được mở không? Vậy hiện tượng gì diễn ra?)

- Pittong đi tiếp từ ĐCD đi lên. Khi nào hiện tượng trên kết thúc?

... ...

- Từ vị trí này pittong tiếp tục đi lên đến vị trí đóng cửa số 3. Nhận xét thể tích, áp xuất của xilanh, khí trong xilanh là gì? Hiện tượng gì diễn ra?

... ...

- Từ vị trí pittong đóng cửa số 3 lên vị trí ĐCT. Diễn ra quá trình gì?

... ...

- Khi nào thì hòa khí được nạp vào cacte qua cửa số 4?

... ...

Một phần của tài liệu DẠY học THEO góc và vận DỤNG TRONG CÔNG NGHỆ 11 (Trang 63 - 69)