Bài 26: Hệ thống làm mát

Một phần của tài liệu DẠY học THEO góc và vận DỤNG TRONG CÔNG NGHỆ 11 (Trang 89 - 93)

B. T C Y D

3.2.5. Bài 26: Hệ thống làm mát

Kiến thức cần hình thành:

- Biết được nhiệm vụ, cấu tạo, nguyên lý làm việc của hệ thống làm mát bằng nước

-Đọc được sơ đồ hệ thống làm mát bằng nước loại tuần hoàn cưỡng bức

Phương pháp dạy học: dạy học theo góc, học sinh luân chuyển các góc tự do.

1. Góc quan sát (tối đa 5 phút)

-Mục tiêu: quan sát video mô phỏng khi động cơ làm việc khi nhiệt độ của động cơ quá cao, khi nhiệt độ động cơ quá thấp chỉ ra vai trò của hệ

thống làm mát, nêu một số giải pháp làm mát động cơ

-Học liệu: Video mô phỏng nguyên lí làm việc của hệ thống làm mát

-Nhiệm vụ và tiến trình hoạt động:

Bước 1: Quan sát video mô phỏng động cơ làm việc khi nhiệt độ của động cơ quá cao, khi nhiệt động động cơ quá thấp, cho biết hiện tượng xảy ra

Bước 2: Chỉ ra nhiệm vụ của hệ thống làm mát. Trình bày giải pháp làm mát động cơ

2. Góc tư duy – logic (tối đa 15 phút)

Mục tiêu: Trả lời câu hỏi theo thứ tự để nêu các bộ phận của hệ thống làm mát bằng nước, thiết kế được sơ đồ cấu tạo của hệ thống làm mát bằng nước. Sau đó, chỉ ra nguyên lý làm việc của hệ thống làm mát bằng nước

-Học liệu: Đọc phiếu học tập và trả lời câu hỏi

-Nhiệm vụ và tiến trình hoạt động:

Trả lời câu hỏi theo thứ tự, sau mỗi câu trả lời hoàn thành bộ phận đó vào sơ đồ cấu tạo của hệ thống làm mát bằng nước vào bảng dưới đây

Phiếu học tập

Bảng 3.12. Hoàn thành sơ đồ cấu tạo của hệ thống làm mát

Bước Câu hỏi Trả lời

1

GV gợi ý bộ phận đầu tiên: trong động cơ, các chi tiết bao quanh khu vực buồng cháy chịu nhiệt độ cao nhất nên chủ yếu chỉ làm mát ở khu vực này. Để nước trực tiếp thu nhiệt từ các chi tiết cần làm mát của động cơ, cần phải cấu tạo các khoang chứa nước sát với các chi tiế đó và khoang này được gọi là áo nước

2 Nước trong áo nước sau khi thu nhiệt từ các chi tiết sẽ bị nóng lên nên bản thân nước lại cần được làm mát. Vậy, trong hệ thống cần có bộ

phận nào?

3

Để nước tuần hoàn từ áo nước đến két làm mát rồi lại trở về áo nước, có thể sử dụng kiểu đối lưu tự nhiên, nhưng để hiệu quả thì nên bố trí bộ phận nào trong hệ thống?

4

Động cơ chỉ làm việc tốt nhất khi nhiệt độ các chi tiết ở trong một khoảng giá trị nhất định. Vì vậy nhiệt độ của nước làm mát ở áo nước cũng cần ở trong một khoảng giá trị nào đó. Để giữ nhiệt độ của nước trong áo nước ở trong khoảng đó, trong hệ thống bố trí một van phân phối nước từ áo nước về két làm mát hoặc về trước bơm hoặc cả hai tùy theo nhiệt độ của nước. Van này được gọi là van hằng nhiệt. Vị trí của van hằng nhiệt trên sơ đồ?

5

Để quá trình làm mát nước ở giàn ống diễn ra nhanh hơn. Làm thế nào để tăng lượng không khí đi qua giàn ống của két?

6

7 So sánh với sơ đồ đúng của giáo viên

8

Hoàn thành sơ đồ cấu tạo của hệ thống làm mát

3. Góc phân tích (thời gian 10 phút)

- Mục tiêu: Kết hợp sơ đồ có được ở góc tư duy logic kết hợp với phân tích tài liệu, phân tích mô phỏng nguyên lí làm việc của hệ thống làm mát học sinh chỉ ra được các trường hợp làm việc của hệ thống làm mát

- Học liệu: Sơ đồ cấu tạo ở góc tư duy logic, tài liệu sách giáo khoa, mô phỏng nguyên lí làm việc của hệ thống làm mát

- Nhiệm vụ và tiến trình hoạt động: Bước 1: Nghiên cứu học liệu

Bước 2: Hoàn thành phiếu học tập Phiếu học tập

Nguyên lý làm việc của hệ thống làm mát bằng nước: khi động cơ làm việc, nước trong áo nước nóng dần.

- Trường hợp 1: Khi nhiệt độ nước trong áo nước còn thấp hơn giới hạn định trước:...

... ...

- Trường hợp 2: Khi nhiệt độ nước trong áo nước xấp xỉ giới hạn đã định: ...

...

- Trường hợp 3: Khi nhiệt độ nước trong áo nước vượt quá giới hạn định trước:... ...

Một phần của tài liệu DẠY học THEO góc và vận DỤNG TRONG CÔNG NGHỆ 11 (Trang 89 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(137 trang)
w