THỰC TRẠNG VỀ HỨNG THÚ, TÍNH TÍCH CỰC NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH KHI GIÁO VIÊN SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRUYỀN THỐNG

Một phần của tài liệu DẠY học THEO góc và vận DỤNG TRONG CÔNG NGHỆ 11 (Trang 47 - 51)

QUAN SÁTQUAN SÁT

2.4. THỰC TRẠNG VỀ HỨNG THÚ, TÍNH TÍCH CỰC NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH KHI GIÁO VIÊN SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRUYỀN THỐNG

VÀ KHI SỬ DỤNG DẠY HỌC THEO GÓC TRONG MÔN CÔNG NGHỆ 11.

Để nắm được học sinh có tích cực trong học tập môn Công nghệ không? Khi nào thì học sinh thấy hứng thú với môn Công nghệ? Chúng tôi đã sử dụng phiếu hỏi gần 200 học sinh tại trường THPT Lương Tài 1.

Với câu hỏi: Mức độ hứng thú của học sinh đối với môn Công nghệ? Và thu được kết quả như sau:

Bảng 2.3. Mức độ hứng thú khi học sinh học môn Công Nghệ

Mức độ Rất hứng

thú Hứng thú Bình thường

Không hứng thú Giá trị % 5 18 30 37

5% học sinh cảm thấy rất hứng thú với môn học và cũng chỉ có 18% học sinh cảm thấy hứng thú với môn học. Còn một số lượng học sinh khá lớn 37% là không hứng thú với môn học. Cho thấy phương pháp dạy học môn Công nghệ hiện tại ở các trường phổ thông còn chưa thực sự chú trọng vào phong cách, nhu cầu, sở thích của các em học sinh, không gây được hứng thú học tập cho học sinh. Khi được hỏi về tính tích cực học tập của học sinh về môn Công nghệ, chúng tôi có thu được kết quả

Bảng 2.4. Mức độ tích cực học tập môn Công nghệ

Mức độ Rất tích cực Tích cực Bình thường Không tích cực Giá trị % 0 21% 47% 32%

Có tới 47% học sinh cảm thấy bình thường và 32% cảm thấy không tích cực trong quá trình học. Có tới 32% học sinh buông lòng với môn Công

nghệ. Điều này xuất phát từ đâu? Và làm thế nào để phát huy được tính tích cực học tập của học sinh trong môn Công nghệ. Chúng tôi có hỏi học sinh là tính tích cực được thể hiện như nào? và thu được kết quả như sau:

Bảng 2.5. Biểu hiện của tính tích cực học tập trong môn Công nghệ

STT Biểu hiện tính tích cực Tỉ lệ % Thứ hạng 1 Giơ tay phát biểu mỗi khi giáo viên đặt câu hỏi 59,5 1 2 Thảo luận sôi nổi với bạn mỗi khi giáo viên đặt

câu hỏi 54,8 2

3 Nhận xét bổ sung ý kiến cho bạn 54,8 2 4 Trao đổi với thầy cô về những vấn đề chưa

hiểu 48,8 4

5 Hăng hái phát biểu ý kiến 39,3 5 6 Đặt câu hỏi trước lớp về vấn đề có liên quan

của bài học 28,6 6

Số liệu trong bảng cho thấy, tính tích cực của học sinh được biểu hiện rất rõ trong quá trình học tập môn học, sinh viên giơ tay phát biểu trong học tập, hăng hái trao đổi ý kiến, chủ động, sáng tạo trong học tập. Sôi nổi trong thảo luận, điều này phù hợp với dạy học theo góc, có nhận xét bổ sung ý kiến, trao đổi những vấn đề còn thiếu. Tuy nhiên, việc mà học sinh đặt ra các câu hỏi liên quan đến vấn đề mở rộng bài, vấn đề liên quan còn ít, điều này cho thấy, trong học tập sinh viên chưa thực sự liên hệ với thực tiễn hoạt động để nhằm nâng cao hơn nữa tính chủ động tích cực học tập của mình. Theo các em bằng cách nào để môn công nghệ thu hút và hấp dẫn, để học sinh hứng thú hơn nữa trong học tập môn này? chúng tôi thu

được kết quả như sau:

Bảng 2.6. Khi nào học sinh hứng thú học tập

Học sinh hứng thú học tập khi? Tỉ lệ (%) Khi cách dạy của giáo viên phù hợp với năng lực và trình độ

nhận thức của học sinh

85,7%

Khi cách dạy của giáo viên phù hợp với phong cách học của học sinh 72% Khi cách dạy của giáo viên phù hợp với nhu cầu sở thích của học

sinh

89%

Khi giáo viên sử dụng các phương pháp dạy học mới, lạ 50% Khi kiến thức của bài học nhẹ nhàng 67% Học sinh được tham gia đánh giá (tự đánh giá, đánh giá đồng

đẳng)

65,6%

Khi giáo viên sử dụng những phương pháp mà học sinh không cần động não nhiều

74,7%

Qua bảng số liệu cho thấy có rất nhiều yếu tố để tạo hứng thú cho học sinh, song bên cạnh những hứng thú tích cực thì tỉ lệ học sinh cảm thấy hứng thú tiêu cực trong môn học cũng khá cao như: Học sinh cảm thấy hứng thú khi giáo viên sử dụng phương pháp dạy học mà học sinh không cần động não nhiều, hay khi kiến thức của bài học hôm đó nhẹ nhàng. 85,7% học sinh cảm thấy hứng thú học tập khi cách dạy của giáo viên phù hợp với năng lực và trình độ nhận thức của mình. 72%, 89% học sinh cảm thấy hứng thú khi giáo viên dạy học phù hợp với phong cách và sở thích của học sinh. Do vậy, giáo viên cần tìm hiểu phong cách của người học, hiểu được mặt mạnh, mặt yếu của người học, chọn lựa phương pháp dạy học phù hợp để giúp học sinh phát huy những mặt mạnh và cải thiện những mặt yếu kém

Tiểu kết chương 2

Tác giả cũng đã khảo sát một số thực trạng tình hình dạy học môn Công nghệ ở phổ thông và tình hình đổi mới phương pháp dạy học bộ môn Công nghệ ở trường trung học phổ thông cũng như nhận thức của giáo viên về dạy học theo góc. Mặc dù GV một phần nào đó đã phát huy được tính tích cực học tập của HS nhưng số lượng HS thụ động, phớt lờ, không quan tâm đến giải quyết nhiệm vụ học tập và tìm mọi cách để đối phó với GV vẫn còn tồn tại. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này như đã phân tích ở trên và để giải quyết vấn đề này đòi hỏi trong quá trình giảng dạy GV phải xây dựng và sử dụng các phương pháp dạy học phong phú, đa dạng mang tính hấp dẫn để lôi cuốn các em học tập một cách tự nhiên, thoải mái khi phải thực hiện các nhiệm vụ học tập.

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng dạy học theo góc trong Công nghệ 11 như: Không gian lớp học, đòi hỏi một không gian lớn, số lượng học sinh vừa phải; cần nhiều thời gian cho hoạt động học tập do có cùng một nội dung học tập nhưng học sinh tiếp cận theo các cách khác nhau nên cần thời gian nhiều hơn; giáo viên cần nhiều thời gian và trí tuệ/năng lực cho việc chuẩn bị và sắp xếp; về khả năng áp dụng: không phải bài học hay nội dung nào cũng áp dụng được dạy học theo góc

Do vậy, phương pháp này không thể thực hiện thường xuyên mà cần thực hiện ở những thời điểm nhất định và trong những điều kiện nhất định

Chương 3: VẬN DỤNG DẠY HỌC THEO GÓC TRONG DẠY HỌC PHẦN ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG - CÔNG NGHỆ 11

Một phần của tài liệu DẠY học THEO góc và vận DỤNG TRONG CÔNG NGHỆ 11 (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(137 trang)
w